Hôm nay,  

Nét Chim Thần Trong Chất Máu Việt

1/14/200800:00:00(View: 9397)

Chim trời. (Ảnh: Nguyễn Đức Cung)

Những dịp chuyển sang một năm mới, một thế kỷ mới, một ngàn năm mới, con mắt mỗi người tự nhiên mở rộng tầm nhìn, xa hơn và rộng hơn, chứ không chỉ luẩn quẩn ba cái chuyện lẩm cẩm thường ngày. Nhiều điềm cho thấy những thay đổi sâu xa trong tâm khảm con người sau những tiến bộ vượt bậc về khoa học kỹ thuật nhưng cũng thật quằn quại sầu thảm với những cuộc cắn xé nhau vì miếng ăn, vì quyền lợi hơn kém, và thấm mệt vì những hồ hởi thấy vậy mà chẳng phải vậy...

NHỮNG DẤU CHỈ LẠ

Tờ The Times-Picayune ở New Orleans dịp đầu năm mới cho biết những chiều hướng của người Mỹ vào những ngày cuối cùng cựa mình bước sang vòng quay mới: những gì sẽ lui đi và những gì sẽ bước tới. Nhiều sở thích mới đang diễn tiến cho thấy những dấu chỉ khá lạ.

Người ta thích hào hứng bàn chuyện điềm thời đại chứ không dửng dưng sống qua ngày.

Thích màu quần áo tươi mát nhiều hơn màu trầm đậm.

Thích ngọc trai hơn là cơn thôi miên ám ảnh kim cương.

Thích làm việc chân tay vận động cơ thể thay vì phải để giờ chạy bộ cho bớt ứ mỡ.

Thích đi dự những buổi hòa nhạc sống động thay vì chỉ nghe đĩa.

Thích đi xem phim ở rạp lý thú hơn thuê băng hình về nhà.

Tin vào máy đo độ nói dối hơn là lời thề suông.

Thích ứng cử viên độc lập hơn người thuộc đảng phái với quyền lợi phe nhóm.

Thích làm vườn hơn là lo nuôi chó nuôi mèo.

Thích để đất trong vườn trồng cây hơn là trồng thảm cỏ.

Thích đọc báo và xem chương trình về nhà cửa và làm vườn hơn là nhạc khích động MTV.

Thích tiến tới tích cực giải quyết hơn là dậm chân tiêu cực than trách.

Thích những gì thực tế hơn là những bài học cũ rích.

Thích đề cao tuổi trưởng thành hơn là chỉ tô điểm và ham hố tuổi trẻ.

Thích tìm sách dạy nấu ăn hơn là học chơi quần vợt.

Thích chụp hình người hơn là cảnh thiên nhiên tổng quát.

Thích tìm đến những tiệm sách đạo thay vì những sách báo dâm ô đã truyền độc làm ung thối.

Thích những nhà khảo cứu Thánh Kinh hơn những tay hùng biện trên màn ảnh Tivi.

Thích đề cao những giá trị tinh thần hơn là những khoe mẽ bề ngoài.

THỜI ĐIỂM ĐI TÌM GIÁ TRỊ MỚI

Cứ nhìn qua những dấu chỉ thời đại thì cũng đủ thấy con người đã nếm đủ trái đắng, đã thấy những hồ hởi kiếm tìm ở ngoài để đo giá trị đời sống là trật đường rầy. Đời nào mà lại đi tin cái bảng quảng cáo bên đường về một tiệm bán quần áo mắc tiền: "Bạn là chính quần áo bạn mặc" (you are what you wear). Nghĩa là từ thâm thâm, không ít người thấy mình rẻ rúng chẳng có giá trị gì, nên phải lo tô điểm bằng quần áo loại sang, xe láng, nhà to, chưa kể cái mặc cảm phải bon chen chôm chỉa chút hư danh cho bớt tủi. Từ văn vẻ thì gọi là vong thân: tôi đánh mất tôi. Từ tâm lý bây giờ gọi là mất tự tin, không cảm thấy có bản lãnh và an toàn bên trong (secure), nên phải lo phóng rọi kiếm chác từ phía ngoài một cách tội nghiệp. Nhưng tâm lý cũng chứng minh một điều: càng phóng tìm càng sa lầy chán chường với kết quả là bị ê càng, giống kiểu cắn phải cục sỏi vậy.

 Niềm tin của người Việt là mỗi người đã có sẵn kho tàng giầu có trong tâm. Quí là quí ở tấm lòng. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Nên đến với nhau phải cần xả bỏ những cái mặt nạ che phủ con người thật của mình thì dòng lực tình mới phát khởi được. Người Do Thái có nghi thức rửa tay trước khi vào dự tiệc với nhau, có ý để cho lòng trở nên thanh sạch thì mới đến với nhau thật tình được. Người Việt mình trước đây cũng có nghi thức tương tự: Miếng trầu làm đầu câu chuyện. Mỗi người tự nghiền nát cái ích kỷ của mình ra thì mới phát sinh màu đỏ là màu tình son sắt, và mới gặp gỡ được con người thật của nhau.

Vì không tự tin, không thấy mình là ai, nên con người mới phải lo bon chen chộp giật để che phủ cái bất ổn bên trong. Đó là câu truyện chim phượng hoàng trong đàn gà con.

Truyện kể ngày xưa có một người đi săn nhặt được một cái trứng phượng hoàng trên núi liền đưa về ấp chung với ổ trứng gà ở vườn sau nhà. Được một thời gian thì các trứng đều nở thành một đàn gà con và một chú phượng hoàng bé xíu.

Chú phượng hoàng cứ thế lớn lên trong đám gà, và làm mọi sự như những con gà khác, vì nghĩ mình là gà. Chú ta cũng bới đất tìm sâu mà ăn. Lâu lâu cũng tranh lộn với nhau về những đống rác có nhiều đồ ăn. Chú ta cũng tập kêu "cục tác, cục tác". Thỉnh thoảng chú cũng thử vỗ cánh bay lên sà sà được một chút như những con gà khác. Rồi chú tự nghĩ: "Gà mà! Bay thế nào được."

Thời gian cứ thế trôi qua, phượng hoàng đã lớn và đã già. Một ngày kia nó nhìn lên bầu trời trong xanh thấy một con chim vĩ đại đang bay lượn trong gió lộng, xoè cánh rợp trời, thật oai hùng. Nó đầy vẻ thán phục liền hỏi các con gà khác: "Con gì vậy"" Thì được trả lời: "Đó là chim phượng hoàng, là vua các loài chim... Mà thôi, đừng có ham. Mày và chúng tao đều là gà mà."

Và rồi nó không nghĩ gì thêm nữa, tiếp tục sống như gà. Nó đã chết mà vẫn nghĩ mình là gà ở vườn sau nhà, không bao giờ biết bay lên.

TIN VUI TÔI TÌM THẤY TÔI

TRONG CHẤT MÁU VIỆT

Hình ảnh chim phượng vốn nằm sâu trong máu người Việt và trở thành nét văn hóa căn bản: mình là con của chim Tiên. Trứng rồng lại nở ra rồng, chim Tiên lại đẻ ra dòng chim Tiên. Qua các văn hóa khác nhau trên thế giới, chim bay là biểu tượng của tinh thần vươn cao, của hồn thiêng bất tử.

Nhưng chim có bay lên được hay không là do ở con mắt niềm tin được như thế. Đánh mất lòng tự tin về chính mình là căn nguyên của mọi sa đọa đổ vỡ. Chim mà lại không biết bay thì quả là một điều mâu thuẫn và phi lý tự thân. Từ thời mới gọi là vong thân, bật gốc, đánh mất căn tính. Chính vì thế mà tôi cần phải đi tìm tôi.

Truyện Gốc Rễ (Roots) của Alex Haley có đoạn nói về phong tục đặt tên cho con rất cảm động và ý nghĩa thời tổ tiên người Mỹ Đen còn ở Phi Châu. Tối hôm đó, chính người bố bế con ra ngoài trời chỉ cho con nhìn lên cao nơi muôn vàn tinh tú đang lấp lánh, rồi thì thầm nói vào tai con một tên mới: con sẽ vươn lên như vậy con nhá; đời con không chỉ lệt bệt ở mặt đất này.

Đặt tên đúng là nghi thức xác quyết hướng đi của một người. Cũng là lễ điểm đạo của nhiều tôn giáo. Vì thế mà người mình có thói quen chọn tên hiệu trong dịp lễ Quan hay lễ Đinh khi bước chân vào tuổi trưởng thành khai mào cuộc đời hoạt động; trong truyền thống đạo Chúa thì chọn thêm tên trong ngày lễ Thêm Sức ghi mốc tuổi lớn. Tất cả đều nói lên lòng xác quyết tự tin và ý hướng đời mình. Đây cũng là điều quan trọng cho việc tìm đặt tên cho con thời nay. Vì nhiều cái tên chỉ cốt cho kêu, chứ chẳng có nghĩa gì cả, nhất là đặt những cái tên Âu Mỹ cho tiện đi học hay đi làm!

Để khai mào cho giai đoạn hoạt động, Đức Giêsu đã nhận nghi thức Phép Rửa tại sông Gio-Đan.

"Chịu phép rửa xong, Đức Giêsu vừa từ dưới nước đi lên, bỗng trời mở ra, và Người thấy Thần Linh Thiên Chúa tựa như con chim bồ câu đậu xuống trên Người. Và kìa có tiếng từ trời phán rằng: "Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người." (Mt 3:16-17).

Ngài đã lên đường với cái nhìn chính xác về giá trị đời mình là Con yêu dấu của Thiên Chúa, hòa nhập với hình ảnh chim thần đầy lực tỏa sáng, chim bồ câu thanh thoát, chứ không phải những giá trị giả tạo vốn trói buộc và làm nhiều người vong thân. Đây đúng là lễ nghi tấn phong tước vị đích thực của Đức Giêsu khi làm người và của mỗi người sinh ra trên mặt đất này, là những hòang tử hay công chúa của Chúa trời đất.

Lễ Quan hay lễ Đinh của người Việt là thời điểm xác quyết niềm tin về hình ảnh chính mình, hướng đi đời mình: nhận ra mình là dòng chim tiên, chim thần, mang sẵn tiềm lực bay lên được và hồn thiêng bất tử

PHÚT TÌM LẠI ĐƯỢC MÌNH

Hình ảnh chim tiên hay chim thần là con người thật trong mỗi người đây rồi. Cái tôi giả vốn bị che phủ kéo ghì xuống cần phải được tẩy rửa để con người thật hiện hình bay lên được như chim bồ câu. Đây cũng là lúc tôi đi tìm tôi và tìm thấy tôi. Một người hay một dân tộc chỉ có thể vươn lên với con mắt nhìn thấy như vậy về chính mình. Giá trị đã có sẵn bên trong. Con mắt niềm tin này mới tạo được sức mạnh, khơi được thần hứng, phát khởi nguồn phú túc.

Xin được phút giây xả buông mọi bụi bặm phù du ràng buộc để nhận lãnh thần hứng với niềm tự tin Thánh Thần Chúa như chim bồ câu hiện hình qua mình, qua lời Thánh Kinh.

Lòng xác quyết quí hơn vàng bạc

Chọn đúng tên vượt mặt sang giầu.

(Cách Ngôn 22:1)

Lm. Trần Cao Tường

(từ tác phẩm Khúc Sáo Ân Tình, Thời Điểm xuất bản - Mời thăm Mạng Lưới Dũng Lạc http://www.dunglac.org  và www.dunglac.net, góp tư liệu xây nhà Văn Hóa & Niềm Tin.)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tưởng tượng một khu vườn xinh đẹp như vườn thượng uyển của vua chúa ngày trước với hoa lá muôn màu lung linh trong gió hiền và nắng ấm. Rồi bỗng dưng một cơn mưa đá đổ xuống. Cây, lá, cành, nụ… đủ sắc màu quằn quại dưới những cục đá thả xuống từ không gian. Tàn cơn mưa, những nụ, những hoa, những cánh lá xanh non tan nát. Những cục nước đá tan đi. Bạn không còn tìm ra dấu vết thủ phạm, bạn chỉ thấy những thứ bạn phải gánh chịu: ấy là những tổn thất bất ngờ. Ở một nơi mà vô số các sắc tộc sống chung với nhau như Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, mỗi ngôn ngữ là một loài hoa đầy hương sắc trong khu vườn muôn sắc màu ấy. Nhưng rồi trong trận thiên tai, mỗi sắc lệnh của chính phủ là một hòn đá ném xuống, hoa lá cành tan nát theo nhau. Bạn không biết những cơn mưa đá còn bao lâu. Bạn cũng không thể nào đoán trước được những tổn thất chúng đổ xuống cho khu vườn yêu quý mà bạn dày công gầy dựng.
Elon Musk đang có một vị trí vô cùng quan trọng trong chính quyền mới của Trump. Là người đứng đầu Bộ Cải Tổ Chính phủ (Department of Government Efficiency – DOGE), Musk có quyền lực gần như vô hạn trong việc cắt giảm hoặc tái cơ cấu lại chính phủ liên bang theo ý mình. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, Musk còn có ảnh hưởng đến tổng thống trong nhiều vấn đề chiến lược quan trọng. Một trong những vấn đề nổi bật chính là TQ. Trong khi phần lớn nội các của Trump đang theo đuổi chính sách cứng rắn đối đầu với Bắc Kinh, Musk lại là một ngoại lệ rõ rệt. Là một chuyên gia về quan hệ Mỹ - Trung, Linggong Kong (nghiên cứu sinh của trường Auburn University) không hề ngạc nhiên trước những phát biểu ủng hộ Bắc Kinh của Musk trong suốt nhiều năm qua. Bởi lẽ, từ trước đến nay, ông luôn tìm cách mở rộng hoạt động kinh doanh tại TQ.
Một nữ nhà văn sống ở Pháp, bày tỏ trên Facebook của bà rằng: “Xin tiền, rất khổ! Zelenski không chỉ khẩu chiến với Trump mà cả... Biden. Hai tổng thống đã cãi nhau trong một cuộc điện đàm tháng 6/2022, khi Biden nói với Zelensky rằng ông vừa phê duyệt thêm $1 tỷ viện trợ quân sự cho Ukraine, Zelenski lập tức liệt kê tất cả các khoản viện trợ bổ sung mà ông ấy cần. Sự không biết điều này đã khiến Biden mất bình tĩnh, ông liền nhắc nhở Zelenski rằng người Mỹ đã rất hào phóng với ông ấy và đất nước Ukraine, rằng ông ấy nên thể hiện lòng biết ơn nhiều hơn.”
“Nếu tôi muốn nói chuyện với Âu Châu, tôi phải gọi cho ai?” Câu hỏi nổi tiếng này, được cho là của cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger, ám chỉ sự thiếu thống nhất của Âu Châu trong việc thể hiện một lập trường chung trên trường quốc tế. Dù đã trải qua nhiều thập niên hội nhập dưới mái nhà Liên Âu (EU), câu hỏi ai là đại diện cho Âu Châu – hoặc Âu Châu muốn trở thành gì trong tương lai – hiện nay có lẽ còn khó trả lời hơn bao giờ hết.
Bài phát biểu dài 1giờ 40 phút của Tổng thống Donald Trump trước Quốc hội đã nêu cao nhiều sáng kiến ​​của ông, từ việc trấn áp nhập cư đến thuế quan và chính sách năng lượng trong sáu tuần bắt đầu nhiệm kỳ của mình, nhưng nhiều bình luận của ông bao gồm thông tin sai lệch và gây hiểu lầm.
Khoa học gia người Mỹ da đen nổi tiếng vào đầu thế kỷ 20 George Washington Carver (1864-1943) đã từng nói rằng, “Giáo dục là chìa khóa mở cánh cửa vàng của tự do.” Đúng vậy! Chính vì vai trò quan trọng của giáo dục đối với tự do mà các nhà cách mạng Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 như Phan Chu Trinh (1872-1926), Phan Bội Châu (1867-1940) đã tận lực vận động cho việc nâng cao dân trí để canh tân đất nước hầu có thể giải phóng dân tộc thoát khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp. Đất nước Hoa Kỳ nhờ có tự do, dân chủ và dân trí cao mà trở thành đại cường quốc trên thế giới. Nền giáo dục của Mỹ đã trở thành kiểu mẫu được nhiều nước ngưỡng mộ, cho nên số lượng sinh viên ngoại quốc du học tại Mỹ là cao nhất trên toàn cầu, với 1,126,690 người vào năm 2024, theo https://opendoorsdata.org.
Tổng thống Donald Trump vẫn luôn có sở thích tự đặt biệt danh cho chính mình: từ “thiên tài vững chãi,” “Don Trung Thực,” và giờ thì lên hẳn ngôi “vua.” Nhưng lần này, danh xưng vua chúa mà ông tự phong đã khiến nhiều người phải giật mình suy nghĩ. Hôm thứ Tư tuần qua, Trump tuyên bố “đánh bại” kế hoạch thu phí giao thông của New York dành cho Manhattan để giảm kẹt xe. Ông hớn hở đăng trên Truth Social: “KẾ HOẠCH THU PHÍ GIAO THÔNG ĐI TOONG RỒI. Manhattan và toàn bộ New York đã ĐƯỢC CỨU. HOÀNG ĐẾ VẠN TUẾ!”
Chúng ta thử nhắm mắt hình dung một ngày nọ, tất cả những cơ quan đầu não chiếm vị trí hàng đầu trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia nằm dưới sự lãnh đạo của các nhân vật có số năm kinh nghiệm là số 0. Chưa hết, Hoa Kỳ nay đứng về phía Nga và các quốc gia phi dân chủ, bỏ phiếu chống nghị quyết của Liên Hiệp Quốc lên án cuộc xâm lược Ukraine.
Nhà văn Võ Hồng ví von: “Bụng to như bụng xe đò.” Nhận xét của ông, rõ ràng (và hoàn toàn) không… trật! Xe đò thường đầy khách mới chịu rời bến nhưng trên đường đi tài xế vẫn luôn dừng bánh “hốt” thêm mấy con nhạn là đà để kiếm thêm chút đỉnh. Khách lên sau thì ngồi ghế súp.
Gần ba năm sau khi Nga tấn công xâm lược Ukraine, Mỹ và Nga đang bắt đầu xúc tiến công cuộc đàm phán, nhưng Mỹ tuyên bố là châu Âu không được tham gia diễn biến này. Do đó, nhiều tranh chấp cố hữu giữa châu Âu và Mỹ về Ukraine mang lại một sắc thái nghiêm trọng hơn, trong khi chiến tranh vẫn còn tiếp diễn. Hiện nay, châu Âu có những phản ứng quyết liệt vì muốn trực tiếp tham gia vào tiến trình đàm phán.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.