Hôm nay,  

Làm Men Trong Bột

8/18/201000:00:00(View: 6024)

Làm Men Trong Bột

Đòan Thanh Liêm
(Bài viết nhân kỷ niệm năm thứ 45 Ngày Thành Lập Chương Trình Phát Triển Quận 8 Saigon 1965-2020)
Tháng 8 năm 1965, giữa lúc chiến tranh bắt đầu leo thang dữ dội tại nhiều nơi trên khắp lãnh thổ miền Nam Việt nam, thì một nhóm anh chị em trẻ cỡ tuổi 18 đến 30 chúng tôi hợp chung lại với nhau, để khởi xướng một chương trình xây dựng cụ thể tại một địa phương còn kém phát triển ở Saigon. Đó là một chuơng trình phát triển cộng đồng có danh hiệu là: “Chương Trình Phát Triển Quận 8 Saigon”.
Đây là một chương trình họat động có tính cách tự nguyện của giới thanh niên, sinh viên và học sinh, mà được sự chấp thuận và yểm trợ của cơ quan nhà nuớc, cụ thể là Tòa Đô chánh Saigon và Bộ Thanh niên. Có thể nói theo ngôn ngữ ngày nay, thì đó là sự hợp tác của một thành phần thuộc lãnh vực Xã hội Dân sự với cơ quan Nhà nước, để cùng theo đuổi việc cải tiến dân sinh tại một khu vực ven biên thành phố thủ đô, nơi có nhiều đồng bào phải rời bỏ miền quê mất an ninh , để về tá túc tại những khu nhà ổ chuột, thiếu thốn mọi tiện nghi vật chất như đường xá, điện, nước và mọi dịch vụ công cộng thông dụng nhất của một đô thị bình thường.
Vì là một chương trình thí điểm của giới trẻ, vốn chỉ có lòng hăng say nhiệt thành muốn đóng góp công sức vào việc cải tiến xã hội một cách thiết thực cụ thể, nhưng tất cả lại chưa hề có kinh nghiệm họat động trong một môi trường với đông đảo quần chúng xa lạ như ở địa phương tương đối hẻo lành này. Vì thế, phải mất một thời gian dò giẫm, thử nghiệm, rồi các bạn mới tìm ra được phương cách thích hợp trong công tác vận động bà con ở địa phương cùng tham gia vào công cuộc xây dựng tại hạ tầng cơ sở, nơi mà họ đang phải sinh sống trong các điều kiện hết sức khó khăn chật vật. Công tác đầu tiên mà các bạn trẻ này làm để “ra mắt trình diện với đồng bào ở địa phương”, đó là việc hòan thành được một ngôi trường với 5 phòng học tương đối rộng rãi khang trang, tại phường Hưng Phú gần với khu Lò Heo Chánh Hưng. Ngôi trường này được xây cất gấp rút trong vòng 2 tuần lễ với vật liệu nhẹ, với cột bằng gỗ, tường bằng ván dăm bào aerolith và mái lợp tôn, nhằm đáp ứng với việc “giải tỏa các lớp học ban trưa nóng bức”, bởi lẽ hồi đó trường ốc rất thiếu thốn, nên nhiều nơi đã phải mở thêm các suất học từ 11 giờ sáng đến 2 giờ chiều, nhằm dậy thêm được một số học sinh. Công tác đầu tay này đã gây được sự phấn khởi của giáo chức và nhất là của đông đảo phụ huynh học sinh tại địa phương, với hậu quả là các thân hào nhân sĩ, giới lãnh đạo tôn giáo đã bắt đầu tìm hiểu và có sự tin tưởng, thông cảm với nhóm thanh niên thiện nguyện từ các nơi xa mà đến góp phần vào công việc xây dựng tại khu vực, vốn xưa kia là lãnh địa của quân đội Bình Xuyên vào hồi đầu thập niên 1950.
Và rồi nhờ sự thông cảm và hợp tác của các bậc tôn trưởng tại địa phương như vậy, mà Chương trình Phát triển đã lần hồi lôi cuốn được đông đảo bà con cùng quy tụ lại với nhau, để thực hiện những công việc xây dựng tích cực, cụ thể như khai thông tình trạng ngập lụt, sửa sang các đường hẻm, cải thiện các nhà vệ sinh công cộng v.v... Qua những dự án hợp tác như vậy, mà bà con lối xóm có dịp quen biết lẫn nhau và gắn bó thân thương với nhau mỗi ngày một bền chặt, khắng khít hơn. Và các thiện nguyện viên từ nơi xa đến cũng gây dựng được sự tin tưởng, và thiện cảm của quần chúng nhân dân trong cộng đồng địa phương. Đó chính là mấu chốt của sự thành công trong việc “Gây được sự hưởng ứng tự nguyện của chính đồng bào là đối tượng phục vụ của Chương trình Phát triển ở Quận 8” vậy.


Sau trên một năm hoạt động, Chương trình Phát triển này lại được chánh quyền chấp thuận cho khuếch trương thêm, kể từ năm 1966, sang các quận 6 và 7 lân cận, để phục vụ cho khối dân số tổng cộng trong cả 3 quận lên đến 500,000 người. Từ những công tác cải thiện môi trường với quy mô đơn sơ nhỏ bé, trong các khu xóm lầy lội, chật hẹp, tối tăm, Chương trình đã tiến tới việc thực hiện được những công trình chỉnh trang gia cư khá rộng lớn, điển hình như khu chỉnh trang xóm nghĩa địa thuộc liên khóm 14 &15 thuộc khu Xóm Đầm ở phường Hưng Phú Quận 8, với trên 130 căn nhà được phân phối trong 7 lô, rồi đến khu định cư Nam Hải dành riêng cho đồng bào tỵ nạn từ Phước Long chạy về, với con số trên 300 căn nhà xây cất trên khu bãi dổ rác Chánh Hưng của thành phố v.v... Và nhất là công trình chỉnh trang tái thiết đến gần 20 khu vực nhà cửa bị tàn phá trong mấy đợt tấn công của quân đội công sản trong dịp Tết Mậu Thân năm 1968, tổng cộng lên tới gần 8,000 đơn vị gia cư trong cả ba quận 6, 7 và 8 Saigon. Tất cả các khu chỉnh trang này đều được thực hiện theo phương thức “Phát triển Cộng đồng”, tức là người dân địa phương đóng vai trò chủ động chính yếu để thực hiện việc xây dựng lại nhà cửa cho chính mình. Chứ đó không phải là những công trình xây cất thuần túy do Nhà nước thực hiện từ đầu đến cuối, như tại các khu cư xá của Tổng Nha Kiến Thiết, hay của Khu Gia cư Liêm giá cuộc của Tòa Đô chánh Saigon.
Có hai công trình với quy mô và ảnh hưởng lâu bền nhất, đó là việc thành lập được Trường Trung học Cộng Đồng ở quận 8, rồi cả ở quận 6, với tổng số học sinh lên tới 3000 em vào niên khóa 1974-75. Chương trình Phát triển đã kêu gọi được sự hợp tác rất hăng say của giới phụ huynh và các thân hào nhân sĩ địa phương, để thực hiện được công cuộc phát triển giáo dục mà cho đến ngày nay, sau trên 40 năm thì vẫn tiếp tục được duy trì để phục vụ cho các thế hệ trẻ mỗi ngày một thêm đông đảo. Các em học sinh lớp đầu tiên nhập học vào năm 1966 lúc đó ở tuổi 13-14, thì năm 2010 này đã ở vào lứa tuổi 57 – 58, với nhiều em đã lên tới chức ông nội, bà ngoại cả rồi.. Và đặc biệt các cựu học sinh này vẫn còn gắn bó thân thương với nhau trong tổ chức Hội Ái Hữu Cựu Học sinh với Ngày Họp Truyền Thống của trường xưa vào tháng 12 mỗi năm.. Ngoài ra, Chương trình còn yểm trợ rất nhiều lớp Dậy nghề do các Chùa và Nhà thờ ở địa phương tổ chức và điều hành, cụ thể như tại Chùa Huê Lâm ở quận 6, Chùa Bình Đông , Nhà thờ Rạch Cát ở quận 7, Nhà thờ Bình An ở quận 8 v.v...Về y tế, Chương trình còn tổ chức cả một xe Y tế lưu động để lo khám bệnh và cấp phát thuốc cho bệnh nhân tại một số khóm hẻm ở quá xa với trạm y tế.
Trong suốt quá trình hoạt động sôi nổi từ những năm 1965 trở đi, các anh chị em thiện nguyện viên này luôn ý thức được vai trò chủ yếu của mình là: “Vận động quần chúng tự nguyện tham gia vào các công trình cải tiến dân sinh” tại chính địa phương của họ. Đây đích thực là vai trò “làm chất men, chất súc tác” được vùi vào trong môi trường của quần chúng nhân dân, nhằm gây được một “tác dụng dây chuyền”, theo lối “vết dầu loang”, để mỗi ngày một phát triển rộng thêm mãi ra. Thành ra người cán bộ tự nguyện như vậy chính là một thứ tác nhân có khả năng khơi động được thành cả một “Phong trào quần chúng tham gia vào công cuộc phát triển xã hội ngay tại hạ tầng cơ sở nơi địa phương của chính họ” (Mass Fermentation/Mobilisation). Một anh bạn đã phát biểu tóm gọn vai trò của anh chị em thiện nguyên viên chính là: “Những người vận động cho sự phát triển toàn diện và điều hòa” (animateurs de de'veloppement total et harmonise') tại địa phương các quận 6,7 và 8 Saigon thời đó vậy./
California, Tiết Trung Thu Canh Dần 2010
Đoàn Thanh Liêm

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Sau các cuộc thảo luận, các chính giới tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Bali, Indonesia đã đồng thuận đưa ra một Bản Tuyên bố chung với các nội dung là lên án mạnh mẽ cuộc chiến của Nga tại Ukraine, quan tâm đến tình trạng nợ và lạm phát đang bùng phát trại các nước, đồng thời kêu gọi bảo vệ một nền thương mại tự do cho thế giới và thực hiện các cam kết về chống biến đổi khí hậu...
Trung Quốc đã lộ rõ tham vọng kiểm soát toàn bộ Biển Đông qua kéo dài thương thuyết thỏa hiệp COC với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN, the Association of South East Asian Nations). Việc này thể hiện qua lập trường của Bắc Kinh khi bước vào trong vòng thương thuyết thứ hai với ASEAN về Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông / Code of Conduct (COC)...
Với việc ông Tập Cận Bình siết chặt kìm kẹp sắt đá đối với đảng lãnh đạo và nền kinh tế chính trị của Trung Quốc, các cuộc tranh luận dai dẳng về tính bền vững của sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của đất nước đã trở lại nổi bật. Mô hình độc đoán của Trung Quốc, sau khi tiến xa, rốt cuộc có thể là không có gì là quá đặc biệt. Bằng chứng về sự trì trệ này cho thấy càng ngày càng tăng...
✱ Foreign Policy: Các con đập của Trung Quốc làm thay đổi dòng chảy giữa thượng nguồn và hạ lưu - Trung Quốc ngày càng hạn chế lượng nước nhiều hơn. ✱ Stimson (USA): Căn cứ và dữ liệu (MDM) cho thấy các con đập tại thượng nguồn đã làm trầm trọng thêm tình trạng hạn hán ✱ Global Times: Các chuyên gia Trung Quốc hoài nghi về hệ thống kiểm soát MDM về sông Mê Kông do Mỹ tài trợ. Nhưng ...Kể từ 11.2020 công khai "chia sẻ dữ liệu thủy văn" mà trước đây từ thập niên 1990, Trung Quốc coi dữ liệu quản lý nước là bí mật nhà nước. ✱ BBC: Việc giảm xả nước từ các con đập gây tranh cãi của Trung Quốc ở thượng nguồn sông Mê Kông đã tác động xấu đến nhiều nơi ✱ Phys. Org Uk: Đại học Hòa Lan dự đoán vào năm 2050 phần lớn đồng bằng sông Cửu Long sẽ sụt giảm xuống dưới mực nước biển nếu không có kế hoạch thay đổi sớm...
Đại hội đồng Liên hiệp quốc ngày 11/10/2022 đã bỏ phiếu chấp nhận Việt Nam làm thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc (HĐNQLHQ) nhiệm kỳ 2023-2025. Thực tế này đã làm một số đông những người Việt tranh đấu cho Nhân quyền thất vọng và sự hoang mang đang làm tê liệt những sáng kiến hoạt động của họ...
... không ai có thể phủ nhận được sự tận tụy, cùng tấm lòng vị tha, của hằng vạn giáo viên trên khắp nẻo đường đất nước. Xin chân thành cảm ơn các em, các cháu – những cô gái Việt Nam vô danh và thầm lặng – đã vì những mầm non bất hạnh mà hy sinh, và trao trọn tuổi thanh xuân, để tương lai của xứ sở đỡ được phần đen tối.
Ngoài mặt ai cũng tưởng đảng Cộng sản Việt Nam đang “sống hùng”, “sống mạnh”, nhưng bên trong lại đang lo tranh đấu chống cuộc chiến tư tưởng để bảo vệ chế độ...
* Trump và MAGA Cộng Hòa lo ngại thế chiến thứ III với Nga nếu Mỹ tiếp tục trợ giúp Ukraine bảo vệ lãnh thổ chống Nga xâm lược. * Nhiều thành viên Cộng Hòa trong Quốc Hội chống các dự luật viện trợ cho Ukraine vì e ngại tổn phí của Mỹ cho chiến tranh Ukraine ảnh hưởng đến Hoa Kỳ với lạm phát cao và kinh tế trì trệ. * Từ một đảng có chính sách ngoại giao diều hâu, Đảng Cộng Hòa đã biến thành một đảng bồ câu, đặc biệt dưới thời Donald Trump, cô lập hóa nước Mỹ với thế giới. * Mục tiêu của Trump và MAGA Cộng Hòa là một nước Mỹ da trắng phát xít theo chủ nghĩa White Christian Nationalism, tương tự như chính sách dân tộc Nga của Putin...
Như TNS John McCain, cử tri Arizona đã đặt tinh thần quốc gia lên trên tính đảng phái, khi một tiểu bang đỏ dành lá phiếu cử tri của mình cho các ứng viên mà họ nghĩ là xứng đáng thuộc đảng Dân Chủ.
Nếu cha mẹ cũng như ông bà và chú bác của Lucas vẫn cứ im lặng cam chịu và chấp nhận chế độ hiện hành thì trong tương lai gần con bé sẽ được giám sát bởi đôi ba cái camera, chứ (e) không phải một...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.