Hôm nay,  

Những Khó Khăn Của Tổng Thống Barack Obama

07/04/200900:00:00(Xem: 8400)

Những khó khăn của tổng thống Barack Obama

Trần Bình Nam
Tổng thống Barack Obama đi tham dự hội nghị G20 tại London đầu tháng Tư (2009) với tất cả hào quang của một vị tổng thống Hoa Kỳ được lòng dân và sự ái mộ của toàn thế giới, nhất là nhân dân các nước Âu châu.
Hào quang đó đã giúp tổng thống Obama tạo được quan hệ tốt đẹp với tổng thống Dmitry Medvedev của Liên bang Nga và với chủ tịch Hồ Cẩm Đào của Trung quốc. Đã có được những thỏa thuận đáng kể như Hoa Kỳ và Liên bang Nga sẽ mở các cuộc thương thuyết cắt giảm vũ khí nguyên tử (1), và tổng thống Obama nhận lời mời thăm viếng Liên bang Nga vào mùa hè năm nay. Đối với Trung quốc quan hệ giữa tổng thống Obama và chủ tịch Hồ Cẩm Đào cũng không lạnh nhạt như người ta nghĩ, và Trung quốc đã có thái độ hợp tác tài chánh để khối G20 có thể hứa giúp cho nước đang gặp khó khăn vì cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay vay 1100 tỉ mỹ kim, và quan trọng hơn nữa là thuận giúp quỹ IMF để IMF có khả năng giúp các nước đang phát triển.
Nhưng hào quang của chuyến công du Âu châu đầu tiên của tổng thống Obama không che dấu được những đám mây “chính trị nội bộ” đang vần vũ tại Hoa Kỳ.
Không khí tin tưởng và phấn khởi trong những tháng đầu của tổng thống Obama tại quốc nội dường như đang đi vào đoạn cuối. Báo chí bắt đầu nói đến sự chán nản đường lối “mua chuột  lòng dân” (populism) của tổng thống Obama.
Một nhà kinh tế Hoa Kỳ, ông Paul Krugman, tuy không có chức phận gì, nhưng tiếng nói trung thực không úp mở của ông về các vấn đề chính trị xã hội và kinh tế đã tạo cho ông một chỗ đứng được kính nể trong giới truyền thông và giới chuyên viên. Ông Paul Krugman, giải Nobel kinh tế năm 2008 (2), giữ mục bình luận cho tờ New York Times, giáo sư đại học Princeton phê bình các chính sách kích cầu kinh tế của tổng thống Obama ngay từ những ngày đầu khi dư luận và quốc hội Hoa Kỳ còn rộng mở chờ đón thành quả của ông. Và những lời phê bình đó càng lúc càng thấy xác đáng mặc dù rất chói tai khi mới nghe lần đầu. 
Ông từng phê bình tổng thống Bush trong suốt 8 năm 2000-2008, và ngay khi tổng thống Obama nhậm chức ông đã phê bình chính sách kinh tế của tổng thống Obama. Ông cho rằng cứu các ngân hàng (banks bailout) như Obama đang làm là một chính sách đi vào đường mòn. Theo ông điều cần làm là tái cấu trúc hoàn toàn hệ thống ngân hàng. Ông không tin nền kinh tế Hoa Kỳ có thể hồi phục với chính sách hiện nay. Và ông tiên đoán ngân sách kích cầu kinh tế 787 tỉ mỹ kim của tổng thống Obama sẽ không mang lại kết quả mong muốn, và vào khoảng cuối năm nay tổng thống Obama sẽ phải đệ trình quốc hội một ngân sách kích cầu khác. Lần này không có gì bảo đảm nó sẽ được thông qua, và sẽ là một vấn nạn có tầm vóc đổ vỡ.
Người ta hy vọng ông Krugman tiên đoán sai. Nhưng trong quá khứ ông từng viết những điều khó nghe nhưng về sau đều đúng, cho nên mặc dù tòa Bạch Ốc chính thức phản bác quan điểm của giáo sư Krugman là thiếu căn bản và quá khích, nhưng vẫn ngay ngáy lo rằng những gì ông tiên đoán là đúng. 
Một vài trích dẫn điển hình. Qua các mục bình luận trên tờ New York Times, ngày 27/5/2005 giáo sư Paul Krugman tiên đoán quả bong bong thị trường nhà cửa sẽ sụp đổ như thị  trường chứng khoán đã đổ vào cuối thập niên 1990. Ngày 22/9/2008 ngay sau cuộc khủng hoảng kinh tế quốc hội khẩn cấp thông qua ngân sách kích cầu 700 tỉ mỹ kim (gọi là gói kích cầu TARP – Trouble Assets Relief Program) ông viết nếu ngân sách 700 tỉ mỹ kim cứu nguy kinh tế được xử dụng như hiện nay thì nó chẳng đem lại lợi ích gì trong mục đích vực kinh tế dậy. Ngày 23/1/2009 sau khi nghe diễn văn nhậm chức của tổng thống Obama ông Krugman viết, tổng thống Obama nói nhiều về kinh tế mà không có thực chất. Và ông cho rằng tổng trưởng Tài chánh Tim Geithner không có sáng kiến gì mới, chỉ là một người đại diện cho Wall Street vào chính quyền chỉ để cứu các ngân hàng. Ngày 23/3/2009 ông viết ông Geithner chẳng cố vấn tổng thống Obama được gì ngoài chính sách vất tiền vào sọt rác (có nghĩa lấy tiền thuế của dân cứu các ngân hàng vô trách nhiệm).
Quan điểm của giáo sư Paul Krugman về kinh tế đều có tính bi quan, nhưng một câu hỏi vẫn ám ảnh mọi người “nếu nó đúng thì sao”, và ác là thời gian trôi qua các tiên đoán của ông đều đến gần sự thật hơn.
Trong gần ba tháng làm việc tổng thống Obama đã thành công phần nào tạo lại uy tín cho Hoa Kỳ trên thế giới qua các chính sách đối ngoại như sẵn sàng nói chuyện với Iran và ra lệnh quân đội không được dùng phương pháp tra tấn dưới bất cứ trường hợp và hình thức nào.
Nhưng trong nước tổng thống Obama đã làm thất vọng nhiều người vốn ủng hộ ông. Ông không thể xây dựng một thế lưỡng đảng. Đảng ông (đảng Dân chủ) nắm đa số tại quốc hội đã lấn tay ông khi thông qua ngân sách kích cầu 787 tỉ mỹ kim. Bà Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ nghị viện là người quyết định cuối cùng cái gì có trong các bộ luật chứ không phải tổng thống Obama. Ông chống thói quen của các dân biểu, nghị sĩ đưa những chương trình lẻ tẻ (earmarks) vào ngân sách vì quyền lợi riêng cho địa phương. Nhưng ngân sách kích cầu 787 tỉ mỹ kim đầy dẫy các chương trình lẻ tẻ này. 
Tuần báo The Economist vốn mạnh mẽ ủng hộ và ủng hộ rất sớm ông Obama trong cuộc chạy đua vào Bạch cung tuần này đưa ra một danh sách dài những nhược điểm của ông Obama:
Chính sách chấn hưng kinh tế chỉ là phóng bản nguyên tắc kinh tế của đảng Dân chủ và do đó thiếu tính dung hòa và độc đáo. Số tiền thật sự chi vào các chương trình chấn hưng kinh tế sẽ có tác dụng nhưng chậm. Ngân sách (budget) đầu tiên của ông đưa ra tuy có tính trong sáng (transparency) hơn các ngân sách trước đây nhưng quá lạc quan (3). Các đại diện dân cử đảng Cộng Hòa cho rằng ngân sách 2010 đã dựa vào thuế, chi tiêu quá nhiều và vay mượn quá lố. Quan trọng hơn cả ông Obama không có chính sách xử lý nhanh chóng các khoản nợ hàng tỉ mỹ kim ngân hàng không thu được (toxic assets) nên dù bơm tiền vào cứu các ngân hàng (bail out), các ngân hàng vẫn như một con bệnh liệt giường không hoạt động được.
Cho đến giờ lập trường đứng giữa để làm việc với cả hai đảng của ông Obama xem như thất bại. Tại Hạ nghị viện không có dân biểu nào bỏ phiếu cho ngân sách kích cầu 787 tỉ mỹ kim. Tại Thượng Viện chỉ có 3 Thượng nghị sĩ. Và tổng thống Obama sẽ gặp nhiều khó khăn tại quốc hội khi đưa ra bộ luật chi tiết cải tổ hệ thống chăm sóc sức khỏe (health care reform law), mặc dù ngân sách 2010 đã dự liệu 634 tỉ mỹ kim (dùng trong thời gian `10 năm) cho kế hoạch này.


Thật ra tổng thống Obama chưa làm được những gì ông muốn làm vì ông không kiểm soát được quốc hội. Bà chủ tịch Hạ nghị viện Nancy Pelosi mặc dù bề ngoài tỏ vẻ ủng hộ ông Obama hết mình (4) nhưng trên thực tế bà muốn bà là người làm chủ Hạ nghị viện. Khi đang làm bộ luật kích cầu 787 tỉ mỹ kim, tổng thống Obama đã có những cố gắng thuyết phục một số dân biểu thuộc đảng Cộng Hòa đồng ký. Dân biểu Charlie Dent (Cộng hòa, Alentown, Pennsylvania) đã được thuyết phục và ông muốn làm việc với đảng Dân chủ để đưa vào một số đề nghị đặc biệt về cắt giảm chi tiêu, nhưng bà Pelosi đã từ chối. Bà áp dụng thủ tục khẩn cấp, cắt ngắn mọi cuộc thảo luận. Tổng thống Obama muốn cắt bỏ các chương trình phụ (earmarks) được nhét vào luật, nhưng bà Pelosi vẫn để vì earmarks mang lại lợi ích cho các dân biểu Dân chủ tại các địa phương.
Tuy vậy bà Pelosi và tổng thống Obama đều biết họ cần nhau. Hào quang chiến thắng của Obama giúp củng cố thanh thế của đảng Dân chủ, ngược lại đa số áp đảo của đảng Dân chủ tại quốc hội cho tổng thống Obama lợi thế khi ve vãn đảng Cộng hòa. Chính nhờ sự cứng rắn của bà Pelosi ông Obama mới được tiếng là chính khách trung dung (centrist), mặc dù những gì ông hứa trong lúc tranh cử không được thực hiện trọn vẹn như những người ủng hộ ông mong chờ. Bà Pelosi muốn bỏ ngay luật giảm thuế (của tổng thống Bush) cho người giàu có trong khi tổng thống Obama muốn để cho việc giảm thuế được tiếp tục cho đến khi luật không còn hiệu lực. Bà kêu gọi rút tức khắc toàn bộ binh sĩ Hoa Kỳ ra khỏi Iraq thì ông Obama (hôm đầu tháng Ba, 2009) tuyên bố sau khi tham khảo ý kiến với các tướng lãnh, ông quyết định giữ lại từ 30.000 đến 50.000 quân tại Iraq không hạn kỳ. Về việc có cần điều tra xem chính phủ Bush có vi phạm luật không (khi cho phép nghe lén điện thoại của công dân nại lý do an ninh), tổng thống Obama hình như muốn để cho nó trôi qua thì bà Pelosi vẫn có ý khuyến khích quốc hội mở cuộc điều tra.
Sau 3 tháng vào Bạch Ốc tổng thống Obama chứng tỏ là một vị tổng thống thông minh, năng nổ. Kinh tế không phải là lĩnh vực chuyên môn của ông, ông vẫn một mình đáp ứng suôn sẻ các câu hỏi về kinh tế của báo chí bằng những ngôn từ dân thường có thể hiểu. Tuy nhiên các khuyết điểm của ông là thiếu kinh nghiệm (5). Ông có thiện chí muốn mang vốn liếng chính trị to lớn của ông thực hiện những thay đổi cần thiết một cách nhanh chóng như quần chúng mong chờ mà không tiên liệu được sức ỳ và tham vọng của các thế lực lâu đời tồn tại tại thủ đô bên hữu cũng như bên tả, và sức ỳ lớn nhất không ở đâu xa mà ở chính ngay trong đảng Dân chủ của ông. Cũng vì thiếu kinh nghiệm một số nhân sự ông bổ nhiệm vào nội các bị trở ngại phải rút lui (6), trong đó có hai vị rút lui vì từng đóng thiếu thuế. Tổng thống Obama cũng đã nói đến và muốn thực hiện cùng một lúc quá nhiều chương trình quan trọng: chấn hưng kinh tế đang suy trầm, cải tổ hệ thống chăm sóc sức khỏe, cải tổ hệ thống giáo dục, cải tổ chính sách năng lượng để Hoa Kỳ không còn lệ thưộc vào Trung đông và giảm nhiệt bầu khí quyễn. Kinh nghiệm chính quyền cho thấy chưa có một chính quyền nào – dù uy tín đến đâu – cùng một lúc thực hiện được nhiều chương trình lớn (7).
Chuyến đi Âu châu của tổng thống Obama có thể sẽ làm dịu không khí chính trị nóng bỏng tại thủ đô. Nhưng nếu tổng thống Obama vẫn tiếp tục dùng phương pháp vận động quần chúng (đi ra ngoài thủ đô, thực hiện các cuộc Town Hall Meeting, xuất hiện trên các Show quần chúng thích xem …) để áp lực các thế lực chính trị tại thủ đô trong cũng như ngoài đảng để đẩy các chương trình to lớn của ông, ông sẽ làm quần chúng mệt mỏi.
Nhân dân Hoa Kỳ và một phần nhân dân thế giới mong chờ tổng thống Obama thành công chấn hưng được nền kinh tế Hoa Kỳ trong một thời gian chấp nhận được để có khả năng tài kinh tế tài chánh bắt tay vào những cuộc cải tổ rộng lớn hơn. Nhưng nếu vì một lý do nào đó mà sự tiên đoán (đáng sợ) của nhà báo Paul Krugman rằng vào khoảng cuối năm nay tổng thống Obama sẽ phải đề nghị quốc hội thông qua một đạo luật cung cầu khác nữa thì đó là một đại họa.
Sau mùa tranh cử là lãnh đạo và cai trị. Hai lĩnh vực có những qui luật khác nhau. Không thể lãnh đạo bằng phương pháp tranh cử vĩnh viễn (permanent campaigning)./.
Trần Bình Nam
April 5, 2009
binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com
(1) Mục tiêu cắt giảm 1/3 số vũ khí nguyên tử của hai bên.
(2)  Giáo sư Paul Krugman đoạt giải Nobel kinh tế năm 2008 nhờ sự tìm tòi của ông về các khía cạnh đặc biệt của Mậu Dịch Quốc tế và Địa lý Kinh tế (International Trade and Economic Geography).
(3)  Dự thảo ngân sách 2010 (1/10 /2009 – 30/9/2010) do tổng thống Obama công bố và đệ nạp quốc hội ngày 26/2/2009, và hai viện quốc hội thông qua hôm 2/4/2009 gồm 3600 tỉ mỹ kim chi tiêu, 750 tỉ mỹ kim phụ trội để dành cứu nguy các ngân hàng và dự liệu thâm thủng 1200 tỉ mỹ kim chỉ cho năm 2010.
(4)Hôm 24/2/2009, khi tổng thống Obama đọc diễn văn trước lưỡng viện quốc hội, bà Pelosi là người hay bất chợt đứng dậy vỗ tay tán thưởng đến độ được báo chí mệnh danh là “Pop-up Pelosi.”
(5)Bà Hillary khi đang tranh cử giành sự đề cử của đảng đã nói (và bà nói đúng) rằng “Văn phòng tổng thống không phải là nơi để bắt đầu học việc” (nguyên văn: “The Oval Office is no place for on-the-job-training.”)
(6)Hai bộ trưởng Thương Mãi: Bill Richarson & Judd Gregg, một vị phụ trách cải tổ y tế cấp bộ trưởng Tom Daschle, một vị phụ trách kiểm soát sự chi tiêu của các bộ ngành cũng cấp bộ trưởng Nancy Killefer, một vị đứng đầu Hội đồng Tình báo Quốc gia Charles Freeman.
(7)Trong cuộc đại khủng hoảng kinh tế năm 1929, tổng thống Franklin Roosevelt, thần tượng của tổng thống Obama chỉ đưa ra chương trình cải tổ các lĩnh vực xã hội sau khi ông đã giải quyết xong cuộc khủng hoảng ngân hàng và tái lập sự điều hòa của tín dụng.
Tài liệu tham khảo:
(1)“Obama’s Nobel Headache” by Evan Thomas, tuần báo Newsweek April 6, 2009.
(2)“Learning the hard way” and “Coming down to earth” The Economist March 28 – April 3, 2009.
(3)“Obama’s Pelosi problem”, tuần báo Newsweek, March 9, 2009.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.