Hôm nay,  

Barack Obama Trong Vòng Liên Hoàn

21/01/200900:00:00(Xem: 12033)

Barack Obama trong vòng liên hoàn
Nguyễn Xuân Nghĩa

Vừa nhậm chức, Tổng thống Obama đã gặp vụ khủng hoảng...
Vụ khủng hoảng bùng nổ mà không tiếng động, nó xuất phát từ một... hòa ước.
Chúng ta không nói về quyết định ngưng chiến tại Dải Gaza của Chính quyền Israel. Tổng thống Barack Obama sẽ có thời giờ rờ mó vào hồ sơ gai góc ấy của Trung Đông mà không tìm ra giải pháp - như năm vị tiền nhiệm của ông, từ Carter tới Bush 43. Chuyện này, xin cứ để đó mà vẫn không thiu.
Khủng hoảng bùng nổ khi Thủ tướng Yulia Timoshenko của Cộng hoà Ukraine đồng ý với Thủ tướng Vladimir Putin của Liên bang Nga về chương trình hợp tác về khí đốt giữa hai nước. Cụ thể là Ukraine sẽ lại được mua khí đốt của Nga với giá biểu ngày xưa mà Nga chỉ bán cho các đồng chí, đồng minh hay chư hầu như Armenia hay Belarus. Thỏa thuận ấy được hai nước ký kết khi ông Obama bắt đầu lên làm Tổng thống.
Thỏa thuận ấy có nghĩa là sau cuộc cách mạng dân chủ năm 2004 để ngả theo Tây phương, Cộng hoà Ukraine đang trở về vị trí cũ, nằm trong quỹ đạo của Liên bang Nga. Sau khi Georgia bị tấn công hồi tháng Tám năm ngoái và Ukraine bị bắt bí về khí đốt trong  ba tuần liền khiến Âu Châu rát run vì thiếu khí trong mùa lạnh, việc một lãnh tụ Ukraine, đồng tác giả của cuộc Cách mạng màu Cam năm 2004, lại ký kết thỏa ước với Nga, cho thấy Liên bang Nga đang chinh phục  lại ảnh hưởng đã mất của Liên bang Xô viết.
Đáng chú ý hơn nữa, Putin đã thảo luận với bà Timoshenko sau khi qua Đức hai ngày nói chuyện với Thủ tướng Angela Merkel của Đức. Chính là bà Merkel dã dàn xếp giải pháp "hợp tác" này cho Ukraine và... Âu Châu. Nôm na dễ hiểu là Âu Châu sẽ hết bênh vực Ukraine hay Georgia và Liên bang Nga có thể tìm lại thế lực cũ...
Mà chuyện ấy ăn nhằm gì tới tân Tổng thống Barack Obama" - Có, vì chuyện ấy ăn nhằm tới Pakistan và chiến trường Afghanistan, hồ sơ chiến lược của ông Obama. Đấy là một vòng liên hoàn rất lạ, như hình tròn của trái đất.
Không phải ngẫu nhiên mà khi Obama tuyên thệ nhậm chức thì Đại tướng David H. Petraeus - Tư lệnh Chiến trường Iraq năm qua, nay là Tư lệnh bộ Chỉ huy Quân khu Trung ương CENTCOM của Hoa Kỳ - tuyên bố đã là đạt thỏa thuận về tiếp vận với Liên bang Nga... cho chiến trường Afghanistan. Petreaus chỉ huy cả hai chiến trường nóng của Hoa Kỳ là Iraq và Afghanistan, với nhiệm vụ bao trùm lên 27 quốc gia từ Trung Âu xuống Trung Đông qua Trung Á.
Muốn hiểu ra câu chuyện và cái thế liên hoàn đang từ từ bó tay vị Tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ, người ta cần mở bản đồ... Hay xoay quả địa cầu.
Hoa Kỳ đang gỡ dần thế kẹt tại Iraq và từ khi tranh cử, Barack Obama đã chú ý đến chiến trường Afghanistan trong tinh thần dồn quân từ Iraq về đó, ít ra là ba lữ đoàn như ông hứa hẹn khi tranh cử. Thực tế có thể là 20 ngàn quân là ít. Chiến lược áp dụng vẫn là chiến lược dồn quân của Bush tại Iraq - để đạt thắng lợi quân sự nhất định hầu thỏa hiệp với lực lượng Taliban, như Mỹ đã thoả hiệp với lực lượng Sunni của Iraq - và tìm cách rút quân sau khi diệt trừ được al-Qaeda.
Tại Afghanistan, Hoa Kỳ và các lực lượng của Minh ước NATO chỉ có một ngả tiếp vận chính là qua Pakistan. Lập cầu không vận cho võ khí nặng là chuyện khó khăn và tốn kém. Khoảng ba phần tư võ khí và đạn được của Liên quân Mỹ-NATO được cập bến Karachi và đưa qua A Phú Hãn Afghanistan bằng đường bộ khá hiểm trở. Xăng dầu cũng vậy, được đưa vào chế biến tại Pakistan để phục vụ chiến trường Afghanistan.
Hai ngả đường bộ đầy hiểm trở ấy là Chatman trong tỉnh Kandahar và ải Khyber tại miền Tây Bắc. Liên quân vừa bị Taliban tấn công tại đó, và Chính quyền Pakistan cũng vừa khóa hai ngả thông thương ấy với lý cớ là để tu bổ hạ tầng! Pakistan còn chuẩn bị nghênh chiến với các đơn vị Ấn Độ sau vụ khủng bố tại Mumbai của Ấn ngày 26 tháng 11 năm ngoái nên đã dời quân từ biên giới với Afghanistan qua biên giới Ấn Độ.
Thông điệp của Karachi: hãy cầm chân Ấn Độ, và Pakistan không có lý do gì gây khủng hoảng nội bộ bằng cách diệt trừ các nhóm khủng bố quá khích bên trong hay giúp Mỹ diệt trừ khủng bố tại Afghanistan.
Vì vậy, việc Tướng Petraeus đạt thỏa thuận với Nga về việc tiếp vận chiến trường Afghanistan vào đúng ngày 20 tháng Giêng, khi ông Obama tuyên thệ nhậm chức, mới là tin đáng chú ý. Hoa Kỳ cần đường vào A Phú Hãn và đang phải trả giá với Nga cho nhu cầu ấy.


Khi nhìn vào bản đồ hay quả địa cầu, mình thấy là ngoài Pakistan, giải pháp tiếp vận cho Liên quân Mỹ-NATO thật ra không nhiều. Một là qua biển Caspian - như lọc dầu tại Armenia đưa qua biển tới Turkmenistan và vào A Phú Hãn qua deo đất giữa Turkmenistan với Uzbekistan. Hai là mở rộng giao lưu với Georgia và Turkey qua Hắc hải và Địa trung hải để vào A Phú Hãn. Ba là... mượn lãnh thổ Nga trong khu vực Caspian - chuyện không dễ và không rẻ. Dù sao còn dễ hơn ngả thứ tư là qua lãnh thổ... Iran. Ngần ấy quốc gia đều nằm dưới ảnh hưởng của Putin - Liên bang Nga - hay chống Mỹ - Tehran.
Trong hoàn cảnh đó, làm sao Tổng thống Obama có thể yểm trợ để dứt điểm chiến trường Afghanistan" Ông phải trả giá những gì cho Putin sau khi để mất Georgia và Ukraine" Và nếu phải hy sinh hai đồng minh mới này thì ăn nói ra sao với các đồng minh khác trên thế giới"
Khi tranh cử, Obama chưa hiểu ra nỗi khổ tâm của George W. Bush với "của nợ Âu Châu". Ông được dư luận Âu Châu ca tụng và hứa hẹn hợp tác đa phương với Âu Châu để cùng giải quyết thiên hạ sự thay vì đơn phương can thiệp kiểu Bush. Vụ khủng hoảng Ukraine là tiếng chuông cảnh báo.
Thủ tướng Putin đã dùng khí đốt trung chuyển qua lãnh thổ Ukraine làm võ khí bắt bí các nước Âu Châu ngay trong mùa lạnh và giữa cơn khủng hoảng kinh tế. Cuối cùng thì Đức đã dàn xếp theo tinh thần thỏa hiệp. Chẳng những Thủ tướng Angela đã từng bác bỏ đề nghị của Tổng thống Bush  là đón nhận Georgia và Ukraine vào Minh ước NATO, lần này bà còn nhúng tay vào việc gả bán Yulia Timoshenko cho Valdimir Putin để mua lấy hoà bình và sự ấm áp cho Âu Châu.
Trong vụ đấu trí, Putin đã bẻ đũa từng chiếc. Ông không nói chuyện với toàn khối Âu Châu, hay Chủ tịch Liên hiệp Âu Châu từ đầu năm nay là Cộng hoà Tiệp, mà tranh thủ từng nước để cơ chế của tập thể Âu Châu quay trong chân không. Và các nước Đông Âu cũ hay "Âu Châu mới" bị thất thế, hết còn cơ chế bảo vệ. Tổ chức có khả năng bảo vệ về an ninh là NATO thì đang cạn kiệt phương tiện. Có đòi tăng quân cho chiến trường Afghanistan thì chẳng xứ Âu Châu nào chịu.
Vì vậy, ước mơ hợp tác Mỹ-Âu để giải quyết thiên hạ sự là một sự hão huyền mà Obama chỉ thấy khi tiến dần vào tòa Bạch Ốc. Và nay sẽ phải giải quyết! Nói cho ngắn gọn, ông sẽ phải ngã giá với Liên bang Nga của Vladimir Putin.
Cái giá ấy gồm có những gì"
Là phải chính thức tuyên bố rằng NATO sẽ cuốn cờ và bãi bỏ kế hoạch Đông tiến, cụ thể là không nhận Georgia và Ukraine làm hội viên nữa" Chuyện ấy, nói ra thì nhục mà thực tế thì cũng bất khả vì các hội viên Tây Âu của NATO như Đức và Pháp cũng sẽ chống. Đèn nhà nào nhà ấy rạng, mạng người nào người ấy giữ!
Hay là chính thức tuyên bố rằng NATO sẽ từ bỏ kế hoạch thiết lập lá chắn chiến lược tại Cộng hoà Tiệp hay Ba Lan và hết đồn trú các đơn vị trong vùng biên trấn là các hội viên mới tại biển Baltic" Nôm na là bỏ rơi Estonia, Latvia và Lithuania và hết bảo vệ Đông Âu" Sức mạnh và sự khả tín của Hoa Kỳ có còn gì không sau khi phải tuột thang tháo chạy như vậy"
Mà nào chỉ có Âu Châu"
Cái giá của sự hợp tác của Nga có thể là lời cam kết của Obama là sau khi giải quyết xong chiến trường Afghanistan, Hoa Kỳ sẽ triệt thoái khỏi toàn cõi Trung Á, ra khỏi Afghanistan và Kyrgystan chẳng hạn. Và... hết bảo vệ một đồng minh chiến lược nằm ngang hai lục địa Âu-Á và hai cõi Bắc Nam, phía Bắc của nền văn minh Thiên chúa giáo Tây phương, phía Nam là Hồi giáo tại Trung Đông, tức là xứ Turkey.
Ngẫu nhiên sao, quốc gia này cũng như Ukraine, nằm bên Hắc hải và là đốt xương sống quan trọng cho việc phòng thủ Đông-Tây.
Nói xa chẳng qua nói gần: Liên bang Nga đang trở về trong thế mạnh và đặt ra những thách đố sinh tử cho Hoa Kỳ. Mấu chốt là chiến trường Afghanistan, là lập trường của Pakistan hay vai trò kềm hãm của Ấn Độ, nhưng chủ động là quyết định của Putin, hay các đòn khiêu khích của Taliban, của al-Qaeda và các nhóm khủng bố tại Nam Á. Trước bài toán ấy, Hoa Kỳ thực sự đứng một mình, chứ không trông đợi được gì nhiều của các đồng minh cố hữu tại Âu Châu.
Còn những đồng minh mới, các quốc gia vừa thoát khỏi chế độ Xô viết gần hai chục năm trước, họ nghĩ sao về Hoa Kỳ" Sẽ lại bị hy sinh lần nữa" Khủng hoảng không gây tiếng nổ mà vẫn làm ta rùng mình trong ngày trọng đại nhất của nước Mỹ. Lời hùng biện rất tẻ của Obama về những cam kết của Hoa Kỳ với thế giới trong bài diễn văn nhậm chức đã bị thực tế thách đố ngay từ khi chưa phát biểu!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.