Hôm nay,  

Đi Xem Huế - Sàigòn - Hànội

16/01/200800:00:00(Xem: 9709)

Thực tế, nếu chỉ nói hay viết về một chương trình ca vũ nhạc kịch với những giọng ca điêu luyện hay các điệu vũ quyến rũ, và ngay cả màn thoại kịch đầy tiếng cười... cũng chỉ là những phê bình hay ca tụng tẻ nhạt về phương diện nghệ thuật, không đóng góp được nhiều cho kho tàng văn hóa dân tộc. Ngược lại, một số bài viết có tính chất quảng cáo thương mại, nhằm lôi cuốn người xem, để làm giầu thêm cho người tổ chức, đôi khi, lại phản nghệ thuật, không cần biết việc lừa gạt giới thưởng ngoạn sẽ đem lại tai hại như thế nào trong sự tham gia của quần chúng vào việc phát triển nghệ thuật dân tộc.

Cứ theo các thợ viết này, hầu như chương trình nào cũng có những nét để ca tụng: sân khấu hoành tráng, nguy nga; ca sĩ thiên tài với các giọng ca thiên phú, tuyệt vời, bất hủ, vượt thời gian, và vượt cả không gian luôn. Độc giả đã nhiều lần thấy xuất hiện trên báo chí những giọng ca "Khôi Nguyên", các "âm điệu Bạch Kim", các "tiếng hát vút cao trong khung trời nghệ thuật", bài hát làm "tan vỡ con tim của giới thưởng ngoạn", hoặc "giọng hát Phượng Hoàng, đã lồng lộng cất cánh bay cao, vượt lên trên tất cả những giọng ca tầm thường khác"... Từ những sự khuyếch đại kinh hoàng ấy, mà giới thưởng ngoạn văn nghệ thật sự đã thất vọng, và dần dần tách xa khỏi ảnh hưởng của các cuộc trình diễn văn nghệ, dù có hay không mang tính chất thương mại, làm nghèo đi phẩm chất và lượng Văn Nghệ sẵn có của dân tộc, nhất là tại các quốc gia Tự Do, nơi mà nền văn nghệ Việt Nam đang cố gắng vươn lên, tạo cho mình một chỗ đứng xứng đáng trong nền nghệ thuật quốc tế. 

Vì vậy, thật khó cho người viết khi phải diễn tả lại cảm xúc của mình trong lần xem trình diễn chương trình "Huế -Sàigon - Hà Nội" do Trung Tâm Thúy Nga Paris tổ chức tại Trung Tâm Trình Diễn Nghệ Thuật "La Terrace Theater" ở Long Beach. Bỏ qua vấn đề các giọng ca mới rất điêu luyện, màn kịch đầy ý nghĩa về sự hòa hợp Nam, Trung, Bắc, (vì những chi tiết đó chỉ là yếu tố căn bản trong các chương trình văn nghệ của Trung Tâm Thúy Nga Paris), người xem chỉ thấy bàng bạc trong mỗi bản nhạc chọn lọc những tình tứ quê hương, những đất đai gợi nhớ. Từ miền Bắc, người xem có dịp gặp lại Thăng Long thành, ngắm những tà áo học trò vừa thơ ngây vừa quyến rũ, và cầm trên tay cành họa Phượng gợi đầy hương mùa Hạ. Hình ảnh Nhà Thờ Hà Nội, và khung cửa kính mờ trong cơn mưa làm người viết liên tưởng đến những năm tuổi thơ, quần "soọc", áo khoác, tung tăng băng qua sân nhà thờ đến trường Dũng Lạc, rồi nhớ đến những cánh bướm to bằng cái quạt bay sập xè trên ngoại ô Quan Thánh, tiếng rì rầm của ve sầu yêu nhau trong vườn Bách Thảo, và chuồn chuồn tuổi thơ bay vì vèo qua mắt. Nghe các bản nhạc ấm áp, kỷ niệm ở đâu bỗng trùng trùng điệp điệp hiện về, làm người xem ngơ ngẩn. Hà Nội ơi! Nhớ về thành phố xa xôi, ánh đèn giăng mắc muôn nơi...

Rời Hà Nội, miền Bắc thân yêu, nơi chào đời ấm áp đến miền Nam, gạo trắng nước trong, những chiếc áo bà ba nõn nà, các đồng lúa chín vàng, thẳng cánh cò bay, và các cây cầu khỉ rung rinh. Rồi thân thiết nhất là Sàigon, "Sàigon, em ở đó" có tiếng rao đêm "Ai.. hột dịt lộn không"" có Hủ Tiếu "xực tắc", có cà phê "xây chừng", mãng cầu xiêm, và sầu riêng thơm từ trong nhà ra ngoài ngõ. Ôi! Tiếng ca ngào nghẹn, câu vọng cổ ngọt như mía hấp, giọng hò cắt ngang trái tim, muốn bổ đôi ra, như trái măng cụt có tới mấy trái tim nho nhỏ...

Nhưng, tất cả những xúc động, nôn nao ấy, không làm người xem rơi lệ, mà những giọt nước mắt đã trào ra khi về thăm Huế, Mậu Thân năm ấy... Huế đang vui với những tà áo trắng thì bỗng không ngờ, "Ầm!"  Huế nổ tung, Huế gẫy đôi như chiếc cầu kia. Khói lửa bốc lên! Khán giả lặng đi! Bao trái tim ngưng đập!

Huế áo trắng học trò thành Huế khăn tang, Huế giẫy dụa, Huế khóc nức nở bên những đống xương người, Huế gục xuống, Huế lặng đi, Huế Tan Nát, Huế nhìn các mớ tàn xương được bốc lên từ các cái hố khổng lồ chôn xác người. Ôi! Giọng ca não nuột, "xác nào là em tôi duới hố hầm này..." Cặp mắt thơ ngây của em tôi đã nhắm lại, cánh tay của em đã rời rã, đạn của Cộng Quân đã chấm dứt tuổi thơ của em, dao của Cộng Quân đã "giải phóng" em khỏi cuộc đời. Chắc trước khi nhắm mắt, em còn nghe tiếng cuốc bổ vào đầu nghe lạnh tanh, khô khốc,  hay tiếng súng lên đạn lách cách, hoặc tiếng hô "Bắn bỏ mẹ chúng nó đi" gào lên trong buổi sáng nào, Cộng Quân ào vào hùng hùng hổ hổ, xua, đuổi, bắn, giết, tiêu, diệt.. dưới danh  nghĩa "quân giải phóng".

Huế thơ mộng như thế, Huế tím đẹp như thế, Huế với tóc thề nõn nà như thế đã bị một lũ người không tim vùi, dập, đập, phá tan tành. Ôi, cho mãi đến ngàn sau, vết thương trong tim người xứ Huế vẫn còn nứt vỡ. Huế cố đô ơi! Ta thương em, thương những vết rong rêu của sử sách. Ta yêu em, yêu người tình cũ kỹ mà thủy chung. Ta hận lũ người kia đã vùi dập em không thương tiếc. Ta vùi đầu trong nước mắt. Ta nức nở trong nỗi căm thù. Ta hận ta không được băng bó các vết thương trong tim em lúc ấy. Chỉ mong một ngày ta về lại thăm em, người tình chung thủy không rời, và mong những dấu kỷ niệm của nghìn năm vẫn còn đó, mãi mãi không phai.

Ta cũng mong, một ngày ra Hoàng Sa và Trường Sa, không xa Huế lắm, để hôn lên những hòn đá mà ngày xưa, tổ tiên chúng ta, đã vun đắp bằng bao mồ hôi, máu lệ. Xương cốt của những người tiền nhiệm còn đâu đó, quanh hải đảo, trên đỉnh núi, hay ven bãi bờ. Hồn thiêng của các anh linh tử sĩ còn mãi mãi trên cao, nhìn ngắm giang sơn đất nước một giải hình chữ S mặn mà, mà chương trình Thúy Nga Paris đã lồng lộng giương cao trong một buổi chiều ấm áp.

Cám ơn Thúy Nga Paris đã tặng năm tiếng đồng hồ kỷ niệm vui ắp, buồn dâng. Cám ơn Thúy Nga Paris đã cho xem lại các hình ảnh khiếp hãi của Tết Mậu Thân. Cám ơn Thúy Nga Paris đã đem thông tin về Hoàng Sa và Trường Sa vào văn nghệ, để lớp trẻ mọi nơi hiểu thêm về lịch sử cha ông, mong thế hệ sau này sẽ đòi lại đuợc giang sơn gấm vóc. Cám ơn các nghệ sĩ, ca sĩ đã dồn tâm hồn trong tiếng ca, điệu vũ dân tộc, cho tim  chúng tôi, một buổi bỗng hồng lên, sôi sục sức sống và tình yêu quê hương. "Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi!"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.