Hôm nay,  

Câu Chuyện Thể Thao: Điền Kinh

10/12/200800:00:00(Xem: 5877)
Câu Chuyện Thể Thao: Điền Kinh
Tiền Đạo
Trong phần Câu Chuyện Thể Thao lần này, chúng tôi xin được cùng quý vị tìm hiểu chi tiết về môn "Điền Kinh" (Athletics). "Điền Kinh" là môn thể thao tổng hợp những bộ môn tranh tài trên mặt đất với đặc tính căn bản dựa vào thể lực tuyển thủ gồm các động tác chạy, nhảy, ném, đi bộ v.v…
Thông thường, những cuộc tranh tài của các bộ môn chuyên về động tác như chạy, nhảy, ném đều được tổ chức tại những sân vận động ngoài trời. Riêng các môn chạy thì được quy định tranh tài trên những đường đua kẻ vạch màu trắng bao bọc chung quanh khu vực chính giữa vận động trường, còn về những môn nhảy hoặc némthì tùy theo trường hợp cũng có nơi tranh tài được thiết trí ở giữa sân hoặc góc sân v.v…Ngoài ra, môn chạy "việt dã", tức Marathon thì được tranh tài trên những đường phố bên ngoài sân vân động.
"Giải Điền Kinh Thế Giới" (World Championships Athletics) được Liên Đoàn Điền Kinh Quốc Tế (IAAF: International Association Athletics Federation) tổ chức lần đầu tiên tại Phần Lan vào năm 1983. Đương thời, "Giải Điền Kinh Thế Giới" tổ chức theo quy định 4 năm 1 lần, nhưng từ "Giải Điền Kinh Thế Giới lần thứ 3 năm 1991 tại Tokyo, thời gian tổ chức định kỳ này đã rút ngắn xuống còn 2 năm 1 lần.
Trong những cuộc tranh tài điền kinh, các bộ môn khác nhau có thể được tổ chức cùng lúc tại nhiều vị trí trên sân vận động với quy định tối đa là 5 bộ môn. Hình thức thi đấu này có những ưu khuyết điểm như: khán giả được theo dõi cùng một lúc 5 bộ môn nhưng cũng chính vì vậy mà không thể tập trung theo dõi kỹ một bộ môn riêng biệt nào trừ phi họ di chuyển từ góc sân này đến phần sân khác để đến gần vị trí thi đấu của từng bộ môn. Các đài truyền hình chiếu trực tiếp những trận thi đấu cũng gặp khó khăn trong bố cục phân cảnh chuyển hình những pha hào hứng.
Về lịch sử, bộ môn điền kinh được xem như bắt nguồn từ "Thế Vận Hội Cổ Đại" lần thứ Nhất tại Hy Lạp vào năm 778 trước Công Nguyên. Lúc đó, môn điền kinh chỉ tổ chức hình thức hạy đua ở cự ly ngắn gọi là "Stade Race". Hơn nữa, trong thời cổ đại, môn điền kinh còn được tranh tài qua các đại hội thể thao như:
- Đại Hội Pythian (Pythian Games, hoặc còn gọi là Pythian Festival): tổ chức từ năm 527 trước Công Nguyên theo chu kỳ 4 năm 1 lần tại địa danh Delphi của Hy Lạp.
- Đại Hội Nemea (Nemean Games): tổ chức từ năm 516 trước Công Nguyên tại địa danh Argos của Hy Lạp theo chu kỳ 2 năm 1 lần.
- Đại Hội Isthmia (Isthmia Festival): tổ chức từ năm 523 trước Công Nguyên tại địa danh Korinthos của Hy Lạp theo chu kỳ 2 năm 1 lần.
- Đại Hội Roma: là đại hội thể thao khởi nguồn từ vùng Etruria của Ý Đại Lợi nên các bộ môn điền kinh không được ưa chuộng bằng môn đua xe ngựa, đô vật và đánh kiếm.
Sau đó, các sắc tộc người Celts, người Goeth ở trung tâm khu vực Châu Âu cũng bắt đầu tổ chức những kỳ đại hội điền kinh hàng năm. Tuy nhiên, những kỳ đại hội điền kinh này đều ít nhiều liên quan đến những cuộc diễn tập quân sự nên không mang tính cách tranh tài chuyên biệt của lĩnh vực thể thao. Đến thời Trung Cổ, phong trào luyện tập các bộ môn cưỡi ngựa, đấu kiếm, cưỡi ngựa, đấu thương, bắn cung của giới quý tộc rất thịnh hành nên cũng kèm theo sự phổ biến rộng rãi của các động tác chạy, nhảy, đấu vật v.v…trong mục đích rèn luyện thể lực. Qua đó, giới quý tộc thường tổ chức những cuộc tranh tài các bộ môn điền kinh với đủ loại hình thức. Chẳng hạn như những cuộc so tài giữa các phe nhóm, dòng họ đối nghịch nhau do đối phương khiêu chiến, hoặc những kỳ đại hội thể thao giữa các nhóm thân hữu trong tính cách giải trí, rèn luyện thể lực, hay những cuộc thi tuyển để chọn nhân tài phục vụ cho triều đình v.v…

Theo dòng thời gian trôi chảy trong bối cảnh hình thành các phong trào hoặc những cuộc thi tài thể thao này, môn điền kinh cũng được phát triển rộng lớn trên toàn cõi Châu Âu. Thế nhưng, từ khoảng thế kỷ thứ 13 đến thế kỷ thứ 16, triều đình Anh Quốc đã áp dụng chính sách giới hạn những cuộc tranh tài thể thao của các môn điền kinh để tránh làm ảnh hưởng đến mục đích luyện tập môn xạ tiễn (Archery) của quân đội. Và sau khi lệnh nghiêm cấm tổ chức những kỳ đại hội thể thao được bãi bỏ vào đầu thế kỷ thứ 17 thì tại xứ sở sương mù mới trở lại phong trào thịnh hành các môn điền kinh như xưa. Bước sang thế kỷ thứ 19, do ảnh hưởng của việc đưa thể thao vào chương trình giảng dạy trong học đường, môn điền kinh được chính thức hệ thống hóa tại Anh Quốc dưới sự điều động và vận hành của các tổ chức chuyên nghiệp. Về điểm này, có một số giả thuyết cho rằng các bộ môn điền kinh được đưa vào chương trình giáo dục lần đầu tiên tại Trường Sĩ Quan Lục Quân Hoàng Gia Sandhurst (The Royal Military Academy Sandhurst) vào khoảng năm 1812, nhưng cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào xác thực sự kiện này.
Sau thời kỳ Phục Hưng, điền kinh đã phát triển thành môn thể thao cận đại tại Châu Âu và từ sau kỳ Thế Vận Athenes năm 1896, tức Thế Vận Hội Cận Đại lần thứ Nhất, điền kinh được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới. Riêng tại Nhật Bản, môn điền kinh được các giáo sư người Anh truyền bá tại Học Viện Hải Quân Hoàng Gia từ thời sơ kỳ triều đại vua Minh Trị Thiên Hoàng (Meiji Tenno). Trong lần đầu tiên tham gia Olympic ở kỳ Thế Vận Hội lần thứ 5 vào năm 1912 tại Stockholm-Thụy Điển, Nhật Bản cũng đưa ra 2 tuyển thủ tranh tài môn điền kinh là Mishima Yahiko (môn chạy đua cự ly ngắn, trung bình) và Kanaguri Shiso (môn chạy đua cự ly dài).
So với các môn khác, điền kinh có nhiều hình thức tranh tài nhất vì ngay từ thời cổ đại Hy Lạp các động tác chạy, nhảy, ném v.v…đã trở thành những môn cơ bản trong các kỳ đại hội thể thao. Đồng thời, ngay từ kỳ Thế Vận Hội Cận Đại lần thứ Nhất tại Athens, điền kinh đã nhanh chóng được xem là bộ môn tranh tài chính thức và luôn được khán giả ái mộ cuồng nhiệt. Đến năm 1928, các nữ vận động viên điền kinh được chính thức tranh tài tại vũ đài Olympic.
Để thống nhất các đoàn thể, cơ quan điều hành môn điền kinh trên toàn thế giới, "Liên Đoàn Điền Kinh Quốc Tế IAAF" được sáng lập vào năm 1912, và IAAF đã tổ chức "Giải Điền Kinh Thế Giới" từ năm 1983 cũng như "Giải Điền Kinh Thế Giới Thi Đấu Trong Nhà" (World Indoor Championships In Athletics) từ năm 1985 cho đến nay. Ngoài vũ đài Thế Vận Hội và 2 giải điền kinh lớn này còn có "Giải Điền Kinh Châu Âu" (European Championships In Athletics) và "Giải Golden Laegue" cũng là những đại hội điền kinh chuyên biệt thu hút đông đảo khán giả theo dõi.
Về hình thức, điền kinh gồm có những bộ môn sau đây:
- Chạy đua cự ly ngắn: 100m, 200m, 400m (ngoài ra còn có những cự ly 50m, 60m, 300m tuy được công nhận kỷ lục lướt tốc nhưng không được áp dụng trong những giải đấu quốc tế)
- Chạy đua cự ly trung bình: 800m, 1500m, 3000m (ngoài ra còn có những cự ly 1000m, 1 mile, 2000m tuy được công nhận kỷ lục lướt tốc nhưng không được áp dụng trong những giải đấu quốc tế)
- Chạy đường trường: 5000m, 10.000m, chạy Marathon (42,195km) (ngoài ra còn những cự ly 21,0975km và trên 42,195km tuy được công nhận kỷ lục lướt tốc nhưng không được áp dụng trong những giải đấu quốc tế)
- Chạy tiếp sức: 400m, 1600m (ngoài ra còn có những cự ly 800m, 3200m, 6000m tuy được công nhận kỷ lục lướt tốc nhưng không được áp dụng trong những giải đấu quốc tế)
- Chạy vượt chướng ngại vật: 100m, 110m, 400m, 3000m (ngoài ra còn có những cự ly 60m, 200m, 300m, 2000m tuy được công nhận kỷ lục lướt tốc nhưng không được áp dụng trong những giải đấu quốc tế)
- Đi bộ: 500m, 20.000m, 50.000m (ngoài ra còn có những cự ly 3000m, 10.000m, 30.000m tuy được công nhận kỷ lục lướt tốc nhưng không được áp dụng trong những giải đấu quốc tế)
- Nhảy cao - Nhảy xa - Nhảy xa tam đoạn (tung người lên 3 lần) - Ném búa - Ném dĩa - Ném tạ - Ném lao - Các môn hỗn hợp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.