Hôm nay,  

Câu Chuyện Thể Thao: Điền Kinh

10/12/200800:00:00(Xem: 5879)
Câu Chuyện Thể Thao: Điền Kinh
Tiền Đạo
Trong phần Câu Chuyện Thể Thao lần này, chúng tôi xin được cùng quý vị tìm hiểu chi tiết về môn "Điền Kinh" (Athletics). "Điền Kinh" là môn thể thao tổng hợp những bộ môn tranh tài trên mặt đất với đặc tính căn bản dựa vào thể lực tuyển thủ gồm các động tác chạy, nhảy, ném, đi bộ v.v…
Thông thường, những cuộc tranh tài của các bộ môn chuyên về động tác như chạy, nhảy, ném đều được tổ chức tại những sân vận động ngoài trời. Riêng các môn chạy thì được quy định tranh tài trên những đường đua kẻ vạch màu trắng bao bọc chung quanh khu vực chính giữa vận động trường, còn về những môn nhảy hoặc némthì tùy theo trường hợp cũng có nơi tranh tài được thiết trí ở giữa sân hoặc góc sân v.v…Ngoài ra, môn chạy "việt dã", tức Marathon thì được tranh tài trên những đường phố bên ngoài sân vân động.
"Giải Điền Kinh Thế Giới" (World Championships Athletics) được Liên Đoàn Điền Kinh Quốc Tế (IAAF: International Association Athletics Federation) tổ chức lần đầu tiên tại Phần Lan vào năm 1983. Đương thời, "Giải Điền Kinh Thế Giới" tổ chức theo quy định 4 năm 1 lần, nhưng từ "Giải Điền Kinh Thế Giới lần thứ 3 năm 1991 tại Tokyo, thời gian tổ chức định kỳ này đã rút ngắn xuống còn 2 năm 1 lần.
Trong những cuộc tranh tài điền kinh, các bộ môn khác nhau có thể được tổ chức cùng lúc tại nhiều vị trí trên sân vận động với quy định tối đa là 5 bộ môn. Hình thức thi đấu này có những ưu khuyết điểm như: khán giả được theo dõi cùng một lúc 5 bộ môn nhưng cũng chính vì vậy mà không thể tập trung theo dõi kỹ một bộ môn riêng biệt nào trừ phi họ di chuyển từ góc sân này đến phần sân khác để đến gần vị trí thi đấu của từng bộ môn. Các đài truyền hình chiếu trực tiếp những trận thi đấu cũng gặp khó khăn trong bố cục phân cảnh chuyển hình những pha hào hứng.
Về lịch sử, bộ môn điền kinh được xem như bắt nguồn từ "Thế Vận Hội Cổ Đại" lần thứ Nhất tại Hy Lạp vào năm 778 trước Công Nguyên. Lúc đó, môn điền kinh chỉ tổ chức hình thức hạy đua ở cự ly ngắn gọi là "Stade Race". Hơn nữa, trong thời cổ đại, môn điền kinh còn được tranh tài qua các đại hội thể thao như:
- Đại Hội Pythian (Pythian Games, hoặc còn gọi là Pythian Festival): tổ chức từ năm 527 trước Công Nguyên theo chu kỳ 4 năm 1 lần tại địa danh Delphi của Hy Lạp.
- Đại Hội Nemea (Nemean Games): tổ chức từ năm 516 trước Công Nguyên tại địa danh Argos của Hy Lạp theo chu kỳ 2 năm 1 lần.
- Đại Hội Isthmia (Isthmia Festival): tổ chức từ năm 523 trước Công Nguyên tại địa danh Korinthos của Hy Lạp theo chu kỳ 2 năm 1 lần.
- Đại Hội Roma: là đại hội thể thao khởi nguồn từ vùng Etruria của Ý Đại Lợi nên các bộ môn điền kinh không được ưa chuộng bằng môn đua xe ngựa, đô vật và đánh kiếm.
Sau đó, các sắc tộc người Celts, người Goeth ở trung tâm khu vực Châu Âu cũng bắt đầu tổ chức những kỳ đại hội điền kinh hàng năm. Tuy nhiên, những kỳ đại hội điền kinh này đều ít nhiều liên quan đến những cuộc diễn tập quân sự nên không mang tính cách tranh tài chuyên biệt của lĩnh vực thể thao. Đến thời Trung Cổ, phong trào luyện tập các bộ môn cưỡi ngựa, đấu kiếm, cưỡi ngựa, đấu thương, bắn cung của giới quý tộc rất thịnh hành nên cũng kèm theo sự phổ biến rộng rãi của các động tác chạy, nhảy, đấu vật v.v…trong mục đích rèn luyện thể lực. Qua đó, giới quý tộc thường tổ chức những cuộc tranh tài các bộ môn điền kinh với đủ loại hình thức. Chẳng hạn như những cuộc so tài giữa các phe nhóm, dòng họ đối nghịch nhau do đối phương khiêu chiến, hoặc những kỳ đại hội thể thao giữa các nhóm thân hữu trong tính cách giải trí, rèn luyện thể lực, hay những cuộc thi tuyển để chọn nhân tài phục vụ cho triều đình v.v…

Theo dòng thời gian trôi chảy trong bối cảnh hình thành các phong trào hoặc những cuộc thi tài thể thao này, môn điền kinh cũng được phát triển rộng lớn trên toàn cõi Châu Âu. Thế nhưng, từ khoảng thế kỷ thứ 13 đến thế kỷ thứ 16, triều đình Anh Quốc đã áp dụng chính sách giới hạn những cuộc tranh tài thể thao của các môn điền kinh để tránh làm ảnh hưởng đến mục đích luyện tập môn xạ tiễn (Archery) của quân đội. Và sau khi lệnh nghiêm cấm tổ chức những kỳ đại hội thể thao được bãi bỏ vào đầu thế kỷ thứ 17 thì tại xứ sở sương mù mới trở lại phong trào thịnh hành các môn điền kinh như xưa. Bước sang thế kỷ thứ 19, do ảnh hưởng của việc đưa thể thao vào chương trình giảng dạy trong học đường, môn điền kinh được chính thức hệ thống hóa tại Anh Quốc dưới sự điều động và vận hành của các tổ chức chuyên nghiệp. Về điểm này, có một số giả thuyết cho rằng các bộ môn điền kinh được đưa vào chương trình giáo dục lần đầu tiên tại Trường Sĩ Quan Lục Quân Hoàng Gia Sandhurst (The Royal Military Academy Sandhurst) vào khoảng năm 1812, nhưng cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào xác thực sự kiện này.
Sau thời kỳ Phục Hưng, điền kinh đã phát triển thành môn thể thao cận đại tại Châu Âu và từ sau kỳ Thế Vận Athenes năm 1896, tức Thế Vận Hội Cận Đại lần thứ Nhất, điền kinh được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới. Riêng tại Nhật Bản, môn điền kinh được các giáo sư người Anh truyền bá tại Học Viện Hải Quân Hoàng Gia từ thời sơ kỳ triều đại vua Minh Trị Thiên Hoàng (Meiji Tenno). Trong lần đầu tiên tham gia Olympic ở kỳ Thế Vận Hội lần thứ 5 vào năm 1912 tại Stockholm-Thụy Điển, Nhật Bản cũng đưa ra 2 tuyển thủ tranh tài môn điền kinh là Mishima Yahiko (môn chạy đua cự ly ngắn, trung bình) và Kanaguri Shiso (môn chạy đua cự ly dài).
So với các môn khác, điền kinh có nhiều hình thức tranh tài nhất vì ngay từ thời cổ đại Hy Lạp các động tác chạy, nhảy, ném v.v…đã trở thành những môn cơ bản trong các kỳ đại hội thể thao. Đồng thời, ngay từ kỳ Thế Vận Hội Cận Đại lần thứ Nhất tại Athens, điền kinh đã nhanh chóng được xem là bộ môn tranh tài chính thức và luôn được khán giả ái mộ cuồng nhiệt. Đến năm 1928, các nữ vận động viên điền kinh được chính thức tranh tài tại vũ đài Olympic.
Để thống nhất các đoàn thể, cơ quan điều hành môn điền kinh trên toàn thế giới, "Liên Đoàn Điền Kinh Quốc Tế IAAF" được sáng lập vào năm 1912, và IAAF đã tổ chức "Giải Điền Kinh Thế Giới" từ năm 1983 cũng như "Giải Điền Kinh Thế Giới Thi Đấu Trong Nhà" (World Indoor Championships In Athletics) từ năm 1985 cho đến nay. Ngoài vũ đài Thế Vận Hội và 2 giải điền kinh lớn này còn có "Giải Điền Kinh Châu Âu" (European Championships In Athletics) và "Giải Golden Laegue" cũng là những đại hội điền kinh chuyên biệt thu hút đông đảo khán giả theo dõi.
Về hình thức, điền kinh gồm có những bộ môn sau đây:
- Chạy đua cự ly ngắn: 100m, 200m, 400m (ngoài ra còn có những cự ly 50m, 60m, 300m tuy được công nhận kỷ lục lướt tốc nhưng không được áp dụng trong những giải đấu quốc tế)
- Chạy đua cự ly trung bình: 800m, 1500m, 3000m (ngoài ra còn có những cự ly 1000m, 1 mile, 2000m tuy được công nhận kỷ lục lướt tốc nhưng không được áp dụng trong những giải đấu quốc tế)
- Chạy đường trường: 5000m, 10.000m, chạy Marathon (42,195km) (ngoài ra còn những cự ly 21,0975km và trên 42,195km tuy được công nhận kỷ lục lướt tốc nhưng không được áp dụng trong những giải đấu quốc tế)
- Chạy tiếp sức: 400m, 1600m (ngoài ra còn có những cự ly 800m, 3200m, 6000m tuy được công nhận kỷ lục lướt tốc nhưng không được áp dụng trong những giải đấu quốc tế)
- Chạy vượt chướng ngại vật: 100m, 110m, 400m, 3000m (ngoài ra còn có những cự ly 60m, 200m, 300m, 2000m tuy được công nhận kỷ lục lướt tốc nhưng không được áp dụng trong những giải đấu quốc tế)
- Đi bộ: 500m, 20.000m, 50.000m (ngoài ra còn có những cự ly 3000m, 10.000m, 30.000m tuy được công nhận kỷ lục lướt tốc nhưng không được áp dụng trong những giải đấu quốc tế)
- Nhảy cao - Nhảy xa - Nhảy xa tam đoạn (tung người lên 3 lần) - Ném búa - Ném dĩa - Ném tạ - Ném lao - Các môn hỗn hợp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.