Hôm nay,  

Năm Ngày Nơi Cực Lạc

24/06/200800:00:00(Xem: 7308)

Pháp hội trang nghiêm.

Thật là một vinh hạnh khi Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã trở lại Úc Đại Lợi để thuyết pháp và hướng dẫn tu học trong năm ngày tại The Dome, Sydney Showground, Sydney Olympic Park, từ ngày 11 đến ngày 15 tháng 6 năm 2008 (http://www.dalailamainaustralia.org/).

Khác với những chuyến đi trước, thường gồm những buổi nói chuyện với công chúng tại các tiểu bang nước Úc, lần này Đức Đạt Lai Lạt Ma dành thời gian năm ngày ở Sydney để thuyết giảng bài giáo pháp cổ điển “Các Giai - tầng Thiền định” (“Stages of Meditation”) của Ngài Đại Sư Ấn Độ Kamalashila.  Theo Đức Đạt Lai Lạt Ma, “Bài pháp này là chìa khóa để mở cửa vào tất cả kinh điển chính yếu của Phật giáo”, đã được tất cả các truyền thống Phật giáo tôn kính từ ngày Ngài Kamalashila giáo huấn.

Được biết, “Giáo pháp của Ngài Kamalashila trình bày toàn bộ tinh yếu của Con đường Giác ngộ trong 10 chương ngắn, đặc biệt nhấn mạnh vào thiền chỉ và thiền quán.  Ngài cẩn trọng giảng rõ phương cách thiền từ cơ cấu đến các thời thiền định như là gạch nối giữa triết lý Phật giáo và chứng nghiệm trong tâm thức của hành giả.  Căn nguyên về bản chất của sự tỉnh thức, phát khởi từ sự thực hành thiền định hầu chuyển hóa thành trí huệ trực chứng cần thiết để đạt được giác ngộ sẽ được Đức Đạt Lai Lạt ma giải thích” (http://www.dalailamainaustralia.org/).

Buổi tối ngày thứ ba 10 tháng 6 năm 2008, hàng trăm thiện nguyện viên từ các tiểu bang nước Úc, và cả từ Tân Tây Lan, đã tụ về địa điểm The Dome, để được phổ biến những điều cần biết để làm tròn công tác thiện nguyện.  Qua sự đóng góp của các thiện nguyện viên, dưới sự hướng dẫn của chư Tăng Ni, The Dome đã biến thành một nơi Đạo Tràng nghiêm tịnh, với tràng phan bảo cái, chính giữa là Tôn Dung Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật trong tư thế thiền định, tay thủ ấn Xúc Thổ đánh dấu thời điểm Đức Phật Thành Đạo dưới cội Bồ Đề.  Bên phải Đức Bổn Sư là Tôn Dung Đức Chenrezig, vị Hóa Thân Thiên Thủ Thiên Nhãn của Đức Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát.  Bên trái Đức Bổn Sư là Tôn Dung Đức Chenrezig, vị Hóa Thân Quan Âm Tứ Tý, và Tôn Dung Đức Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.

 Chính giữa là Pháp Tòa, nơi Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết giảng, hai bên trải tọa cụ để chư Tôn Đức Tăng Ni từ các truyền thống khác nhau ngồi nghe Pháp.  Được biết có 280 vị Tăng Ni về tham dự, gồm có các Tăng Ni theo truyền thống Nguyên Thuỷ như Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan; Bắc Tông như Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản; và các tông phái khác nhau của Phật Giáo Tây Tạng như Gelugpa, Shakya, v.v.  trong đó có Geshela Thubten Tenzin từ Darwin, Geshela Tashi Tsering và Geshela Jamyang từ Chenrezig Institute, Brisbane, Gyatso Rigzin (Gyatul) Rinpoche từ nước ngoài mới đến Sydney, là những vị đã từng dạy bảo và truyền giới pháp cho con trong thời gian ở Darwin và Brisbane.  Quý Thầy Cô Việt Nam có Hòa Thượng Phương Trượng chùa Pháp Bảo, Sydney, Thượng Tọa Viện Chủ Tu Viện Vạn Hạnh, Canberra, quý Thầy Trụ Trì chùa Quang Minh, Melbourne, chùa Nguyên Thiều, Sydney, chư Tăng chùa Huyền Quang, Sydney, Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, …

 Trong suốt năm ngày, đã có khoảng 6000 người từ 12 nước trong vùng Châu Á Thái Bình Dương về tham dự.  Ngoài hai thời Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng pháp vào buổi sáng và chiều, còn có các thời thiền định, tụng kinh, các buổi thảo luận và những buổi tham vấn riêng với chư Tăng Ni trong suốt khóa học.  Như vậy, chương trình năm ngày này được xem như là một lần nhập thất với những ai ao ước muốn tu học và thực hành đầy đủ.  Quả nhiên, “đây chính là nhân duyên hiếm quý và quan trọng để hiểu rõ tại sao thiền định đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong Phật giáo và trong đời sống tâm linh nói chung và lại được hướng dẫn và thực hành với chính thân và lời chỉ dạy của Đức Đạt Lai Lạt Ma” (http://www.dalailamainaustralia.org/).

Được biết chuyến bay đưa Đức Đạt Lai Lạt Ma đến Úc gặp trở ngại kỹ thuật nên thay vì đến Sydney vào chiều thứ ba, đến sáng thứ tư Ngài mới đến, và Ngài đã đến thuyết giảng ngay để giữ đúng hẹn với Phật tử.  Thật là một điều rất cảm động và là một duyên phước hy hữu cho những ai được có mặt ở Sydney để nghe Ngài thuyết giảng.  Có những tình nguyện viên vì được giao phó nhiệm vụ ở nơi khác không được nghe giảng, nhưng vẫn có niềm vui là biết rằng đang ở cùng nơi chốn với Ngài, và cảm nhận được sự mầu nhiệm do sự hiện hữu của Ngài trong lúc này và ở đây đem lại.  Quả đúng như trong Kinh A Di Đà, trong năm ngày qua ở Sydney, được cùng Chư Thượng Thiện Nhơn ở chung một chỗ, sáng chiều được nghe pháp, được nhìn thấy những khuôn mặt rạng rỡ, những ánh mắt hoan hỷ, nào khác nơi Cực Lạc phương Tây!

Thêm vào những thời pháp quý báu, vào chiều thứ bảy ngày 14 tháng 6 năm 2008, Đức Đạt Lai Lạt Ma còn có buổi thuyết giảng cho công chúng về “Tìm Mục đích cho Cuộc Sống”, có hơn 6000 người tham dự và nghe giảng về việc ứng dụng lòng từ bi và sự thông cảm trong cuộc sống hằng ngày, từ gia đình ra ngoài xã hội, cho đến quốc gia và thế giới.

Đặc biệt vào ngày cuối, sáng chủ nhật 15 tháng 6 năm 2008, có Lễ Quán Đảnh (Chenrizig Initiation), có thể được hiểu là buổi Lễ Truyền Pháp Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn.  Quan Âm là biểu hiện lòng Từ Bi của Phật.  Ngàn tay tượng trưng cho việc chìa tay ra cứu khổ chúng sinh ở khắp mọi phương, và ngàn mắt tượng trưng cho việc thấy rõ mọi chúng sinh và tiềm năng giác ngộ của họ.  Trước khi nhận Lễ Quán Đảnh, hành giả được Đức Đạt Lai Lạt Ma hướng dẫn thọ Tam Quy và Ngũ Giới, mà theo Ngài là Ba La Đề Mộc Xoa của hàng Phật tử tại gia.  Sau đó, Phật tử còn được truyền Bồ Đề Tâm Ấn và Bồ Tát Giới rồi mới lãnh thọ phép Quán Đảnh Quán Âm.  Khi đó, hạt giống tình thương được gieo vào trong tâm hành giả, hạt giống này được truởng dưỡng qua việc tu tập hằng ngày cho đến lúc đức Từ Bi viên mãn rốt ráo.  Đức Đạt Lai Lạt Ma ban cho tất cả những vị thọ phép Quán Đảnh Quán Âm một tantric name chung và khuyên tất cả nên trì chú Om Mani Padme Hung ít nhất là 100 biến mỗi ngày để thực hành thiền định du già và thành tâm giúp ích mọi loài.

Ngoài ra, quý Thầy Tây Tạng còn tạo Sand Mandala, hoa Mạn Đà La bằng cát, là Mạn Đà La của Đức Quán Âm.  Sau buổi giảng pháp sau cùng vào chiều chủ nhật 15 tháng 6 năm 2008, quý Thầy làm lễ xả bỏ hoa Mạn Đà La, đây là một bài học về vô thường và tinh thần xả ly rất cao quý, không dính mắc vào những việc đã làm, cho dầu là việc tốt đẹp.

Hợp rồi tan, đến rồi đi, năm ngày quả thật quá ngắn ngủi với những tấm lòng khao khát Phật Pháp, với những ai có đủ cơ duyên quý hiếm được thân cận một vị Đạo Sư cao cả hiếm có.  Tuy nhiên, những lời dạy trân quý của Ngài vẫn còn âm vang trong tâm thức mỗi người, và khi mỗi ngày lần chuỗi trì chú Om Mani Padme Hung thì như có Ngài đang hiện hữu bên cạnh khuyên răn nhắc nhở Từ Bi Tâm, Bồ Đề Tâm và Bồ Tát Hạnh.

Tâm Quang ghi nhanh

Mùa Đông Brisbane 2008

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.