Hôm nay,  

Ý Kiến Về Đề Nghị Giáo Hội Cho Phép LM Lập Gia Đình

18/04/200800:00:00(Xem: 11116)

(Lời tòa soạn: Bài này đuợc viết hoàn toàn theo ý kiến cá nhân của tác giả, không phản ánh chủ trương của tờ báo.)

Gần đây, trong dịp Đức Thánh Cha thăm viếng Hoa Kỳ, một số ý kiến quan trọng liên quan đến việc thay đổi lề lối sinh hoạt của Giáo Hội Công Giáo lại được đưa lên bàn thảo luận, trong đó có việc đề nghị cho linh mục được lập gia đình, nói vắn gọn hơn, được lấy vợ , đẻ con, nuôi cháu trong khi vẫn tiếp tục đời sống phục vụ đức tin.

Điều đáng quan tâm là số vị đưa ra ý kiến này càng ngày càng tăng, không phải chỉ trong những người nghiên cứu về đức tin và sinh hoạt Công giáo, mà theo tin báo chí, còn phát xuất từ một số linh mục và tu sĩ nữa.

Lý do chính mà những người ủng hộ đề nghị này đưa ra là đời sống tu trì độc thân lâu dài sẽ đem lại những khủng hoảng về sinh lý, khiến cho việc phục vụ không được trọn vẹn. Nhiều vị tu sĩ đã bỏ ra ngoài đời, trong khi số người tình nguyện hiến mình cho Chúa càng ngày càng giảm đi. Điều này làm cho số linh mục giảm đi rất nhiều, hiện nay Giáo Hội không còn đủ tu sĩ để chăm lo phần hồn cho các giáo hữu như xưa nữa. Một số giáo khu phải giảm bớt hoạt động, đóng cửa một số nhà thờ. Những nơi khác thì phải chờ lịch trình phụng vụ luân phiên và tạm thời. Nhưng trên hết, vì sự khủng hoảng không lối thoát của tâm sinh lý đã gây ra hàng loạt những vụ kiện sách nhiễu tình dục, khiến Giáo Hội phải đương đầu với dư luận cũng như với tình hình tài chánh sút giảm một cách nghiêm trọng. Chỉ nội trong hai  năm 2006-2007, Gíao Hội đã phải chi ra gần tỷ đồng để bồi thường cho những vụ tố cáo sách nhiễu tình dục trong giới tu sĩ, khởi đầu từ giáo phận Boston rồi lan ra các nơi khác như những đám cháy khó dập tắt. Đức Giáo Hoàng, trong chuyến bay sang Mỹ, đã tỏ ra rất buồn bã về sự kiện này. Ngài đã tuyên bố một cách cương quyết là không để cho một ai có tư tưởng không trong sáng được phục vụ với tư cách một giáo sĩ.

Tuy nhiên, thực tế, cũng khó mà kiểm soát 100% các sinh hoạt của các giáo hội trên hoàn vũ, vì nếu có sự bao che của cấp trên, các vụ việc sai trái sẽ tiếp tục chìm trong bóng tối của thánh đường. Các vụ kiện về sách nhiễu tình dục mới được giải quyết tại Hoa Kỳ, nơi quyền Tự Do của người dân được bảo đảm tuyệt đối, nhưng còn tại các quốc gia khác, có thể mọi khiếu nại sẽ chỉ được giải quyết âm thầm hoặc không bao giờ đuợc đưa ra ánh sáng.

Do đó, nhiều nhà nghiên cứu và cả một số tu sĩ đã liên tục đề nghị Giáo Hội Công Giáo cho phép các tu sĩ được lập gia đình để giải quyết vấn nạn này, đồng thời để tăng cường lực lượng "chủ chăn", hầu bảo vệ được Đạo Chúa trước nguy cơ trở thành lẻ loi rồi có ngày sẽ hòa tan vào trong giòng sống của xã hội.

Nguợc lại với quan điểm trên là hai thái độ của giáo dân: im lặng trong âu lo hoặc phản bác mạnh mẽ. Thành phần im lặng trong âu lo là của đa số giáo dân, không biết dùng phương tiện nào để bầy tỏ ý kiến của mình. Họ không có diễn đàn để phát biểu ý kiến vì Giáo Hội chưa tạo diễn đàn cho giáo dân nói lên những suy tư của mình trước các xung đột thầm lặng xẩy ra trong Giáo Hội. Chỉ có một số nhỏ tu sĩ, đại diện cho gần một tỷ giáo hữu, lên tiếng phản bác trong các cuộc hội thảo của các chuyên viên thần học cũng như trong vài Hội Nghị các Giám Mục hoàn vũ. Đọc lại báo cáo của các cuộc hội thảo này, giáo hữu chỉ thấy lặp lại những tín lý quen thuộc từ ngàn xưa trong Tân Ước, mà không đi thẳng vào nhu cầu và nguyện vọng của giáo dân trong thế kỷ mới, thế kỷ của Hoàng Đế Vật Chất, của Nữ Hoàng Tính Dục, và của Cá Nhân Chủ Nghĩa, khi mà quyền lợi riêng tư của Con Người Độc Lập được đề cao và phát triển tối đa.

Những tín lý này, những lời giải thích này chưa phản biện được sự thật trần truồng của Nhu Cầu Tính Dục Căn Bản của nhân loại, mà vẫn khép nép trong tà áo tu trì mỏng manh, khi mà chỉ cần một nhát kéo cám dỗ đơn giản, tà áo chùng sẽ bị rách toạc từ trên xuống dưới. Dĩ nhiên, nói thế không phải là không có những đối diện trực tiếp của các vị tu sĩ can đảm, dám nói thẳng, nói thật trên cung Thánh. Có vị linh mục đã mạnh dạn phát biểu: "Tôi chỉ là thường nhân như anh, chị, em, cũng có những đòi hỏi khủng khiếp của vật chất, của xác thịt. Linh mục không phải là thần thánh. Linh mục chỉ là những cá nhân phải chiến đấu chống lại những đòi hỏi đó hàng ngày, hàng giờ, hàng phút, hầu mục tiêu hiến thân phục vụ cho Thiên Chúa được viên mãn." Một linh mục chia sẻ những trận bão riêng tư: "Rất nhiều lần, những hình ảnh cám dỗ, nhơ bẩn khủng khiếp tràn ngập trong tôi." Vị khác lại nói trên tòa giảng thẳng thắn hơn, không quanh co: "Tôi mong các vị phụ nữ đừng vào phòng tôi. Nếu muốn thăm tôi, xin ngồi ngoài phòng khách, chờ tôi ra tiếp. Tôi không muốn theo chân của vị tiền nhiệm của tôi, đã bỏ ra ngoài đời, chỉ vì các bà cứ xông vào phòng một cách tự tiện." Một vị khác, khi bị tấn công kinh hoàng, đã ngào nghẹn: "Xin các bà, các chị để cho tôi tiếp tục thực hiện lời khấn dâng mình cho Thiên Chúa của tôi. Đừng quấy rầy tôi nữa!" Trong một lần tâm sự, một linh mục trẻ (đã quá cố) cho biết: "Thật kinh hãi khi một đêm mưa như trút, một bà kiếm cớ chạy vào nhà Xứ, quần áo ướt hết, dính sát vào thân mình, đập cửa rối rít, "Cha! Cha! Con cần giúp đỡ! Tôi phải hét to: "Ma Quỷ! Cút ngay!" Rồi sau đó, quỳ xuống đọc kinh mà lòng rung động tưởng chết!"

Những phản biện đó, tuy hùng hồn, nhưng chỉ là những phản kháng đơn lẻ, thụ động của các vị chủ chăn dũng cảm, đã nhìn vào sự thật không tránh né. Nhưng, từ đó, người quan sát đã thấy rằng một cuộc chiến không cân sức đang xẩy ra, giữa hai lực lượng không tương quan, một bên là lực lượng các Anh hùng muốn Tử vì Đạo mỗi ngày mỗi hao hụt, bên kia là giá trị Vật Chất và Tính Dục đang ầm ào đổ xuống thánh đường, với những cám dỗ làm tê liệt tay chân. Những tráng sĩ của Chúa như người thuyền trưởng trên chiếc tầu mỏng manh, đang đối phó với cơn bão dữ, mà không mong nhận được sự trợ giúp nào trong lúc biển cả mênh mông gào thét. Họ đã cương quyết chống lại lời mời gọi của sự lập gia đình vì hiểu rằng, một khi linh mục được lấy vợ, thì hàng hàng lớp lớp phiền toái sẽ xẩy ra, sẽ phải hệ lụy với tiền bạc, tiền học cho con, tiền trang sức của vợ, với những lần bỏ làm lễ chỉ vì vợ đi sanh con, sẽ bị chia trí khi dâng lễ mỗi sáng vì một đứa con hư, hay con bệnh. Một khi được phép lấy vợ, những linh mục trẻ tuổi sẽ nhất định chia trí trong các buổi dâng lễ hàng ngày khi bắt gặp một bóng hồng lả lướt. Tay dâng Mình Thánh sẽ run, lời cầu nguyện sẽ bị ngắt đoạn. Lễ nghi sẽ chỉ là những ràng buộc làm khó chịu tâm can... Rồi, từ hôn nhân, lại có thể nẩy ra ngoại tình, lấy được một vợ, thì cũng có thể ly dị vợ, lấy bà hai, bà ba.. Vấn đề đầu tiên là danh xưng, sẽ phải thay đổi, từ "Cha" sẽ biến thành "con" của gia đình bên vợ, thành "bố", thành "ông" của lũ con, cháu mình. Điều linh tinh nữa không thể không kể đến là bên cạnh các "Cha" vẫn có các "Sơ". Nay "Cha" biến thành "Bố", thì "Sơ" cũng có thể thành "Mẹ" thiệt sự, vừa làm "Mẹ Bề Trên" vừa là "Mẹ" mấy đứa nhỏ, vừa cho con  bú, vừa điều hành tu viện. Những liên hệ của "Cha" với "Sơ" sẽ thay đổi, có thể vừa là bạn, vừa là nhân tình. Những "Sơ" đuợc gửi đến nhà xứ để phụ Cha về giáo lý, lại có thể biến thành vợ của Cha. Phòng của Cha Sở trở thành phòng riêng của đôi uyên ương, Cha Sở và Bà Sơ. Rồi tiếng con nít khóc râm ran trong nhà xứ, trẻ con chạy nhẩy linh tinh bên cung Thánh. Cha đang dâng lễ, con chạy vô, khóc gọi: "Bố ơi! Thằng cu tí đánh con!" Hoặc: "Mẹ gọi bố về, đưa mẹ đi đẻ!"

Bao hoạt cảnh sẽ làm náo loạn Nhà Chung, nơi thực hiện lời Chúa: "Các con hãy vác Thánh Giá mà theo Cha!" Thánh Giá lúc ấy sẽ êm đềm toàn nệm bông, nhung gấm, ai cũng dành vác. Vừa có "dóp" thơm, có nhà ở, có vợ đẹp, con ngoan, vừa được trọng vọng vì đuợc làm "bố" của thiên  hạ.

Đến lúc ấy, những vị đòi hỏi phải cho Linh Mục được lấy vợ sẽ hài lòng, toại nguyện. Nhưng không biết rằng, lúc ấy có còn cái gọi là... Giáo Hội Công Giáo nữa không, vì có thể giáo hữu đã bỏ đi hết rồi. Không còn chi là tu trì, hãm mình, vác Thánh Giá nữa, vậy thì chả cần nhà thờ, nhà chung, nhà xứ quẩn quanh. Cần chi xưng tội, chịu lễ. Mấy ông Cha chưa chắc không mắc tội giống mình, có khi còn kinh hoàng hơn, làm sao có tư cách mà giải tội cho ai! Thôi thì sống thoải mái ở nhà, cần đến Chúa, thì mở sách ra đọc một mình.

Như thế, nếu phe đòi hỏi cho linh mục đuợc lấy vợ mà thắng thì cuộc chiến giữa Thiên Chúa và cuộc đời đã hoàn tất. Thế gian đã thắng Đạo. Cá Nhân chủ nghĩa đã vinh quang hơn hẳn cuộc hy sinh và tử nạn trên thập giá. Có lẽ Chúa lại phải đến để cứu độ nhân loại một lần nữa. Amen.

Chu Tất Tiến.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong thế giới đấu tranh sinh tồn của loài vật, chuyện cá lớn nuốt cá bé là điều không thể tránh khỏi. Nhưng trong xã hội loài người ngày nay dù đã bước vào thiên niên kỷ thứ ba hơn hai thập niên và được mệnh danh là thời đại văn minh tiến bộ vượt bực vẫn không thiếu chuyện kẻ mạnh ăn hiếp người yếu trong mối quan hệ giữa người với người. Tình trạng mạnh hiếp yếu còn diễn ra khốc liệt hơn trong mối quan hệ ở cấp quốc gia: nước lớn bắt nạt hay xâm lăng nước nhỏ. Ở đây cũng xin giải thích một chút về cách dùng chữ nhược tiểu trong tiêu đề của bài viết này. Chữ nhược tiểu dùng trong bài này hoàn toàn không có ý nghĩa đánh giá tiêu cực về quốc gia được đề cập đến. Chữ nhược tiểu dùng trong bài này là để chỉ cho sự yếu kém về quân sự và kinh tế so với những nước mạnh về quân sự và kinh tế đi xâm lược. Sự yếu kém về quân sự và kinh tế không đồng nghĩa với sự yếu kém về quyết tâm và đồng lòng bảo vệ đất nước của quốc gia bị xâm lược. Ngược lại, cuộc chiến tại Ukraine hiện nay và Việt Nam
Trong lịch sử thế giới, Việt Nam là dân tộc đã trải qua một cuộc nội chiến với kết quả là bản án tử kết thúc chế độ tự do dân chủ miền Nam ngày 30/4/1975. Hơn ai hết, những người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) năm xưa hiểu rõ cảm giác “bị lừa dối” hoặc “bị phản bội” từ bản Hiệp Định Paris do Henry Kissinger và Lê Đức Thọ thỏa thuận sau lưng chính quyền VNCH, với sự ủng hộ của Tổng Thống Richard Nixon lúc đó. Vì thế mà kể từ khi Putin phát động cuộc tấn công xâm lược Ukraine ba năm trước, người dân Việt Nam luôn tỏ rõ lập trường cùng với các lãnh đạo Châu Âu đứng về phía dân tộc và đất nước Ukraine, trừ chính quyền CSVN đã hai lần bỏ phiếu trắng nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.
Điều gì thực sự xảy ra khi niềm tin nơi người đàn ông ở Tòa Bạch Ốc đang lung lay? Chúng ta sắp tìm ra câu trả lời rồi. “Ông ta không thể cho biết khi nào Canada sẽ tổ chức bầu cử. Chuyện gì thực sự đang diễn ra ở đó? Ông ta đang cố gắng duy trì quyền lực phải không?” Donald Trump đã viết trên mạng xã hội sau cuộc trò chuyện với Thủ tướng Justin Trudeau vào tuần trước.
Tưởng tượng một khu vườn xinh đẹp như vườn thượng uyển của vua chúa ngày trước với hoa lá muôn màu lung linh trong gió hiền và nắng ấm. Rồi bỗng dưng một cơn mưa đá đổ xuống. Cây, lá, cành, nụ… đủ sắc màu quằn quại dưới những cục đá thả xuống từ không gian. Tàn cơn mưa, những nụ, những hoa, những cánh lá xanh non tan nát. Những cục nước đá tan đi. Bạn không còn tìm ra dấu vết thủ phạm, bạn chỉ thấy những thứ bạn phải gánh chịu: ấy là những tổn thất bất ngờ. Ở một nơi mà vô số các sắc tộc sống chung với nhau như Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, mỗi ngôn ngữ là một loài hoa đầy hương sắc trong khu vườn muôn sắc màu ấy. Nhưng rồi trong trận thiên tai, mỗi sắc lệnh của chính phủ là một hòn đá ném xuống, hoa lá cành tan nát theo nhau. Bạn không biết những cơn mưa đá còn bao lâu. Bạn cũng không thể nào đoán trước được những tổn thất chúng đổ xuống cho khu vườn yêu quý mà bạn dày công gầy dựng.
Elon Musk đang có một vị trí vô cùng quan trọng trong chính quyền mới của Trump. Là người đứng đầu Bộ Cải Tổ Chính phủ (Department of Government Efficiency – DOGE), Musk có quyền lực gần như vô hạn trong việc cắt giảm hoặc tái cơ cấu lại chính phủ liên bang theo ý mình. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, Musk còn có ảnh hưởng đến tổng thống trong nhiều vấn đề chiến lược quan trọng. Một trong những vấn đề nổi bật chính là TQ. Trong khi phần lớn nội các của Trump đang theo đuổi chính sách cứng rắn đối đầu với Bắc Kinh, Musk lại là một ngoại lệ rõ rệt. Là một chuyên gia về quan hệ Mỹ - Trung, Linggong Kong (nghiên cứu sinh của trường Auburn University) không hề ngạc nhiên trước những phát biểu ủng hộ Bắc Kinh của Musk trong suốt nhiều năm qua. Bởi lẽ, từ trước đến nay, ông luôn tìm cách mở rộng hoạt động kinh doanh tại TQ.
Một nữ nhà văn sống ở Pháp, bày tỏ trên Facebook của bà rằng: “Xin tiền, rất khổ! Zelenski không chỉ khẩu chiến với Trump mà cả... Biden. Hai tổng thống đã cãi nhau trong một cuộc điện đàm tháng 6/2022, khi Biden nói với Zelensky rằng ông vừa phê duyệt thêm $1 tỷ viện trợ quân sự cho Ukraine, Zelenski lập tức liệt kê tất cả các khoản viện trợ bổ sung mà ông ấy cần. Sự không biết điều này đã khiến Biden mất bình tĩnh, ông liền nhắc nhở Zelenski rằng người Mỹ đã rất hào phóng với ông ấy và đất nước Ukraine, rằng ông ấy nên thể hiện lòng biết ơn nhiều hơn.”
“Nếu tôi muốn nói chuyện với Âu Châu, tôi phải gọi cho ai?” Câu hỏi nổi tiếng này, được cho là của cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger, ám chỉ sự thiếu thống nhất của Âu Châu trong việc thể hiện một lập trường chung trên trường quốc tế. Dù đã trải qua nhiều thập niên hội nhập dưới mái nhà Liên Âu (EU), câu hỏi ai là đại diện cho Âu Châu – hoặc Âu Châu muốn trở thành gì trong tương lai – hiện nay có lẽ còn khó trả lời hơn bao giờ hết.
Bài phát biểu dài 1giờ 40 phút của Tổng thống Donald Trump trước Quốc hội đã nêu cao nhiều sáng kiến ​​của ông, từ việc trấn áp nhập cư đến thuế quan và chính sách năng lượng trong sáu tuần bắt đầu nhiệm kỳ của mình, nhưng nhiều bình luận của ông bao gồm thông tin sai lệch và gây hiểu lầm.
Khoa học gia người Mỹ da đen nổi tiếng vào đầu thế kỷ 20 George Washington Carver (1864-1943) đã từng nói rằng, “Giáo dục là chìa khóa mở cánh cửa vàng của tự do.” Đúng vậy! Chính vì vai trò quan trọng của giáo dục đối với tự do mà các nhà cách mạng Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 như Phan Chu Trinh (1872-1926), Phan Bội Châu (1867-1940) đã tận lực vận động cho việc nâng cao dân trí để canh tân đất nước hầu có thể giải phóng dân tộc thoát khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp. Đất nước Hoa Kỳ nhờ có tự do, dân chủ và dân trí cao mà trở thành đại cường quốc trên thế giới. Nền giáo dục của Mỹ đã trở thành kiểu mẫu được nhiều nước ngưỡng mộ, cho nên số lượng sinh viên ngoại quốc du học tại Mỹ là cao nhất trên toàn cầu, với 1,126,690 người vào năm 2024, theo https://opendoorsdata.org.
Tổng thống Donald Trump vẫn luôn có sở thích tự đặt biệt danh cho chính mình: từ “thiên tài vững chãi,” “Don Trung Thực,” và giờ thì lên hẳn ngôi “vua.” Nhưng lần này, danh xưng vua chúa mà ông tự phong đã khiến nhiều người phải giật mình suy nghĩ. Hôm thứ Tư tuần qua, Trump tuyên bố “đánh bại” kế hoạch thu phí giao thông của New York dành cho Manhattan để giảm kẹt xe. Ông hớn hở đăng trên Truth Social: “KẾ HOẠCH THU PHÍ GIAO THÔNG ĐI TOONG RỒI. Manhattan và toàn bộ New York đã ĐƯỢC CỨU. HOÀNG ĐẾ VẠN TUẾ!”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.