Hôm nay,  

Chợ Người Mùa ‘APEC’

18/11/200600:00:00(Xem: 3139)

Chợ Người Mùa ‘APEC’

Bạn,

Theo báo quốc nội, trên địa bàn thành phố Hà Nội có một số khu vực  được dân địa phương gọi là "chợ người", nơi tập trung thành phần lao động phổ thông từ các tỉnh đến tìm việc làm. Hàng ngày, họ đến các khu vực này để chờ người tới thuê mướn. Tuy nhiên, từ thượng tuần tháng 11 đến nay, trong thời gian Hội nghị Hợp tác kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương (APEC) diễn ra ở Hà Nội, những người này đã bị công an CSVN truy bắt với lý do là "ổn định tình hình an ninh". Tình cảnh mưu sinh của người dân nghèo tại các "chợ người" trong mùa APEC được báo Dân Trí ghi nhận qua đoạn ký sự như sau.

Trong bộ dạng dáo dác tìm kiếm thuê người, phóng viên tấp vào khu vực được mệnh danh là "chợ người" trên cầu Trung Tự. Thấy khách có vẻ sốt ruột vì không thấy thợ đâu, bác vá xe đang nằm dài trên vỉa hè bật dậy: "Tìm người phá dỡ phải không" Dạo này công an họ làm kinh quá, tụi nó tụ tập kín đáo lắm. Cứ hỏi thằng kia kìa, nó chỉ cho", nói rồi bác sửa xe chỉ về hướng một thanh niên có gương mặt khắc khổ đang dựa lưng vào thành cầu dáng vẻ thảnh thơi như đang đứng ngắm thành phố. Thanh niên này nói: "Anh cần người giúp việc à" Việc gì" Bao nhiêu người, em tư vấn luôn cho". Khách trả lời: "Đào móng nhà, cần chừng 4 người thôi!". Chưa để khách nói dứt câu, người này đã ngoắt tay một nhóm đang đứng ngồi vạ vật trong quán nước gần đó. Quay sang khách, anh ta phân bua: "Anh thông cảm, đang đợt APEC, công an làm kinh quá nên bọn em phải tản mát như thế. Chằng bù cho ngày trước, ngồi rệ đít cả ngày cũng chả ai nói gì.".

Chợ người gầm cầu vượt Mai Dịch trước kia luôn là "điểm nóng" về tình trạng người lao động tụ tập đợi việc. Nhưng mấy hôm nay lại khác hẳn. Suốt đoạn đường từ ngã ba Phạm Văn Đồng - Doãn Kế Thiện đến chân cầu vượt không thấy một gương mặt thành viên nào của chợ người. Bà Kiệm bán nước gần đó chép miệng: "Bọn họ đi chạy APEC hết rồi. Trước đây ít hôm, ở khu vực này còn sầm uất lắm, kẻ chào người bán không thua gì phiên chợ thực sự...". Đảo lên khu chợ người cầu Mai Động, cứ nhìn bề ngoài, phóng viên nhận định khu chợ này cũng cùng chung số phận với chợ người Mai Dịch. "Chú tìm người làm thì ra Lạc Trung mà tìm, chúng nó dạt về đấy hết rồi", một bác xe ôm cho biết như vậy.

Bạn,

Phóng viên báo Dân Trí dẫn lời 1 lao động tên là Nguyễn Văn Đức (ngụ tại huyện Tĩnh Gia, Thanh Hoá), một người có thâm niên gần chục năm làm thuê, than thở: "Không gì khổ bằng những ngày chiến dịch "dọn dẹp" trước hội nghị lớn. Cứ đến những ngày đó là anh em chúng tôi lại sơ tán mỗi đứa một nơi. Đứa thì ra Đồng Xuân gánh hàng thuê, đứa thì tìm đường sang Bát Tràng bốc cát. Nhưng nói chung mấy cái đó chỉ có thời vụ thôi vì thu nhập thấp lắm. Chỉ còn mấy anh em đây bám trụ tại điểm cũ, mong kiếm được ít tiền sống thoi thóp qua cái đợt khó khăn này. Hy vọng hết APEC chúng tôi lại được tự do hoạt động như trước".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.