Bạn.
Chuyện về nặn con tò he kể với bạn trong lá thư này gắn liền với một ngôi làng nhỏ: Xuân La (Phú Xuyên, Hà Tây). Dân ở đây có thời phải tha hương cầu thực, xoay đủ thứ nghề kiếm sống. Chính nhờ những con tò he nặn bằng nguyên liệu gạo đã cứu sống bao gia đình, làm nổi danh làng. Báo Văn Hóa viết như sau.
Cụ Tố là một trong 7 nghệ nhân tò he lão thành của Xuân La. Có người mặc cảm nghề nặn tò he bán cho trẻ kiếm dăm ba nghìn không bõ. Còn cụ Tố và gia đình lại sống chết với nghề. Anh Tẫn con trai thứ của cụ tiết lộ, gia đình anh đã 10 đời theo nghề. Cả gia đình cụ Tố, con cái, cháu chắt trên 30 người đều có thể ''hành nghề'' nặn tò he được. Tha hương cầu thực gần 30 năm kiếm sống bằng nghề nặn tò he, giờ ngoài 80 tuổi, cụ về quê, hành trang chỉ là kinh nghiệm, bí quyết nghề và sự ngưỡng vọng của một thầy già trong nghề. Cụ tâm sự: ''Ba mươi năm đi khắp nẻo đường Hà Nội đem lại niềm vui cho trẻ, nuôi mấy đứa trưởng thành, giờ chỉ mong truyền nghề cho con cháu, dân làng''.
Cụ Tố bảo ai cũng làm tò he được vì nguyên liệu chỉ là gạo nếp và gạo tẻ thông thường. Ngày xưa, đồ nặn là hoa quả, con gà, chuối, thủ lợn... ; nhân vật trong truyện cổ của Tàu như Quan Công Lưu Bị, Tôn Ngộ Không... Nay là con rồng màu sắc kỳ ảo, thậm chí cả Trâu vàng SEA Games 22. Làm tò he khó ở chỗ xử lý bột sao cho dẻo nhưng không dính. Tính tỷ lệ gạo nếp - gạo tẻ - nước - phẩm màu sao cho hợp lý, không phải ai cũng làm được. Cụ Tố thì thào, đó là bí quyết trong nghề, dân làng Xuân La tâm niệm lời nguyền không tiết lộ bí quyết nghề nghiệp cho người lạ (không phải dân làng) trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Pha bột, màu sao cho khi nặn xong màu con giống tươi rói, qua 1-2 ngày vẫn giữ như vậy. Độ đàn hồi của bột phải như cao su mới đạt. Con tò he mới nặn xong, nện xuống mặt hòm đồ nghề mà không biến dạng mới đạt yêu cầu.Loại bột để đi nặn rong phải pha thật chính xác 2 loại gạo nếp và tẻ, nhiều nếp thì bột nhão và dính, kém độ bóng, ít nếp quá thì bột rắn, không có sự kết dính và đàn hồi.
Riêng tò he bán rằm tháng Tám âm lịch và ngày lễ Tết, chỉ dùng gạo tẻ xay bột, không được pha gạo nếp. Nặn xong, xếp vào nồi hấp chín, con nào con nấy căng mướt đẹp mắt. Những dịp này, mỗi nhà làm hết dăm chục cân gạo là thường.
Bạn,
Báo Văn Hóa viết tiếp: một nghệ nhân làng Xuân La kể rằng, có một dạo gạo đắt quá, người ta thử pha thêm bột sắn và một số thứ bột khác để nặn nhưng bột nhão nhoét, khi thì rắn và không kết dính với nhau được. Còn cụ Tốt cũng có vài lần được mời tới trường mầm non nặn bằng bột đất thủ công của ngoại nhưng cụ bảo loại này rắn, khó nặn, màu lại xỉn, cụ đành bỏ dở hợp đồng.
Cụ Tố cho biết, mỗi cân gạo chế biến thành bột nặn rồi ra thành phẩm có thể bán được 50 ngàn đồng. Nếu gặp lễ hội, gặp khách Tây có thể bán được 2 Mỹ Kim, có khi bán được 5-6 con cho một khách nước ngoài.Những nghệ nhân làng Xuân La, trong đó có cụ Tố được mời tới nhiều lễ hội dân gian để nặn biểu diễn. Nhiều nhà báo, làm phim nước ngoài thán phục bàn tay khéo léo của người thợ tò he đã ghi lại phim tư liệu về họ.
Chuyện về nặn con tò he kể với bạn trong lá thư này gắn liền với một ngôi làng nhỏ: Xuân La (Phú Xuyên, Hà Tây). Dân ở đây có thời phải tha hương cầu thực, xoay đủ thứ nghề kiếm sống. Chính nhờ những con tò he nặn bằng nguyên liệu gạo đã cứu sống bao gia đình, làm nổi danh làng. Báo Văn Hóa viết như sau.
Cụ Tố là một trong 7 nghệ nhân tò he lão thành của Xuân La. Có người mặc cảm nghề nặn tò he bán cho trẻ kiếm dăm ba nghìn không bõ. Còn cụ Tố và gia đình lại sống chết với nghề. Anh Tẫn con trai thứ của cụ tiết lộ, gia đình anh đã 10 đời theo nghề. Cả gia đình cụ Tố, con cái, cháu chắt trên 30 người đều có thể ''hành nghề'' nặn tò he được. Tha hương cầu thực gần 30 năm kiếm sống bằng nghề nặn tò he, giờ ngoài 80 tuổi, cụ về quê, hành trang chỉ là kinh nghiệm, bí quyết nghề và sự ngưỡng vọng của một thầy già trong nghề. Cụ tâm sự: ''Ba mươi năm đi khắp nẻo đường Hà Nội đem lại niềm vui cho trẻ, nuôi mấy đứa trưởng thành, giờ chỉ mong truyền nghề cho con cháu, dân làng''.
Cụ Tố bảo ai cũng làm tò he được vì nguyên liệu chỉ là gạo nếp và gạo tẻ thông thường. Ngày xưa, đồ nặn là hoa quả, con gà, chuối, thủ lợn... ; nhân vật trong truyện cổ của Tàu như Quan Công Lưu Bị, Tôn Ngộ Không... Nay là con rồng màu sắc kỳ ảo, thậm chí cả Trâu vàng SEA Games 22. Làm tò he khó ở chỗ xử lý bột sao cho dẻo nhưng không dính. Tính tỷ lệ gạo nếp - gạo tẻ - nước - phẩm màu sao cho hợp lý, không phải ai cũng làm được. Cụ Tố thì thào, đó là bí quyết trong nghề, dân làng Xuân La tâm niệm lời nguyền không tiết lộ bí quyết nghề nghiệp cho người lạ (không phải dân làng) trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Pha bột, màu sao cho khi nặn xong màu con giống tươi rói, qua 1-2 ngày vẫn giữ như vậy. Độ đàn hồi của bột phải như cao su mới đạt. Con tò he mới nặn xong, nện xuống mặt hòm đồ nghề mà không biến dạng mới đạt yêu cầu.Loại bột để đi nặn rong phải pha thật chính xác 2 loại gạo nếp và tẻ, nhiều nếp thì bột nhão và dính, kém độ bóng, ít nếp quá thì bột rắn, không có sự kết dính và đàn hồi.
Riêng tò he bán rằm tháng Tám âm lịch và ngày lễ Tết, chỉ dùng gạo tẻ xay bột, không được pha gạo nếp. Nặn xong, xếp vào nồi hấp chín, con nào con nấy căng mướt đẹp mắt. Những dịp này, mỗi nhà làm hết dăm chục cân gạo là thường.
Bạn,
Báo Văn Hóa viết tiếp: một nghệ nhân làng Xuân La kể rằng, có một dạo gạo đắt quá, người ta thử pha thêm bột sắn và một số thứ bột khác để nặn nhưng bột nhão nhoét, khi thì rắn và không kết dính với nhau được. Còn cụ Tốt cũng có vài lần được mời tới trường mầm non nặn bằng bột đất thủ công của ngoại nhưng cụ bảo loại này rắn, khó nặn, màu lại xỉn, cụ đành bỏ dở hợp đồng.
Cụ Tố cho biết, mỗi cân gạo chế biến thành bột nặn rồi ra thành phẩm có thể bán được 50 ngàn đồng. Nếu gặp lễ hội, gặp khách Tây có thể bán được 2 Mỹ Kim, có khi bán được 5-6 con cho một khách nước ngoài.Những nghệ nhân làng Xuân La, trong đó có cụ Tố được mời tới nhiều lễ hội dân gian để nặn biểu diễn. Nhiều nhà báo, làm phim nước ngoài thán phục bàn tay khéo léo của người thợ tò he đã ghi lại phim tư liệu về họ.
Gửi ý kiến của bạn