Khi nào thì Việt Nam sẽ cạn kiệt tài nguyên" Đó là câu hỏi mà nhà nước cần phải đặt ra trong mọi kế hoạch, và môn học về bảo vệ môi trường cần phải được dạy ở tất cả mọi lớp ở bậc phổ thông. Nếu không làm thế, các thế hệ tương lai chắc chắn sẽ không còn bao nhiêu tài nguyên để sống một cách tử tế.
Tình hình này dễ hiểu lắm, bất kỳ ai cũng thấy được. Bạn cứ yêu cầu những người dân Miền Tây so sánh tình hình tài nguyên ba thập niên trước, lúc mà ra đồng thấy cá nhảy trắng xóa ao hồ, và bây giờ, khi ao hồ bỗng dưng cạn kiệt đục ngầu. Hay tình hình rừng Tây Nguyên một thời dày đặc ngút ngàn, và bây giờ biến thành đồi trọc lởm chởm. Tất nhiên là vì dân đông thêm; nỗi lo nhân mãn đã từng được Tú Xương đưa vào thơ chúc Tết, đúng vậy. Nhưng cũng phải thấy vì nhà nước không có kế hoạch tử tế, không ghìm được làn sóng tham nhũng "bồi dưỡng" của các ông công an xã, của quan kiểm lâm... và không dạy cho học trò từ thơ ấu rằng núi, rằng rừng, rằng ao hồ... là một phần của thân thể dân tộc, cần gìn giữ, trân trọng...
Tình hình phá hoại tài nguyên như thế hầu hết đang diễn ra ở những nước nghèo, thí dụ như Việt Nam mình, nhưng cụ thể thấy rõ tệ hại là ở những nước cộng sản đang mở cửa thị trường, khi người dân đổ xô ra chụp giựt làm ăn vì chế độ không đưa ra chính sách rõ rệt, và cũng vì người dân lo sợ có khi đảng đổi ý, và công an xiết lại "nhịp điệu kinh doanh"...
Và tốc độ này dẫn tới hiện tượng, khi dân chúng giàu hơn dưới các chế độ kiểu như Việït Nam hay Trung Quốc, thì tài nguyên sẽ là nạn nhân bị hy sinh đầu tiên. Dân phải chụp mánh liền, trước khi đảng xiết lại.
Như tại Thượng Hải tháng này, người đi xe đạp bị cấm vào các con phố chính. Và vào năm tới, khu vực cấm xe đạp sẽ mở rộng hơn. Lý do: để rộng đường cho xe hơi chạy, vì cứ mỗi tuần là có thêm 11,000 xe hơi đưa ra đường phố và xa lộ Trung Quốc. Hiển nhiên đây là dấu hiệu đáng mừng, vì dân Hoa Lục đang giàu thêm. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát đã nêu lên các nỗi lo ngại.
Christopher Flavin, viện trưởng Worldwatch Institute, một nhóm nghiên cứu có bản doanh ở Washington DC, nhận xét, "Mức tiêu xài của người dân tăng tất nhiên sẽ giúp đạt các nhu cầu căn bản, và giúp tạo ra việc làm. Nhưng khi chúng ta vào thế kỷ mới này, làn sóng tiêu xài ào ạt như thế đang làm suy kiệt hệ thống tài nguyên thiên nhiên mà chúng ta cần có. Đặc biệt khi những người giàu xài quá độ thì còn làm cho những người nghèo của thế giới không kiếm nổi các nhu cầu căn bản."
Đó là thông điệp căn bản trong bản tường trình thường niên "Tình Trạng Thế Giới 2004" (State of the World 2004) của viện Worldwatch Institute. Đây là cuốn sách tổng hợp các dữ kiện về tình hình tiêu dùng và tài nguyên được xuất bản mỗi năm kể từ 1984. Bản tường trình năm nay tập trung vào "giai cấp tiêu dùng" (consumer class) - được định nghĩa như những người có sức mua tính ra tiền Mỹ là hơn 7,000 đô la/năm. Con số này ở Mỹ hay Liên Aâu dĩ nhiên là ít, nhưng ở nhiều nước như Việt Nam, nơi trung bình người dân chỉ kiếm 400 đô theo đầu người, thì là cả gia tài khổng lồ. Nhưng khi kinh tế phát triển nhờ tốc độ toàn cầu hóa tăng tốc, nhờ năng suất trong mọi ngành đều tăng, và nhờ khoa học kỹ thuật thay thế các phương tiện sản xuất cổ lỗ, thì giai cấp tiêu dùng sẽ đông hơn. Theo bản nghiên cứu, đó là lý do mà thế giới hiện nay có hơn 1 tỉ người sử dụng điện thoại di động.
Giai cấp tiêu dùng này hiện có hơn 1.7 tỉ người. Tỉ lệ cao tất nhiên là ở Bắc Mỹ, Tây Aâu và Nhật Bản -- con số dao động từ 85% tới 90%.
Nhưng tới gần phân nửa số người trong giai cấp tiêu xài đó lại đang ở các nước đang phát triển. Riêng Trung Quốc và Aán Độ chiếm tới 362 triệu người trong nhóm này, thế là nhiều hơn toàn bộ tổng số người trong nhóm này ở Tây Aâu. Với thế giới, hiển nhiên cũng là tin mừng, bởi vì thế có nghĩa là thế giới đang cải thiện về y tế, về học vấn và về hoàn cảnh xã hội.
Mặt lạc quan thì thấy, "tại Trung Quốc, khuynh hướng tiêu xài ào ạt như thế đang kích thích kinh tế, tạo thêm việc làm, và thu hút đầu tư ngoại quốc..." theo lời nhà nghiên cứu Brian Halweil của viện này.
Tuy nhiên, những dấu hiệu báo động đang thấy như sau:
-- Thiệt hại cho rừng, đầm lầy, ao hồ, biển và các khu vực tài nguyên thiên nhiên khác khi bị tận dụng và rồi để lại toàn ô nhiễm.
-- Số người bệnh mập phì tăng, người mang nợ nhiều hơn, và người ta phải lao động nhiều giờ hơn trong ngày để có đủ khả năng tiêu xài.
-- Tăng mức tiêu xài chưa chắc đã có phẩm chất đời sống tốt hơn. Như tại Hoa Kỳ, thu nhập cá nhân trung bình tăng hơn gấp đôi từ 1957 tới 2002. Bây giờ thì đã có nhiều xe hơi hơn là số bằng lái, và ngôi nhà mô hình hiện nay rộng 38% hơn ngôi nhà mô hình năm 1975, và ít người sống trong nhà đó hơn. Nhưng khi hỏi dân Mỹ cảm giác về đời sống, so sánh một thế hệ trước và sau, thì chỉ có khoảng 1/3 tự mô tả mình là "rất hạnh phúc."
-- Hố cách ngăn giàu nghèo. Hơn 1 tỉ người hiện nay không có nguồn nước sạch để uống. Hơn gấp đôi con số đó đang sống mà không có điều kiện vệ sinh căn bản. Hiện tượng này không cần nhìn xa, cứ ngó ngay xuống các kênh nước đen Sài Gòn hay Hồ Hoàn Kiếm cũng thấy.
-- Chi phí thực phẩm cho thú nuôi trong nhà ở Mỹ và Aâu Châu còn nhiều hơn chi phí cần để xóa bỏ toàn bộ nạn đói và nạn suy dinh dưỡng toàn cầu.
-- Chỉ cần 1/3 chi phí để mua nước hoa hàng năm đã đủ chi phí cho việc xóa bỏ nạn mù chữ toàn cầu.
Trở lại Việt Nam. Những vấn đề bảo vệ môi trường và xóa bỏ hố ngăn giàu nghèo cần phải đưa thành chính sách có tầm chiến lược. Nếu không thế, thì thế hệ sau sẽ không còn bao nhiêu đất rừng, ao hồ để sống nữa. Và hố ngăn cách giàu nghèo chỉ có thể xóa bỏ một cách tự nhiên nhất là qua giáo dục: hãy mở cửa toàn bộ các hệ thống thông tin, báo chí, Internet... để cho toàn dân ttìm phương tiện mà học hỏi thêm. Ngăn cản những làn sóng thông tin này, là làm hại cho các thế hệ tương lai, khi con cháu chúng ta phải cạnh tranh với các nước khác vất vả hơn, với hiểu biết kém cõi hơn, và với tài nguyên cạn kiệt hơn.
Tình hình này dễ hiểu lắm, bất kỳ ai cũng thấy được. Bạn cứ yêu cầu những người dân Miền Tây so sánh tình hình tài nguyên ba thập niên trước, lúc mà ra đồng thấy cá nhảy trắng xóa ao hồ, và bây giờ, khi ao hồ bỗng dưng cạn kiệt đục ngầu. Hay tình hình rừng Tây Nguyên một thời dày đặc ngút ngàn, và bây giờ biến thành đồi trọc lởm chởm. Tất nhiên là vì dân đông thêm; nỗi lo nhân mãn đã từng được Tú Xương đưa vào thơ chúc Tết, đúng vậy. Nhưng cũng phải thấy vì nhà nước không có kế hoạch tử tế, không ghìm được làn sóng tham nhũng "bồi dưỡng" của các ông công an xã, của quan kiểm lâm... và không dạy cho học trò từ thơ ấu rằng núi, rằng rừng, rằng ao hồ... là một phần của thân thể dân tộc, cần gìn giữ, trân trọng...
Tình hình phá hoại tài nguyên như thế hầu hết đang diễn ra ở những nước nghèo, thí dụ như Việt Nam mình, nhưng cụ thể thấy rõ tệ hại là ở những nước cộng sản đang mở cửa thị trường, khi người dân đổ xô ra chụp giựt làm ăn vì chế độ không đưa ra chính sách rõ rệt, và cũng vì người dân lo sợ có khi đảng đổi ý, và công an xiết lại "nhịp điệu kinh doanh"...
Và tốc độ này dẫn tới hiện tượng, khi dân chúng giàu hơn dưới các chế độ kiểu như Việït Nam hay Trung Quốc, thì tài nguyên sẽ là nạn nhân bị hy sinh đầu tiên. Dân phải chụp mánh liền, trước khi đảng xiết lại.
Như tại Thượng Hải tháng này, người đi xe đạp bị cấm vào các con phố chính. Và vào năm tới, khu vực cấm xe đạp sẽ mở rộng hơn. Lý do: để rộng đường cho xe hơi chạy, vì cứ mỗi tuần là có thêm 11,000 xe hơi đưa ra đường phố và xa lộ Trung Quốc. Hiển nhiên đây là dấu hiệu đáng mừng, vì dân Hoa Lục đang giàu thêm. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát đã nêu lên các nỗi lo ngại.
Christopher Flavin, viện trưởng Worldwatch Institute, một nhóm nghiên cứu có bản doanh ở Washington DC, nhận xét, "Mức tiêu xài của người dân tăng tất nhiên sẽ giúp đạt các nhu cầu căn bản, và giúp tạo ra việc làm. Nhưng khi chúng ta vào thế kỷ mới này, làn sóng tiêu xài ào ạt như thế đang làm suy kiệt hệ thống tài nguyên thiên nhiên mà chúng ta cần có. Đặc biệt khi những người giàu xài quá độ thì còn làm cho những người nghèo của thế giới không kiếm nổi các nhu cầu căn bản."
Đó là thông điệp căn bản trong bản tường trình thường niên "Tình Trạng Thế Giới 2004" (State of the World 2004) của viện Worldwatch Institute. Đây là cuốn sách tổng hợp các dữ kiện về tình hình tiêu dùng và tài nguyên được xuất bản mỗi năm kể từ 1984. Bản tường trình năm nay tập trung vào "giai cấp tiêu dùng" (consumer class) - được định nghĩa như những người có sức mua tính ra tiền Mỹ là hơn 7,000 đô la/năm. Con số này ở Mỹ hay Liên Aâu dĩ nhiên là ít, nhưng ở nhiều nước như Việt Nam, nơi trung bình người dân chỉ kiếm 400 đô theo đầu người, thì là cả gia tài khổng lồ. Nhưng khi kinh tế phát triển nhờ tốc độ toàn cầu hóa tăng tốc, nhờ năng suất trong mọi ngành đều tăng, và nhờ khoa học kỹ thuật thay thế các phương tiện sản xuất cổ lỗ, thì giai cấp tiêu dùng sẽ đông hơn. Theo bản nghiên cứu, đó là lý do mà thế giới hiện nay có hơn 1 tỉ người sử dụng điện thoại di động.
Giai cấp tiêu dùng này hiện có hơn 1.7 tỉ người. Tỉ lệ cao tất nhiên là ở Bắc Mỹ, Tây Aâu và Nhật Bản -- con số dao động từ 85% tới 90%.
Nhưng tới gần phân nửa số người trong giai cấp tiêu xài đó lại đang ở các nước đang phát triển. Riêng Trung Quốc và Aán Độ chiếm tới 362 triệu người trong nhóm này, thế là nhiều hơn toàn bộ tổng số người trong nhóm này ở Tây Aâu. Với thế giới, hiển nhiên cũng là tin mừng, bởi vì thế có nghĩa là thế giới đang cải thiện về y tế, về học vấn và về hoàn cảnh xã hội.
Mặt lạc quan thì thấy, "tại Trung Quốc, khuynh hướng tiêu xài ào ạt như thế đang kích thích kinh tế, tạo thêm việc làm, và thu hút đầu tư ngoại quốc..." theo lời nhà nghiên cứu Brian Halweil của viện này.
Tuy nhiên, những dấu hiệu báo động đang thấy như sau:
-- Thiệt hại cho rừng, đầm lầy, ao hồ, biển và các khu vực tài nguyên thiên nhiên khác khi bị tận dụng và rồi để lại toàn ô nhiễm.
-- Số người bệnh mập phì tăng, người mang nợ nhiều hơn, và người ta phải lao động nhiều giờ hơn trong ngày để có đủ khả năng tiêu xài.
-- Tăng mức tiêu xài chưa chắc đã có phẩm chất đời sống tốt hơn. Như tại Hoa Kỳ, thu nhập cá nhân trung bình tăng hơn gấp đôi từ 1957 tới 2002. Bây giờ thì đã có nhiều xe hơi hơn là số bằng lái, và ngôi nhà mô hình hiện nay rộng 38% hơn ngôi nhà mô hình năm 1975, và ít người sống trong nhà đó hơn. Nhưng khi hỏi dân Mỹ cảm giác về đời sống, so sánh một thế hệ trước và sau, thì chỉ có khoảng 1/3 tự mô tả mình là "rất hạnh phúc."
-- Hố cách ngăn giàu nghèo. Hơn 1 tỉ người hiện nay không có nguồn nước sạch để uống. Hơn gấp đôi con số đó đang sống mà không có điều kiện vệ sinh căn bản. Hiện tượng này không cần nhìn xa, cứ ngó ngay xuống các kênh nước đen Sài Gòn hay Hồ Hoàn Kiếm cũng thấy.
-- Chi phí thực phẩm cho thú nuôi trong nhà ở Mỹ và Aâu Châu còn nhiều hơn chi phí cần để xóa bỏ toàn bộ nạn đói và nạn suy dinh dưỡng toàn cầu.
-- Chỉ cần 1/3 chi phí để mua nước hoa hàng năm đã đủ chi phí cho việc xóa bỏ nạn mù chữ toàn cầu.
Trở lại Việt Nam. Những vấn đề bảo vệ môi trường và xóa bỏ hố ngăn giàu nghèo cần phải đưa thành chính sách có tầm chiến lược. Nếu không thế, thì thế hệ sau sẽ không còn bao nhiêu đất rừng, ao hồ để sống nữa. Và hố ngăn cách giàu nghèo chỉ có thể xóa bỏ một cách tự nhiên nhất là qua giáo dục: hãy mở cửa toàn bộ các hệ thống thông tin, báo chí, Internet... để cho toàn dân ttìm phương tiện mà học hỏi thêm. Ngăn cản những làn sóng thông tin này, là làm hại cho các thế hệ tương lai, khi con cháu chúng ta phải cạnh tranh với các nước khác vất vả hơn, với hiểu biết kém cõi hơn, và với tài nguyên cạn kiệt hơn.
Gửi ý kiến của bạn