WASHINGTON (KL) - Tin của thông tín viên Robert Russo. Canada có thể tự quyết định lấy phần hành của mình trong tổ chức NORAD trường hợp Canada không đồng ý ủng hộ Hoa kỳ tạo ra chiếc lá chắn loại Hi-Tech để ngăn ngừa phi đạn nguyên tử.
Tòa Bạch ốc và Ngũ giác đài đã phóng ra một đề quyết cho Canada và các đồng minh tin để ủng hộ quan điểm đơn giản về hệ thống chiến tranh tinh cầu (Star Wars).
Các hỏa tiễn tại cứ địa sẽ được phóng lên để hạ các vũ khí nguyên tử văng ra khỏi bầu trời theo như hình ảnh muờng tượng về chiến tranh ngày nay. Thứ trưởng quốc phòng của Hoa kỳ John Hamre đã cho thí dụ về chiến tranh này như “Đạn được bắn trúng ngay đạn” (a bullet hitting a bullet).
Tổng thống Hoa kỳ Bill Clinton hiện nay muốn Canada cung cấp dàn radar tiền phương có thể báo trước phi đạn bắn tới nếu bãi bỏ hiệp ước chống hỏa tiễn năm 1972 đã dùng vào việc bảo vệ hoà bình tránh chiến tranh nguyên tử giữa Nga và Hoa kỳ trước đây.
Ông Hamre cho biết Canada đã từng được yêu cầu bỏ ra 12,5 tỷ Mỹ kim vào dự án phòng thủ này để khuất phục tinh thần Nga sô và các nước đồng minh khác không nằm trong tổ chức NATO ngày trước.
Nếu Canada chọn đường chống lại hệ thống này, Canada tự tìm lấy nhiệm vụ riêng cho mình ngoài hoạt động của tổ chức NORAD (North American Aerospace Defence Command).
Ông Hamre cho biết: “Nếu Canada đi tới quyết định không muốn dự phần nào nữa, Hoa kỳ sẽ phải tìm cách lãnh trách nhiệm ấy trong tổ chức NORAD và loại bỏ Canada ra ngoài.”
Canada hoạt động như một đối tác nhỏ bé trong tổ chức NORAD và có tổng hành dinh nằm sâu trong lòng núi Cheyenne tại Colorado Springs, tiểu bang Colorado của Hoa kỳ.
Giới chức quốc phòng của Canada được nói phải nhiệt tình tham gia với Hoa kỳ trong việc dàn trận cho hệ thống phòng thủ phi đạn quốc gia. Nhưng bộ trưởng ngoại vụ của Canada Lloyd Axworthy đã bầy tỏ sự quan tâm về hiệu quả mất ổn định trong cái thế cân bằng của lực lượng nguyên tử trên thế giới như cho thấy chúng đã được lập ra qua nhiều hiệp định.
Hoa kỳ đã cố thuyết phục và chỉ ngay vào hệ thống phòng thủ phi đạn mới nhất, hệ thống này không nhắm vào Nga sô mà nhắm vào những nước hung dữ, phá rối như Bắc Hàn, Iran, Iraq và Libya. Theo báo cáo những nước này hiện nay đang cho chế tạo loại hỏa tiễn có tầm phóng xa, loại hoả tiễn mà xét ra không cần cho việc phòng thủ của nước họ. Nói thẳng ra loại hoả tiễn này thuộc loại hoả tiễn dùng cho thế công.
Sự thuyết phục nghe ra có lý, nhưng những binh gia chuyên nghiệp lại cho “Thế công là thế thủ”. Các binh gia cho biết các cuộc chiến tranh gần đây các cuờng quốc đấm đá nhau đã cho diễn ra trên những sân khấu không nằm trong phần đất của nước họ.
Ông Hamre nói: “Đây không phải là chiến tranh tinh cầu. Đây cũng không phải là 2000 hỏa tiễn phóng vào Bắc cực.”
Chiến tranh tinh cầu hay hệ thống phòng thủ năm ngoài không gian, giả dụ phi đạn nguyên tử bất thần bắn tới bị tia LASER chớp nhoáng tiêu hủy. Vũ khí LASER (Light Amplified Stimulated Emitting Radiation) này được lắp vào trạm không gian chạy trên quỹ đạo ngoài trái đất.
Chuơng trình chiến tranh tinh cầu do cố tổng thống Ronald Reagan phát sinh và đã đề nghị trong năm 1985. Chương trình này đã bị hầu hết các đồng minh của Hoa kỳ chống đối và đã bị cất lên kệ. Các đồng minh đã theo quan điểm của bà thủ tướng Thacher của Anh quốc, mọi chuyện muốn được ổn định đều dựa vào sự cân bằng lực lượng.
Ông Hamre cho biết: “Nhiều dân Canada và sự tưởng tượng của quần chúng vẫn còn nằm trong trạng thái của năm 1985.”
Tòa Bạch ốc và Ngũ giác đài đã phóng ra một đề quyết cho Canada và các đồng minh tin để ủng hộ quan điểm đơn giản về hệ thống chiến tranh tinh cầu (Star Wars).
Các hỏa tiễn tại cứ địa sẽ được phóng lên để hạ các vũ khí nguyên tử văng ra khỏi bầu trời theo như hình ảnh muờng tượng về chiến tranh ngày nay. Thứ trưởng quốc phòng của Hoa kỳ John Hamre đã cho thí dụ về chiến tranh này như “Đạn được bắn trúng ngay đạn” (a bullet hitting a bullet).
Tổng thống Hoa kỳ Bill Clinton hiện nay muốn Canada cung cấp dàn radar tiền phương có thể báo trước phi đạn bắn tới nếu bãi bỏ hiệp ước chống hỏa tiễn năm 1972 đã dùng vào việc bảo vệ hoà bình tránh chiến tranh nguyên tử giữa Nga và Hoa kỳ trước đây.
Ông Hamre cho biết Canada đã từng được yêu cầu bỏ ra 12,5 tỷ Mỹ kim vào dự án phòng thủ này để khuất phục tinh thần Nga sô và các nước đồng minh khác không nằm trong tổ chức NATO ngày trước.
Nếu Canada chọn đường chống lại hệ thống này, Canada tự tìm lấy nhiệm vụ riêng cho mình ngoài hoạt động của tổ chức NORAD (North American Aerospace Defence Command).
Ông Hamre cho biết: “Nếu Canada đi tới quyết định không muốn dự phần nào nữa, Hoa kỳ sẽ phải tìm cách lãnh trách nhiệm ấy trong tổ chức NORAD và loại bỏ Canada ra ngoài.”
Canada hoạt động như một đối tác nhỏ bé trong tổ chức NORAD và có tổng hành dinh nằm sâu trong lòng núi Cheyenne tại Colorado Springs, tiểu bang Colorado của Hoa kỳ.
Giới chức quốc phòng của Canada được nói phải nhiệt tình tham gia với Hoa kỳ trong việc dàn trận cho hệ thống phòng thủ phi đạn quốc gia. Nhưng bộ trưởng ngoại vụ của Canada Lloyd Axworthy đã bầy tỏ sự quan tâm về hiệu quả mất ổn định trong cái thế cân bằng của lực lượng nguyên tử trên thế giới như cho thấy chúng đã được lập ra qua nhiều hiệp định.
Hoa kỳ đã cố thuyết phục và chỉ ngay vào hệ thống phòng thủ phi đạn mới nhất, hệ thống này không nhắm vào Nga sô mà nhắm vào những nước hung dữ, phá rối như Bắc Hàn, Iran, Iraq và Libya. Theo báo cáo những nước này hiện nay đang cho chế tạo loại hỏa tiễn có tầm phóng xa, loại hoả tiễn mà xét ra không cần cho việc phòng thủ của nước họ. Nói thẳng ra loại hoả tiễn này thuộc loại hoả tiễn dùng cho thế công.
Sự thuyết phục nghe ra có lý, nhưng những binh gia chuyên nghiệp lại cho “Thế công là thế thủ”. Các binh gia cho biết các cuộc chiến tranh gần đây các cuờng quốc đấm đá nhau đã cho diễn ra trên những sân khấu không nằm trong phần đất của nước họ.
Ông Hamre nói: “Đây không phải là chiến tranh tinh cầu. Đây cũng không phải là 2000 hỏa tiễn phóng vào Bắc cực.”
Chiến tranh tinh cầu hay hệ thống phòng thủ năm ngoài không gian, giả dụ phi đạn nguyên tử bất thần bắn tới bị tia LASER chớp nhoáng tiêu hủy. Vũ khí LASER (Light Amplified Stimulated Emitting Radiation) này được lắp vào trạm không gian chạy trên quỹ đạo ngoài trái đất.
Chuơng trình chiến tranh tinh cầu do cố tổng thống Ronald Reagan phát sinh và đã đề nghị trong năm 1985. Chương trình này đã bị hầu hết các đồng minh của Hoa kỳ chống đối và đã bị cất lên kệ. Các đồng minh đã theo quan điểm của bà thủ tướng Thacher của Anh quốc, mọi chuyện muốn được ổn định đều dựa vào sự cân bằng lực lượng.
Ông Hamre cho biết: “Nhiều dân Canada và sự tưởng tượng của quần chúng vẫn còn nằm trong trạng thái của năm 1985.”
Gửi ý kiến của bạn