Hôm nay,  

Những Đứa Trẻ Bất Hạnh

15/09/199900:00:00(Xem: 6665)
Bạn,
Theo báo trong nước, hiện có khoảng 6,200 trẻ lang thang ở Saigon. Theo phân tích của cơ quan Xã hội CSVN thì trong số đó, nam chiếm 59%, nữ 41%; trẻ dưới 5 tuổi 3%, từ 6 đến 10 tuổi: 19%, từ 11 đến 15 tuổi: 60%, từ 16 đến 17 tuổi: 18%; trẻ em quê miền Trung: 20%, miền Bắc: 10%, miền Tây và miền Đông Nam phần 40%, gia đình thường trú tại Sài Gòn: 30%, trẻ phạm pháp 15 % Trong những tháng vừa qua, số trẻ lang thang khắp các tỉnh, thành đang đổ dồn về thành phố ngày càng đông và các em đã đối mặt với bao khốn khó trên bước đường mưu sinh như những câu chuyện sau đây theo ghi nhận của một nữ phóng viên Sài Gòn:
Trời đã tối, trước cửa chợ Bình Tây, chừng 20 đứa trẻ dưới 12 tuổi đang ngồi phân loại bọc ni-lông. Từng bọc lớn nhỏ, sạch dơ lẫn lộn sẽ được sắp xếp lại để mang đi bán. Trời bỗng đổ mưa, các em vơ vội bọc ni-lông trùm đầu. Một ngày của các em sắp kết thúc như vậy. Bỏ mối xong, mỗi em kiếm được từ 10.000 đến 15.000 đồng/ngày. Mới đây, từ Nhà Tình Thương (NTT) ở phường 2 - quận 6, tôi đi lượm bọc cùng hai bé gái. Dọc theo những ngả đường quận 6, các em nhặt nhạnh những bọc vương vãi, sục sạo những hàng quán và dừng chân bên những thùng rác công cộng. Mùi tanh tưởi từ những thùng rác bốc lên làm tôi lợm giọng, nhưng bé Thùy (quê ở Bạc Liêu) nhanh nhẩu: “Cô đừng có chê. Dơ thiệt nhưng mỗi ngày ở đây tụi con kiếm được cũng bốn năm ngàn đồng. Đi trễ là người khác lấy hết”. Đến trưa các em lại quay về chợ Bình Tây.

Rời nhóm trẻ lượm bọc, tôi trở lại NTT gặp hai chị em bé Linh và Lâm. Các em ở đây gần một năm nay, trước đó các em đã từng có nhà ở Bến Nguyễn Duy, quận 8. Nhưng cha chết, dì ghẻ bán nhà, hai chị em thành trẻ lang thang. Ngày ngày chị lặt ớt, tỏi, hành cho những chủ vựa ở chợ, em lượm ve chai, tối ngủ hè phố. Hai năm lăn lóc bụi đời, đến giờ ánh mắt và cử chỉ của các em vẫn chưa hết vẻ tự vệ và đối phó. Ngồi lặt ớt tỏi, bé Linh nói: “Con được chủ vựa cho đem hàng về đây làm. Còn trước đó, phải ngồi giữa chợ”. Tôi nhìn bàn tay em, 15 tuổi nhưng đã sớm nhăn nheo, tím ngắt vì suốt ngày phải dầm trong nước. Ở đây, tôi còn gặp một nhóm trẻ vừa đi khuân vác đêm ở chợ rau Mai Xuân Thưởng về. Rửa tay qua loa, các em leo vội lên giường, ngủ mê mệt. Hùng và Thành còn ngồi nán lại coi chương trình hoạt động trên tivi. Nói chưa đầy câu, tôi nhìn lên, đã thấy Hùng ngồi chống tay, đầu ngoẹo một bên ngáy khò. Tôi lay em dậy để qua phòng ngủ. Vừa bật dậy, em đã thảng thốt: “Có xe tới hả"” Tôi nhìn các em ngủ, nghe tiếng nghiến răng ken két, tiếng trở mình nặng nhọc, chợt thấy chạnh lòng.
Mấy ngày cùng bé Mén đi bán vé số ở khu trung tâm TP, tôi thấy thương cái tính láu liến của em vì cần cho cuộc mưu sinh. Gặp ai Mén cũng không chèo kéo mà chỉ lặng lẽ để xấp vé số lên bàn rồi quay sang đấm lưng cho khách. Hễ ngang qua các khách sạn khu Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, thế nào bé Mén cũng dừng lại trầm trồ: “Nhà đẹp và sang quá. Bao giờ con mới được vào đó hả cô”.
Bạn,
Trong khi bươn chải mưu sinh trên những ngả đường, trẻ lang thang có có nhiều cạm bẫy lắm khi khó vượt qua. Thậm chí phải trả giá đắt. Như trường hợp một em 16 tuổi ở miền Tây trôi dạt về TP sau cơn bão số 5, vào lựa cải cho chủ ở chợ Mai Xuân Thưởng, sau bị dân anh chị dụ dỗ bán heroin, nay đang ở trại tạm giam của Công an CSVN. Hay câu chuyện đau lòng của bé 14 tuổi, ở Quảng Ngãi vào TP bán mì gõ, để rồi bị cưỡng hiếp và giết chết. Tiếp xúc các em gái hiện đang sống ở đường Lê Tấn Kế sau mỗi ngày làm đủ thứ nghề, nữ phóng viên tác giả bài ký sự còn biết thêm một nguy cơ đang đe dọa các em, đó là một số em có thể bị dụ dỗ để dần dần cho đi làm gái mại dâm!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.