Hôm nay,  

Chào Em Tháng Giêng

11/01/200400:00:00(Xem: 5162)
Tháng giêng năm mới 2004 với vài tờ dương lịch vừa bóc đi, còn nguyên cả một xấp dày hơn ba trăm mấy chục ngày đăng đẵng. Mùa đông đang ngự trị với nhiều tiểu bang tuyết trắng, trời Cali vẫn lạnh nhưng lòng người dân Việt xa xứ rộn ràng không khí đón Tết.
Cái tin cựu thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ được phép về nước ăn Tết đăng trên các báo hải ngoại lẫn bên đó. Năm nay bảy mươi ba tuổi, lá rụng về cội, người già muốn gần với quê hương là chuyện thường tình. Đối với những thuộc cấp còn tôn sùng ông ta thì có thể gây ra cú sốc, nhưng đa số người hải ngoại không còn để ý tới ông từ những ngày Sài Gòn thất thủ. Cho nên chuyện ông về hay ở chẳng ảnh hưởng gì tới công cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ.
Tháng giêng mở màn với những tin tức về văn nghệ đáng nhớ. Nhà văn Xuân Vũ đã từ trần hôm mồng bốn tại Texas, thọ bảy mươi ba tuổi. Là dân Bến Tre, theo cộng sản tập kết ra Bắc, rồi vào Nam bằng đường rừng núi Trường Sơn, rồi hồi chánh chính phủ VNCH. Viết cuốn Đường Đi Không Đến tả chuyến đi ấy, được giải thưởng văn chương. Sau này lưu vong vẫn tiếp tục viết mấy chục tác phẩm, phần lớn nói về chế độ Hà Nội thời ông ở ngoài đó. Đây là sự đóng góp đáng kể của Xuân Vũ trong dòng văn học của dân tộc.
Vừa được tin sáng nay nhạc sỹ Lê Trọng Nguyễn gốc Quảng Nam, tác giả bản Nắng Chiều nổi tiếng nhiều thập niên trước đã ra đi ở tuổi bảy mươi bảy tại Nam Cali. Bài hát có những câu nhớ một người con gái thầm yêu một thời tuổi trẻ, không biết bây giờ về đâu, về thăm chốn cũ khi nắng chiều trải dài cho cảm giác bùi ngùi. Cung Re trưởng, điệu Bolero, đoạn giữa chuyển qua cung Si thứ buồn buồn. Hòang Thi Thơ có bài Đường Xưa Lối Cũ cũng Re trưởng và đoạn giữa cũng chuyển qua Si thứ như vậy, và cả hai bài hát đều đi vào lòng khán giả.

Những bài hát ấy đã là vốn liếng văn hóa của miền Nam, người Việt lưu vong mang theo giữ gìn như một kỷ niệm. Vừa rồi tin tức khắp nơi phẫn nộ về lời tuyên bố của Bằng Kiều là đã đẩy lùi âm nhạc hải ngoại ra khỏi đất nước VN, cho thấy kế hoạch văn hóa vận của Hà Nội. Người ta lo ngại bước thứ hai là những ca sỹ trong nước khi có được thẻ xanh ở Mỹ bằng đường hôn thú, lợi dụng ưu thế khán giả ưa thích vì mới lạ sẽ hát tòan những bài sáng tác trong nước và dần dần đẩy lui những bài hát của hải ngoại biến mất vào quá khứ.
Hầu hết những ca sỹ của hải ngoại đương thời là từ trong nước sang định cư Hoa Kỳ nhưng khi đã lựa chọn nơi này sinh sống thì họ trở thành phần tử của cộng đồng hải ngoại, với tinh thần không chấp nhận cộng sản và tôn trọng câu châm ngôn "Aên cây nào rào cây nấy".
Vài tuần trước, sự kiện các ca sỹ Thanh Lam, Hồng Nhung, Trần Thu Hà, Thu Phương… trình diễn liên tục các sô ở Cali và vài tiểu bang; tin tức họ đã tìm cách cưới vợ cưới chồng để có giấy tờ hợp pháp đã làm điều lo ngại kia rõ nét hơn.
Những bài hát cũ và những sáng tác vượt biển cùng mang dấu ấn lưu vong là những món ăn tinh thần của cộng đồng. Nó nhắc nhở lý do tại sao người VN phải lang thang khắp cùng thế giới và từ đó có bổn phận cất cao tiếng nói đấu tranh cho tự do dân chủ của 80 triệu đồng bào quê nhà.
Chế độ Hà Nội muốn làm sao triệt tiêu những bài hát đó mà những ca sỹ sang định cư sắp tới có thể góp phần làm công tác này. Những trung tâm sản xuất, những bầu sô, những ca nhạc sỹ và khán giả cần lưu ý. Chính nghĩa của sự đấu tranh người hải ngoại mong sẽ rực sáng trong lòng mọi người để cùng nhau giữ vững biên giới chính trị trước dã tâm muốn thu phục toàn dân Việt về một mối dưới sự cai trị của chủ nghĩa độc tài cộng sản.
Chào em tháng giêng, em đến trong không khí sôi nổi chuyện cộng đồng. Năm nay em sẽ đón Tết truyền thống cùng anh vào ngày hăm hai. Hoa đào Bắc Cali hi vọng sẽ nở kịp, thi nhân ca tụng sắc hồng của hoa đẹp như khuôn mặt em, riêng anh thì hoa đào không tươi bằng đôi môi khi khi em nở nụ cười, đôi mắt hạt dẻ long lanh.
San Jose 9-1-04

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.