WASHINGTON -- Tin Washigton Times cho biết bất cứ giờ phút nào, tại nước Mỹ, cũng có ít nhứt 80 ngàn phạm nhân hình sự sống bất hợp pháp tại nước Mỹ.
Số phạm nhân ngoại quốc này phạm từ tội sát nhân, hãm hiếp, buôn lâu ma túy đến tội sờ mó trẻ em. Họ là những người bị kết án, đã thi hành án, được trả tự do, thả lỏng ngoài đường phố, sống trốn tránh, ngoài vòng kiểm soát của các cơ quan nhập tịch và di trú để khỏi bị trả về nước gốc.
Lý do chánh là do cơ quan giam cầm cũng như cảnh sát công tác có liên quan đến những phạm nhân người ngoại quốc này, không thông báo cho Sở Di trú, Nhập tịch biết khi thả hay khi phát giác..
Theo báo cáo của Sở Di trú và Nhập tịch, năm 2002 có 375.000 người được lịnh trục xuất ra khỏi nước Mỹ, nhưng biến mất trong khi chờ quyết định của Sở Di Trú. Trong đó có 80.000 người mắc tội đại hình, đã bị kêu án, thi hành án và được trả tự do, chờ ngày trục xuất.
Lý do kế là nhiều chánh quyền địa phương ra lịnh không cho công chức của địa hạt, kể cả nhân viên thi hành luật pháp thì hành luật di trú của liên bang, tìm hiểu về tình trạng di trú của ngoại kiều. Thành phố Los Angeles, San Francisco và Houston là nơi "trú ẩn an toàn pháp lý di trú" nhiều nhứt của những người ngoại quốc phạm tội trốn lịnh trục xuất của liên bang.
Để giải quyết tìnnh trạng lấn cấn giữa liên bang và địa phương về vấn đề di trú này, một dự luật đước 112 dân biểu, nghị sĩ của 2 đảng đồng bảo trợ cho phép cảnh sát của tiểu bang và địa phương được tiếp cận với các thông tin về di trú của liên bang. Nhưng cho đến nay dự luật này vẫn còn là dự luật.
Một phần lớn là do sự tranh đấu của các tổ chức dân quyền và các tổ chức ủng hộ nhập cư. Những tổ chức này đã hơn một lần kiện Bộ Tư Pháp Mỹ. Vụ kiện gần đây nhứt là vụ kiện do Toà Aùn Quận hạt New York thụ lý, cho rằng việc cơ quan thi hành luật pháp try cập hô sơ di trú của một người là bất hợp pháp. Bộ Tư pháp Mỹ là bộ bị phê bình chỉ trích nhiều về quyết tâm kiểm soát ngoại kiều với luật Patriot Act, sau cuộc khủng bố 911.
Số phạm nhân ngoại quốc này phạm từ tội sát nhân, hãm hiếp, buôn lâu ma túy đến tội sờ mó trẻ em. Họ là những người bị kết án, đã thi hành án, được trả tự do, thả lỏng ngoài đường phố, sống trốn tránh, ngoài vòng kiểm soát của các cơ quan nhập tịch và di trú để khỏi bị trả về nước gốc.
Lý do chánh là do cơ quan giam cầm cũng như cảnh sát công tác có liên quan đến những phạm nhân người ngoại quốc này, không thông báo cho Sở Di trú, Nhập tịch biết khi thả hay khi phát giác..
Theo báo cáo của Sở Di trú và Nhập tịch, năm 2002 có 375.000 người được lịnh trục xuất ra khỏi nước Mỹ, nhưng biến mất trong khi chờ quyết định của Sở Di Trú. Trong đó có 80.000 người mắc tội đại hình, đã bị kêu án, thi hành án và được trả tự do, chờ ngày trục xuất.
Lý do kế là nhiều chánh quyền địa phương ra lịnh không cho công chức của địa hạt, kể cả nhân viên thi hành luật pháp thì hành luật di trú của liên bang, tìm hiểu về tình trạng di trú của ngoại kiều. Thành phố Los Angeles, San Francisco và Houston là nơi "trú ẩn an toàn pháp lý di trú" nhiều nhứt của những người ngoại quốc phạm tội trốn lịnh trục xuất của liên bang.
Để giải quyết tìnnh trạng lấn cấn giữa liên bang và địa phương về vấn đề di trú này, một dự luật đước 112 dân biểu, nghị sĩ của 2 đảng đồng bảo trợ cho phép cảnh sát của tiểu bang và địa phương được tiếp cận với các thông tin về di trú của liên bang. Nhưng cho đến nay dự luật này vẫn còn là dự luật.
Một phần lớn là do sự tranh đấu của các tổ chức dân quyền và các tổ chức ủng hộ nhập cư. Những tổ chức này đã hơn một lần kiện Bộ Tư Pháp Mỹ. Vụ kiện gần đây nhứt là vụ kiện do Toà Aùn Quận hạt New York thụ lý, cho rằng việc cơ quan thi hành luật pháp try cập hô sơ di trú của một người là bất hợp pháp. Bộ Tư pháp Mỹ là bộ bị phê bình chỉ trích nhiều về quyết tâm kiểm soát ngoại kiều với luật Patriot Act, sau cuộc khủng bố 911.
Gửi ý kiến của bạn