Mặc dầu còn quá sớm để giám định sự ảnh hưởng hoàn toàn của vụ khủng bố 9-11 tại New York và Washington, những dấu chỉ hàng đầu tại Á Châu, từ xuất cảng đến niềm tin của các thương vụ, tất cả làm thành một bài đọc không hay lắm.
Với xuất cảng là nguồn lợi chính để tăng trưởng, không có gì là ngạc nhiên khi thương vụ trao đổi mậu dịch đã chịu những ảnh hưởng sớm nhất. Nam Hàn với tin xấu trước nhất vào tuần trước, ước lượng là hàng xuất cảng tồn kho của họ đã hơn một rưỡi trong tháng 9 so với cùng thời gian năm ngoái. Xuất cảng giảm 17% cho năm nay, trong khi nhập cảng cũng theo sát nút với 12% tuột giảm.
Nam Hàn, một trong những quốc gia dẫn đầu về kinh tế tại Á Châu, đã chịu một lúc hai quả chuỳ, một từ sự trì trệ của thị trường Hoa Kỳ, thị trường xuất cảng chính, hai từ sự sụp đổ trong lãnh vực công nghệ cao. Xuất cảng chip điện tử đã tuột 63% tính từ tháng 9 năm ngoái.
Đài Loan theo sau với bản báo cáo tuột giảm của cả hai lãnh vực xuất cảng và nhập cảng trong tháng Chín, trong khi chính phủ ước lượng năm nay tỷ lệ xuất cảng tụt giảm là 20%. Đài Loan nói là họ không thấy sự hồi phục cho đến ít nhất đệ tam cá nguyệt năm 2002.
Tại Phi Luật Tân, những dữ kiện về trao đổi mậu dịch chỉ có đến tháng 8 nhưng dầu vậy, nó cũng đã cho thấy sự tuột giảm kỷ lục trong 21 năm qua. Những sự không chắc chắn đã là hậu quả của vụ khủng bố tại Hoa Kỳ hôm 9-11. Chính phủ Phi hôm thứ Ba đã cắt tỷ lệ xuất cảng dự đoán xuống số zero từ 6% tăng trưởng.
Mã Lai Á chưa có một bản báo cáo nào nhưng chính phủ đã ước lượng là mức xuất cảng sang Hoa Kỳ, thị trường lớn nhất, sẽ tuột giảm 4% sau vụ khủng bố. Họ cũng cho biết rằng vì sự gia tăng an ninh có nghĩa là họ cần 5 ngày để hàng hoá vào đến đất Mỹ thay vì 3 ngày như trước kia.
Những bằng chứng cũng cho thấy sự thiệt hại lan đến niềm tin trong vùng.
Ở Nhật, một bản nghiên cứu các công ty của Ngân hàng Nhật Bản cho thấy sự tuột dốc nặng nề của chỉ số chính, xuống âm 33 điểm trong tháng Chín, từ con số đã không lấy gì là tốt đẹp âm 16 điểm, trong tháng Sáu.
Tại Nam Hàn, chỉ số niềm tin của các công ty giảm mạnh trong tháng Mười, sau khi thăm dò 600 công ty, tuột giảm xuống mức 75.9 từ 98.0 trong tháng Chín. Chỉ số dưới 100 có nghĩa là con số công ty dự đoán thương vụ giảm nhiều hơn con số công ty dự đoán thương vụ tăng.
Sâu xuống miền Nam, Tân Tây Lan báo cáo niềm tin của giới tiêu thụ giảm với thừo số là 17% những người được tham khảo nói rằng nền kinh tế sẽ yếu hơn trong ba tháng tới so với bản nghiên cứu trong tháng Tám cho thấy 27% những người được tham khảo nói rằng nền kinh tế sẽ mạnh hơn.
Ngay cả nền kinh tế được coi như vững vàng của Úc cũng đã cảm thấy bị ép với những dấu hiệu thương mãi được thăm dò hôm thứ Ba cho thấy sự tuột giảm kỷ lục về niềm tin trong tháng Chín. Chỉ số niềm tin của các thương vụ tuột 26 điểm từ tháng Tám xuống mức âm 10 điểm, dưới mức từng thấy của sự khủng hoảng tại Á Châu. Mặc dầu vậy, chủ nhân của bản thăm dò, Ngân hàng Trung Ương Úc Châu, đã cảnh báo rằng, trong khi rất dễ bi thảm hoá sự xuống dốc của nền kinh tế, câu hỏi quan trọng vẫn là sự xuống dốc chỉ là ngắn hạn hay có thể lâu dài hơn.
Câu hỏi này không ngăn được các chính phủ trong vùng cắt giảm con số dự đoán tăng trưởng của Tổng Sản Lượng Quốc Gia (GPD). Chính phủ Nam Hàn vừa giảm hơn một điểm của dự đoán GPD cho năm 2001, bây giờ chỉ còn ở mức 2.0-3.0% tăng trưởng so sánh với 8.8% của năm ngoái.
Chính phủ Phi Luật Tân cho thấy GPD năm 2001 chỉ ở mức 3.0% so sánh với 3.3-3.8% như dự đoán trước đây, và họ cũng đã cắt dự đoán tăng trưởng GPD năm 2002 xuống mức 4.0-4.5% thay vì 4.3.-4.8%.
Chính phủ Nam Dương hy vọng rằng GPD năm nay tăng trưởng được 3.0% nhưng không chắc chắn, và họ đã cắt dự đoán GPD tăng trưởng GPD cho năm 2002 xuống mức 4.0-5.0%
Thị trường đang chờ Tân Gia Ba báo cáo về tăng trưởng GPD của họ vào thứ Tư này để chứng tỏ rằng họ cũng đang lâm vào tình trạng suy thoái tệ nhất.