Trong 1 bài báo trên tờ The Washington Post, ông Daschle viết rằng QH đã mặc thị từ chối lời yêu cầu của Bạch Oc cho phép mở chiến tranh ở nội địa, chống lại công dân.
Chính khách DC của tiểu bang South Dakota cho biết: bây giờ chính phủ Bush lập luận rằng quyền ấy hàm chứa trong nghị quyết của QH, nhưng vào luc ấy Bạch Oc không tìm cách, hay sẽ tìm cách thêm vào những ngôn từ cần thiết. Thủ lãnh DC vào thời gian xẩy ra biến cố 11-9 hiện là 1 thành viên của Trung Tâm Vì Tiến Bộ của Mỹ Quốc, 1 cơ sở nghiên cứu trụ sở Washington D.C. - cho đến chiều Thứ 5, hành pháp đã chính thức biện hộ cho chương trình nghe lén trong 1 công văn gửi sang QH.
Công văn gửi cho các vị chủ tịch Uy Ban tình báo 2 Viện xac nhận rằng TT Bush ra lệnh nghe lén mà không xin phép tòa án là vì nỗ lực phá hỏng các âm mưu tấn công của khủng bố.
Phụ tá Bộ Trưởng tư phap William E. Moschella viết "Việc này là quan trọng không thể chối cãi và là quyền lợi hợp pháp khi xét tới các hoạt động mà TT mô tả".
Theo ông Moschella, cần phải cân bằng với quyền lợi cấp bách của chính phủ về nhu cầu an ninh của đất nước. Công văn của ông Moschella là thông báo chính thức của Bạch Oc gửi QH, đặt căn bản trên quyết nghị ngày 18-9-2001 của QH, được biết với tiêu đề "Cho Phép Dùng Lực Lượng Quân Sự".
Ông Moschella lập luận rằng quyền hiến định của TT cũng gồm quyền ra lệnh do thám ngoại kiều trên lãnh thổ Hoa Kỳ không cần tòa án cho phép - theo ông, quyền này đã được các tòa liên bang xác nhận, gồm luật về do thám ở ngoại quốc (viết tắt FISA).
Tòa FISA bí mật đuợc thành lập năm 1978 sau khi công luận phản đối các hoạt động do thám nhắm các nhà hoạt động chống chiến tranh và bảo vệ dân quyền.
Ong Moschella nói rằng hành động của TT Bush là hợp pháp, vì luật về do thám ở ngoại quốc đem lại 1 ngoại lệ rộng rãi hơn nếu việc do thám được 1 quy chế khác cho phép, là sự ủy quyền của QH. Theo ông, khám xét đòi hỏi lệnh toà, nhưng ngoài phạm vi điều tra hình sự thì không cần.