Hôm nay,  

Bán Rắn Kiếm Sống

17/11/200400:00:00(Xem: 5806)
Bạn,
Tại ngoại thành Sài Gòn và thành phố Mỹ Tho, thực khách thích các món đặc sản thường gặp một nhóm người bán rắn, bò cạp. Đó là những người làm nghề "đặc sản di động", họ nói rằng do có nghề gì khác để làm kế sinh nhai, một số nên mới chấp nhận cái nghề cực khổ và nguy hiểm này. Báo Người Lao Động viết về kế mưu sinh của những này như sau.
Chiếc xe gắn máy cà tàng chở một lồng kẽm nhốt đủ loại từ rắn lục đến hổ đất, mai gầm; một chiếc giỏ xách đựng lỉnh kỉnh các loại đồ khô, đó là phương tiện hành nghề của đội quân bán "đặc sản di động".Buổi sáng ngồi uống cà phê ở Giếng Nước, TP Mỹ Tho, khách bị "bao vây" bởi 4-5 chiếc xe gắn máy biển số Tây Ninh và TPSG, mỗi chiếc chở theo một chiếc lồng kẽm đầy nhóc rắn bò loe ngoe, phun phì phì. Mấy cậu trai trẻ măng nhưng gương mặt sạm màu nắng gió nhanh nhảu dựng xe, chào mời: "Làm một bình rượu rắn đặc sản đi mấy anh".
Đỡ, một thanh niên 21 tuổi nhà ở ấp Bình Thượng 1, xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi, TPSG, thành viên một gia đình có đến 4 người chuyên làm nghề bán "đặc sản di động", lẹ làng móc danh thiếp "tiếp thị", trong đó ghi rõ: "A Trung, chuyên mua bán rắn độc, tắc kè, bìm bịp, bửa củi, cao hổ cốt, mật gấu, nhung nai, pín cọp, pín rắn..." và đầy đủ số điện thoại bàn, điện thoại di động. Đỡ chào hàng: "Một bình rượu 5 lít ngâm 7 con rắn các loại, một con bìm bịp và 1 con tắc kè tụi em lấy rẻ 500 ngàn đồng".

Đỡ và các bạn tranh nhau diễn giải cách làm rượu rắn: Rắn bắt ra khỏi lồng phải dùng lưỡi lam mổ bụng lúc còn sống, moi bỏ ruột; sau đó dùng rượu trắng rửa sạch (không được dùng nước vì khi ngâm rắn sẽ bị... sình ươn), xếp lớp vô keo rồi đổ rượu vào ngâm, 3 tháng sau là uống được, bảo đảm chất lượng. Thấy khách vẫn không mặn mòi, Đỡ và các bạn tiếp tục lôi từ trong những chiếc giỏ to đùng ra hàng chục hộp nhựa trong suốt mời chào những loại "đặc sản" khác. Chỉ ngó qua, nhiều người đã sợ xanh mặt vì những chiếc hộp đó đựng toàn là "hàng độc" đã sấy khô: bọ cạp núi mỗi con to bằng ngón tay cái, đuôi và bộ phận sinh dục rắn (pín rắn), bửa củi, tắc kè, mật rắn và cả một chiếc "pín cọp" sấy khô dài khoảng 40 cm, gai tua tủa.
Bạn,
Cũng theơ NLĐ, dù không bán được món nào nhưng Đỡ và các bạn cũng sẵn lòng kể cho phóng viên nghe về cái nghề không giống ai này. Họ nói, đội quân bán hàng "đặc sản di động" đông đến vài trăm, đa số là dân Củ Chi, Hóc Môn, TPSG và Tây Ninh. Hầu hết các loại rắn và những món "đặc sản miệt rừng" sấy khô mà họ đang rao bán đều có xuất xứ từ rừng núi Tây Ninh hoặc do các đầu nậu từ Cam Bốt chuyển về bỏ mối, họ chỉ là những người lấy hàng bán dạo kiếm chút đỉnh sinh sống qua ngày.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.