OAN ƠI ÔNG ĐỊA
Phó tế Nguyễn Mạnh San
Cách đây khoảng 5 năm tôi có đọc một tin tức đăng trên báo chí cho biết một vụ án án oan trái tại tiểu bang Arizona, mà nạn nhân được bồi thường gần một chục triệu Mỹ kim và mới đây nhất tại Chicago cũng có một tù nhân tên Brown bị lãnh án oan trái được lãnh tiền bồi thường 50 triệu Mỹ kim vì đương sự đã bị nhốt trong tù 40 năm. Hai vụ án tù oan trái này làm tôi hồi tưởng lại 2 vụ án tù oan trước kia tại bịểu bang Oklahoma, mà tôi đã lãnh nhiệm vụ là một Công Chứng Tuyên Uý Trại Tù (Certified Prison Chaplain), trực tiếp cố vấn tinh thần (Spiritual Counseling) lẫn cố vấn về thủ tục pháp lý (Legal Procedures Counseling) cho các anh chị em tù nhân tù nhân, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo hay màu da qua nhiều năm trong các trại tù liên bang và tiểu bang Oklahoma.
Vụ án thứ nhất: Sờ Mó Con Nít (Child Molestation) bi coi là một trọng tội hình sự (Criminal). Tù nhân này tên Phương có vợ và 3 con. Trước kia ở VN anh này từng là cựu chủng sinh tu xuất từ trong tu viện nhiều năm và sau khi vượt biên đến Hoa Kỳ anh mới lập gia đình. Người vợ cho biết anh là người chồng chung thuỷ và là một người bố gương mẫu. Vợ anh ở nhà săn sóc các con và trông nom thêm một em bé gái 6 tuổi là con riêng của một người bạn chồng của chị. Rồi một hôm chị nhận được điện thoại của một hãng xưởng gọi chị đến phỏng vấn để có thể thuê mướn chị làm việc. Chị liền nhờ cậy chồng ở nhà trông nom dùm 3 đứa con nhỏ và đứa bé gái 5 tuổi trong vài tiếng đồng hồ, để chị sẽ phải đi phỏng vấn công việc làm do hãng gọi.
Trong lúc chị vắng nhà, đứa bé 6 tuổi con gái bạn của chồng đòi đi vệ sinh, anh liền dẫn cháu này vào đi cầu rửa ráy sạch sẽ cho nó. Vài ngày hôm sau không biết chuyện gì bất hoà đã xảy ra giữa chồng chị và bố đứa bé gái nhỏ này, chị thấy hai người cãi lộn nhau như muốn đánh nhau. Rồi chị nghe thấy chồng chị la to: Tao thách mày kiện tao ra toà, tao đâu có làm gì bậy thì việc gì tao phải sợ, mày nên nhớ rằng cây ngay không sợ chết đứng. Thế rồi vài ngày sau anh Phương bị cảnh sát đến tận nhà còng 2 tay anh lại và đưa anh lên xe cảnh sát chở anh vào trại tạm giam (Oklahoma County Jail) mà cảnh sát cho vợ anh biết chồng chị bị tố cáo về tội mò mẫm kích thích tình dục trẻ thơ dưới tuổi vị thành niên (Sexual Child Molestation).
Trước khi đệ nạp hồ sơ kiện đương sự ra toà, nghe lời cố vấn của luật sư, bạn anh đã đã đưa con gái đi khám bệnh bác sĩ và được bác sĩ chứng nhận con gái anh bị rách màng trinh ở tử cung, mà toà tin rằng vì hành động sờ mó của bị cáo. Chứ thực ra cách vài tháng trước đây em bé gái 6 tuổi này này đã bị một tai nạn lao động xảy ra cho em, làm màng trinh em bị rách mà chuyện này chỉ có bố em và dì ghẻ là mẹ của em biết thôi. Sau phiên tòa xét xử anh bị lãnh án 18 năm tù ở. Nhưng theo luật hình sự của tiểu bang Oklahoma, nếu sống 1 ngày trong tù có hạnh kiểm tốt thì được công thêm 1 ngày nên sau 9 năm ở tù anh được trả tư do trở về nhà sống bình thường với vợ con, thay vì đáng lẽ anh phải ở trong tù đủ 18 năm mới được thả ra về.
Sau khi anh đọc tin tức trên báo chí cho biết ớ Arizona có vụ án tù oan trái tương tự như trường hợp của anh được toà xét xử lại tìm ra sự thật nên nạn nhân được lãnh tiền bồi thường gần 10 triệu Mỹ Kim và nay biết rõ mình cũng nằm trong hoàn cảnh hoàn toàn bị tù oan. Nên anh đã thuê một luật sư đưa vụ án này ra toà tái xét xử. Vị luật sư của anh tiến hành thủ tục pháp lý và đã trực tiếp lấy khẩu cung với cô bé gái này năm nay đã trên tuổi vị thành niên, đang có sự nghiệp tại một tiểu bang khác, mà nay cô vẫn còn nhớ rõ trong trí óc cô để kể lại cho vị luật sư nghe tất cả những chi tiết về những gì bố cô trước kia đã tập luyện cho cô phải khai rõ cách thức mà chú Phương đã dùng tay sờ mó trong tử cung của cô như thế nào và bao nhiêu lâu v.v.. cho Quan Toà xử án nghe. nên sau đó anh đã bị lãnh án oan trái cay nghiết như vừa được kể ở trên. Cuối cùng vị luật sư của anh Phương đòi tiền bồi thường 4 triệu đô cho anh. Cho tới giờ phút này tôi được người ta cho biết là đương sự đã lãnh được tiền bồi thường nhưng không biết là bao nhiêu và đương sự đã rời khỏi tiểu bang Oklahoma rồi.
.
Vụ án thứ nhì: Vụ án này còn oan trái và đau thương gấp bội phần so với vụ thứ án thứ nhất. Nếu độc giả nào chưa đọc đề tài này hay đã đọc nhưng quên nội dung của câu chuyện này, thì xin mở coi Video Youtube: Niềm Đau Thương Oan Trái online sẽ rõ. Nữ tù nhân người Việt Nam duy nhất này tên là Lê Vân bị lãnh bản án oan trái cay nghiệt nhất trên toàn quốc Hoa Kỳ, mà đương sự sẽ phải bị chết trong tù (Lifetime Sentence Without Parole), không bao giờ được lãnh nhận một ơn đặc biệt ân xá (Amnasty) nào của chính phủ ban cho trong tương lai vì bất cứ một lý do gì.
Trong khả năng chuyên nghiệp về Ngành Tư Pháp Hoa Kỳ qua hơn 32 năm tại Toà Án Liên Bang Oklahoma, cộng thêm uy tín cá nhân trong Cộng Đồng Mỹ - Việt tại địa phương của tác giả bài viết này, đã nhiệt tâm cố gắng tìm mọi cách giúp đỡ cho đương sự tránh khỏi sẽ bị chết oan trong tù (lifetime without parole) nhưng cho tới nay mọi cố gắng đã hoàn toàn thất bại. Tuy nhiên nữ tù nhân Lê Vân đã được Thiên Chúa ban ơn phúc đặc biệt cho đương sự biết chấp nhận sống an bình cho đến chết trong chốn lao tù. Xin xem đề tài: Tâm Thư Của Một Nữ Tù: "Nhớ Lại Ngày Này Của 12 Năm Trước" trên tờ BaoMai online và xin đọc tiếp phần phụ đính điều lệ luật bồi thường dưới đây.
Pt. Nguyễn Mạnh San
.
PHỤ ĐÍNH:
LUẬT SO SÁNH (Comparative Law)
Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ (Defend the Defenders)
Nguồn: Amnesty International
Chương 30- Quyền được bồi thường do bị xử án oan
Những người đã bị trừng phạt oan do bị kết án sai có quyền được bồi thường tùy vào trường hợp cụ thể.
Quyền được bồi thường do sai sót của công lý
đủ điều kiện để được bồi thường do bị xử án oan ?
=========
Quyền được bồi thường do bị xử án oan
Tiêu chuẩn quốc tế yêu cầu các quốc gia phải bồi thường nạn nhân của việc xử án sai trong những hoàn cảnh nhất định. Quyền này là khác biệt so với quyền được bồi thường do bị giam giữ trái pháp luật (xem Chương 6 phần 4- Đền bù cho việc bắt giữ hoặc bị giam giữ trái pháp luật). Đây cũng là khác biệt với các quyền đền bù cho những hành vi vi phạm nhân quyền khác, bao gồm cả quyền xét xử công bằng. (Xem Chương 26 phần 6 – Xét xử lại trên cơ sở của những sự kiện mới được phát hiện)
Ngoại trừ Điều 10 của Công ước châu Mỹ, tiêu chuẩn quốc tế có những quy định tương tự.
Trợ giúp pháp lý nên có sẵn cho các cá nhân đòi bồi thường về những căn cứ đó nếu họ không có luật sư của sự lựa chọn hoặc không có khả năng chi trả cho luật sư.
Ai đủ điều kiện để được bồi thường do bị xử án oan?
Để được bồi thường do bị xử oan sai, một cá nhân phải có đủ những điều kiện sau:
Bị kết án bởi một phán quyết cuối cùng về một cáo buộc hình sự (bao gồm cả hành vi phạm tội nhỏ). Bản án được coi là cuối cùng khi không còn có thêm đánh giá tư pháp hoặc đã sử dụng hết quyền kháng cáo hoặc vì thời hạn đã trôi qua.
“Khi một người bị kết án với phán quyết cuối về một tội hình sự và sau này cáo buộc đã bị bác bỏ dựa vào những chứng cớ mới hoặc mới được phát hiện, và thực tế cho thấy người này bị kết án sai, thì người này sẽ được bồi thường theo pháp luật về việc đã bị trừng phạt, trừ khi chứng minh được rằng người này có lỗi (hoàn toàn hoặc một phần) trong việc không tiết lộ sự thật hoặc không đưa ra những chứng cứ mới đó đúng thời điểm.
“Mọi người đều có quyền được bồi thường theo quy định của pháp luật trong trường hợp bị kết án bằng bản án cuối cùng bởi một sự sai sót của công lý”.
· chịu hình phạt như là kết quả của bản án. Hình phạt có thể là một án tù hoặc bất kỳ loại hình khác của sự trừng phạt. Giam giữ hợp pháp trước khi xét xử không bị coi là trừng phạt; và
· ân xá hoặc được tuyên vô tội dựa vào các sự kiện mới được tìm thấy cho thấy một sự sai sót của công lý, với điều kiện bị cáo không có lỗi trong việc không tiết lộ thông tin. Nhà nước có nghĩa vụ chứng minh bị cáo có lỗi trong việc che giấu thông tin.
Tòa án châu Âu cho rằng nếu bản án bị đảo ngược dựa vào việc đánh giá lại các bằng chứng, chứ không dựa vào các bằng chứng mới hoặc mới được phát hiện, yêu cầu bồi thường không áp dụng.
Ủy ban Nhân quyền đã làm rõ rằng Điều 14 của ICCPR không yêu cầu bồi thường nếu một cá nhân được ân xá nhân đạo hoặc lý do khác, bao gồm vốn chủ sở hữu, mà không liên quan đến sai sót của tòa án. Ngoài ra Ủy ban chỉ ra rằng bồi thường là không cần thiết khi những căn cứ để bác bỏ cáo buộc là việc bị cáo đã phải chịu một phiên toà bất công, chứ không phải dựa trên cơ sở sự thật mới được phát hiện cho thấy sự sai sót của công lý.
Điều 10 của Công ước châu Mỹ không đòi hỏi sự sai sót của công lý phải được dựa trên những sự kiện mới hoặc mới được phát giác.
Hầu hết các tiêu chuẩn quốc tế không yêu cầu nhà nước phải bồi thường nếu cáo buộc bị dỡ bỏ hoặc bị cáo được tuyên bố trắng án trong phiên tòa sơ thẩm hoặc phúc thẩm (và do đó không có lời kết tội cuối cùng). Tuy nhiên, một số hệ thống quốc gia, bồi thường được thực hiện trong những trường hợp như vậy. Thêm nữa, Điều lệ Ả rập bảo đảm quyền được bồi thường cho bất cứ ai được tuyên vô tội bởi phán quyết cuối cùng. Quy chế của Tòa án Hình sự quốc tế cho phép tòa án này bồi thường khi nó tìm thấy
rằng đã có một ngôi mộ và sai sót nghiêm trọng của công lý, nếu cá nhân đã được tuyên bố trắng án bởi một phán quyết cuối cùng hoặc các thủ tục tố tụng đã bị chấm dứt trên cơ sở của sự sai sót.
Các quốc gia phải ban hành luật bồi thường cho các nạn nhân của sự sai sót của tòa án.Những luật như vậy thường quy định thủ tục tiến hành bồi thường và có thể xác định số tiền phải trả. Tuy nhiên, nhà nước không thể chối bỏ nghĩa vụ bồi thường cho sai sót của tòa án với lý do không có luật hoặc thủ tục pháp lý.
Tòa án Châu Âu kết luận rằng thiệt hại tinh thần, chẳng hạn như đau khổ, lo lắng và bất tiện, nên được bồi thường cũng như thiệt hại tài chính.
Nếu sai sót của tòa án là kết quả của một sự vi phạm các quyền con người, ngoài việc bồi thường, cá nhân có quyền yêu cầu các hình thức bồi thường khác như bồi thường, phục hồi chức năng, sự hài lòng và sự bảo đảm không lặp lại.
MỖI QUỐC GIA TRÊN THỰC TẾ ĐÃ TỎ RA BÁM THEO TRÌNH TỰ XÉT XỬ CÔNG MINH NHƯ TRÊN
Bản dịch VŨ QUỐC NGỮ, HIỆU ĐÍNH LS. ĐẶNG DŨNG