Hôm nay,  

Bứt Phá & Đột Phá

20/09/202400:00:00(Xem: 777)

pham minh chinh
Khi còn tại chức, không ít lần, T.T Nguyễn Xuân Phúc đã khiến cho dân tình hoang mang hay bối rối khi nghe những câu chữ rất lạ kỳ: “Quảng Ninh là đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Vĩnh Phúc sẽ vươn lên trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Long An phải trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Hải Phòng là đầu tàu quan trọng của cả nước’, ‘Bình Dương phải là đầu tàu phát triển kinh tế mạnh nhất của cả nước …”

Ông Phúc, may thay, đã rời khỏi chính trường. Điều không may là vị thủ tướng đương nhiệm cũng đang làm cho nhiều người bất an (không ít) vì những câu phát ngôn cũng ly kỳ không kém:


Blogger Trân Văn (VOA) nhận xét:

“Nếu ông Nguyễn Xuân Phúc – tiền nhiệm của ông Chính – thường xuyên khuyến khích các ngành, các địa phương trở thành… ‘đầu tàu’ … ông Chính – nhân vật kế nhiệm – lại rất yêu… ‘đột phá’. Không chỉ động viên các ngành, các địa phương… ‘đột phá’, ông Chính còn khuyên các doanh nghiệp ngoại quốc đầu tư vào Việt Nam (FDI) tham gia ‘đột phá’ nếu muốn phát triển. Thậm chí ông Chính còn đề nghị những quốc gia khác nên cùng Việt Nam… ‘đột phá”!

Tôi e là tác giả đoạn văn thượng dẫn có hơi quá lời khi khẳng định rằng Phạm Minh Chính “rất yêu đột phá”! Nói nào ngay, cả nước (tất cả mọi địa phương, ngành nghề, ban bệ, đoàn thể, tổ chức, quan chức …) đều bứt phá rầm rầmđột phá lia chia chứ đâu có riêng chi ông thủ tướng.

-         Coi:
-         TP.HCM bứt phá từ Nghị quyết 98

pham minh chinh 2
 Tuy thường xuyên “bứt phá” và “đột phá” nhưng nước Việt nhất định không nhúc nhích, hay nói cho chính xác hơn là “không chịu phát” – theo như cách nói mỉa mai và giễu cợt của những chuyên gia Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF): “Trên thế giới chia ra gồm nước phát triển, nước đang phát triển, nước chậm phát triển nhưng Việt Nam có lẽ là mô hình đặc biệt nhất. Đó là nước… không chịu phát triển”! 
FB Nhân Thế Hoàng bàn thêm:

“Nguyên nhân chính được đưa ra cho tình trạng ‘không chịu phát triển’này là do tham nhũng, theo điều tra thì để kiếm 1 đồng lợi nhuận, doanh nghiệp cần phải bỏ 1,02 đồng tiền bôi trơn. Hiểu nôm na là bạn còng lưng thức khuya, dậy sớm để nấu tô bún bán chẳng hạn, bạn muốn lời 5000 đồng/1 tô thì bạn phải nộp hơn 5000 đồng cho cha dân phòng nằm vắt dái ngủ khì không làm gì cả, nó chỉ có cái quyền duy nhất là quản lý cái vỉa hè bạn đang bán bún mà thôi.

Đây cũng là lý do mà quy mô doanh nghiệp Việt Nam ngày càng nhỏ, so với 10 năm trước đây thì quy mô của doanh nghiệp Việt Nam hiện tại đã giảm chỉ còn một nửa. Đó, làm kinh tế kiểu ngược đời như vậy thì bảo sao Việt Nam không mãi nghèo nàn, lạc hậu, ăn rồi xách cái bát lân lê các nước để ăn xin cho được”.
 
Thảo nào mà không ít lời ta thán:
 
-         Nguyễn Đình Bin: “Tình hình Đảng và đất nước vẫn đã và đang tiếp tục diễn biến ngày càng tồi tệ, tới mức báo động thực sự nghiêm trọng, chưa từng xảy ra bao giờ”.
-         Đoàn Bảo Châu: “Các tập đoàn nhà nước thua lỗ bao nhiêu nghìn tỷ đồng, thay vì thành những nắm đấm thép thì biến thành những móng thép cào cấu vào ngân sách. Về những công nghệ cả thế giới đang nhau lên để làm chủ như máy tính lượng tử, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học… thì mù tịt nhưng cứ thích ba hoa kiểu bà cán bộ nói sẽ áp dụng AI vào loa phường.
Về chủ quyền, rõ ràng mình đang khai thác dầu trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, thằng hàng xóm nó ho một cái, lập tức phải co vòi, dừng hoạt động, đền bù cho đối tác nước ngoài.
Về những giá trị phổ quát của nhân loại như tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, nhân quyền thì lẹt đẹt cuối bảng. Hiền lành như những nhà hoạt động môi trường mà còn bị bắt tới 6 người, giờ không còn tổ chức dân sự nào để giám sát cam kết của Việt Nam về chuyển đổi năng lượng với quốc tế…”
-         Nguyễn Văn Lục: “Trên trời không còn tiếng chim bay, cá dưới nước không có chỗ lội. Thú rừng cạn kiệt. Rừng môi sinh bị khai phá, hủy diệt. Con người Việt Nam hôm nay ra sao. Đó là một cuộc cạnh tranh sinh tồn như thời nguyên sơ để sống còn”.
 
-         Song Phan: “Chưa có giai đoạn lịch sử nào của Việt Nam mà người dân phải đi làm mướn khắp nơi trên thế giới, thậm chí phải trốn chui, trốn nhũi trong container ngột ngạt, lạnh giá để có chỗ làm mướn ở nước ngoài; gái VN phải chịu nhục trần truồng để người nước ngoài lựa làm vợ…”
Đã đến non nước này rồi nên T.S Mạc Văn Trang đành chơi bài ngửa, khỏi xa gần/úp mở gì nữa ráo: “Quên mẹ nó mấy cái Mác Lê, đuôi XHCN đi, không lướng vướng vào mấy cái đó sẽ tư duy thực tiễn, bứt phá được”. Đúng thế. Cứ chui đầu vào cái rọ cộng sản rồi lại loay hoay hết “bứt phá” đến “đột phá” thì có khác chi là “múa tay trong bị”.
Vấn đề, tuy thế, rất không giản dị vì VN là một quốc gia Đảng trị mà lòng dân và ý Đảng lại hoàn toàn trái ngược. FB Võ Xuân Sơn cay đắng:

“Chúng tôi, người dân Việt nam, đâu có ai muốn cái mô hình ‘đặc biệt nhất thế giới’, mô hình không chịu phát triển. Nhưng họ, những kẻ không muốn đất nước này phát triển, những kẻ chỉ muốn trục lợi cá nhân, làm giàu cho cá nhân mình, cho gia đình mình bằng cách ăn cắp tiền của dân, đục khoét ngân sách, vắt cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, làm mất khả năng phát triển của cả nền kinh tế nước nhà, chỉ có những kẻ đó là muốn duy trì cái mô hình quái gở như vậy mà thôi”.
 
Vậy thì đâu còn lựa chọn nào khác là phải lật đổ “họ” thôi. Nếu không thì cả dân tộc này có thể sẽ bị nguy cơ bị diệt vong, chớ mong chi đến chuyện phát triển mà nói chuyện “bứt phá” (hay “đột phá”) làm chi – cho má nó khi! 
                
Tưởng Năng Tiến

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thời Hoàng Kim (Golden Age) – khẩu hiệu mới của chính quyền Trump – hiện ra rõ nhất trong buổi lễ nhậm chức không như mong đợi của Trump và những cử tri ủng hộ. Ngồi ở hàng ghế đầu, vị trí xưa nay vốn thuộc về gia đình tổng thống, các cựu tổng thống, và những vị khách danh dự khác, là những tỷ phú giàu nhất thế giới. CEO Meta Mark Zuckerberg và vợ; CEO Amazon Jeff Bezos và hôn thê Lauren Sánchez, CEO Google Sundar Pichai và Elon Musk, người giàu nhất thế giới đã dựng “bệ phóng Space X” đưa Trump trở lại Tòa Bạch Ốc, đã soán chỗ của các tổng thống tiền nhiệm. Điều này đối lập hẳn với những phát ngôn tranh cử khi Trump luôn xem mình là một tổng thống đứng cùng tầng lớp trung lưu và lao động.
Nếu chúng ta, trong thị trường giải trí, từng một thời ướt át “tân cổ giao duyên” thì bây giờ người Mỹ, trong “thị trường chính trị”, như là biến thể mới nhất của nền chính trị quốc gia, đang khô khốc với sát khí “chăn lái giao duyên”. Nước Mỹ của thế kỷ 21, xem ra, đang đối mặt với nguy cơ tụt lùi về thế kỷ 19 của chủ nghĩa tư bản hoang dã và chủ nghĩa thực dân.
Ngày 20 tháng 1 năm 2025, lịch sử Hoa Kỳ lật qua một trang sử mới. Qua một thủ tục chuyển quyền hiến định, tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 47 và sẽ thay đổi một số chính sách cơ bản cho nhiệm kỳ sắp tới...
Đó là cuốn sổ thông hành vừa đóng con dấu bất tử cho nước Mỹ đi vào một kỷ nguyên vô pháp, siêu thực, bất chấp hiến pháp – kỷ nguyên của một tội phạm lên ngôi vua, sẵn sàng để đưa nước Mỹ quay ngược về thời đại bành trướng bờ cõi bằng quân đội và vũ lực. Tất cả bốn vụ án hình sự, dân sự của Donald Trump mở ra bằng những khẩu đại bác và kết thúc bằng những viên pháo xì hơi. Tất cả cơ quan luật pháp truy tố Trump với hàng loạt tội chứng, bằng chứng, đều bất lực, trong khi cơ quan duy nhất là Bộ Tư Pháp có quyền kết tội Trump thì đã không bao giờ thực hiện đúng cán cân công lý.
Ở trong giai đoạn nước Mỹ chia rẽ cùng cực như hiện nay, việc chuyển giao quyền lực tổng thống vào ngày 20/01/2025 hứa hẹn sẽ có nhiều thay đổi mang tính đối nghịch. Khi chính phủ chuyển sang nhiệm kỳ mới dưới sự lãnh đạo mới của tổng thống đắc cử Donald Trump, bối cảnh quản lý công nghệ thông tin tại Hoa Kỳ cũng sẽ đối mặt với nhiều sự thay đổi.
Cuộc bầu cử tổng thống Belarus năm 2020 bị ảnh hưởng bởi gian lận bầu cử tràn lan, cùng lúc với sự trấn áp dữ dội phe đối lập và đàn áp tàn bạo những người biểu tình phản đối kết quả. Tuyên bố chiến thắng với 80% số phiếu bầu của nhà độc tài Alexander Lukashenko đã gây tranh cãi và bị lên án rộng rãi, với Liên minh Âu châu và một số các quốc gia khác từ chối công nhận kết quả. Alexander Lukashenko đã nắm quyền từ năm 1994. Kể từ đó, tổ chức nhân quyền Belarus Viasna đã báo cáo hơn 50.000 người đã bị bắt vì lý do chính trị. Không có khả năng có thay đổi trong cuộc bầu cử sắp tới, dự kiến diễn ra vào ngày 26/01/2025. Theo hãng thông tấn nhà nước Belta vào tháng 11, Lukashenko đã cảnh báo có thể cắt hoàn toàn quyền truy cập internet trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2025 nếu nổ ra các cuộc biểu tình tương tự như năm 2020 .
Cô Tổng Thống Park Geun-hye của chú bé dân chủ Nam Hàn đang tại chức, làm bậy, bị lôi ra tòa kết án, cho vào tù tức thì, người khác lên thay. Mọi sinh hoạt của quốc gia vẫn tiếp tục và đất nước phát triển như thường lệ. Tổng thống Trump của Mỹ, làm bậy trong lúc đang tại chức. Hết nhiệm kỳ, bị kết 34 tội, không bị một ngày tù, rồi lại ra tranh cử, thắng lợi, thành Tổng thống Mỹ ngon lành. Cùng theo chế độ dân chủ, hiến pháp, luật lệ nước nhỏ, nước lớn không mấy khác biệt. Nước Mỹ không vì to quá, lớn quá, mà luật pháp trở nên hết thiêng, hóa thành chuyện khôi hài.
Cuối năm nhìn người ta hàng hàng lớp lớp, mua sắm bao bị mừng Giáng Sinh, hoan hỉ đón năm mới, hàng tỷ món quà, có bao nhiều quà tặng tinh thần? Có bao nhiêu cuốn sách được gói giấy xanh đỏ? Có mấy tác phẩm văn chương ở trong đó? Câu trả lời bỗng dưng rụt rè. Ở trong một thời đại việc “làm tiền” là trọng đại nhất, “Làm tình” đứng thứ nhì và thứ ba, “tự hào đã làm hai việc trước.” Nếu bạn thuộc vào hàng ngũ trí tuệ tôn vinh vật chất, thì tất nhiên, văn chương đứng hàng gần chót hoặc không hiện diện. Lần cuối cùng, bạn đọc một văn bản văn chương là lúc nào? Và văn bản văn chương là gì?
Những cuộc bầu cử tại Âu châu trong năm 2025 hứa hẹn mang tới những thay đổi chính trị lớn: cuộc bỏ phiếu bất thường của Quốc hội Liên bang Đức (Bundestag), cuộc đua giành chức tổng thống tại Romania, cuộc trưng cầu dân ý về chính phủ Tusk tại Ba Lan, và sự trỗi dậy của các lực lượng dân túy tại Cộng hòa Séc, tại Na Uy cũng như nhiều nơi khác. Những cuộc tranh dành này có thể sẽ định hình lại tương lai của Liên minh Âu châu
Tấm bảng treo trước cửa văn phòng số H-1127 trong tòa nhà Longworth House Office Building dành cho các dân biểu liên bang Quốc Hội khóa 119 vừa gắn tên một người gốc Việt, Derek T. Tran – California. Đó là kết quả của cuộc đua nghẹt thở giữa một cựu quân nhân, luật sư gốc Việt và một dân cử đương nhiệm của địa hạt 45, California. Luật sư Derek Trần đã kết thúc cuộc đua bằng buổi tuyên thệ tại Capitol Hill chiều Thứ Sáu 3/1/2025, cũng là ngày Quốc Hội bầu chủ tịch Hạ Viện mới.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.