Hôm nay,  

Bứt Phá & Đột Phá

9/20/202400:00:00(View: 991)

pham minh chinh
Khi còn tại chức, không ít lần, T.T Nguyễn Xuân Phúc đã khiến cho dân tình hoang mang hay bối rối khi nghe những câu chữ rất lạ kỳ: “Quảng Ninh là đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Vĩnh Phúc sẽ vươn lên trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Long An phải trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Hải Phòng là đầu tàu quan trọng của cả nước’, ‘Bình Dương phải là đầu tàu phát triển kinh tế mạnh nhất của cả nước …”

Ông Phúc, may thay, đã rời khỏi chính trường. Điều không may là vị thủ tướng đương nhiệm cũng đang làm cho nhiều người bất an (không ít) vì những câu phát ngôn cũng ly kỳ không kém:


Blogger Trân Văn (VOA) nhận xét:

“Nếu ông Nguyễn Xuân Phúc – tiền nhiệm của ông Chính – thường xuyên khuyến khích các ngành, các địa phương trở thành… ‘đầu tàu’ … ông Chính – nhân vật kế nhiệm – lại rất yêu… ‘đột phá’. Không chỉ động viên các ngành, các địa phương… ‘đột phá’, ông Chính còn khuyên các doanh nghiệp ngoại quốc đầu tư vào Việt Nam (FDI) tham gia ‘đột phá’ nếu muốn phát triển. Thậm chí ông Chính còn đề nghị những quốc gia khác nên cùng Việt Nam… ‘đột phá”!

Tôi e là tác giả đoạn văn thượng dẫn có hơi quá lời khi khẳng định rằng Phạm Minh Chính “rất yêu đột phá”! Nói nào ngay, cả nước (tất cả mọi địa phương, ngành nghề, ban bệ, đoàn thể, tổ chức, quan chức …) đều bứt phá rầm rầmđột phá lia chia chứ đâu có riêng chi ông thủ tướng.

-         Coi:
-         TP.HCM bứt phá từ Nghị quyết 98

pham minh chinh 2
 Tuy thường xuyên “bứt phá” và “đột phá” nhưng nước Việt nhất định không nhúc nhích, hay nói cho chính xác hơn là “không chịu phát” – theo như cách nói mỉa mai và giễu cợt của những chuyên gia Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF): “Trên thế giới chia ra gồm nước phát triển, nước đang phát triển, nước chậm phát triển nhưng Việt Nam có lẽ là mô hình đặc biệt nhất. Đó là nước… không chịu phát triển”! 
FB Nhân Thế Hoàng bàn thêm:

“Nguyên nhân chính được đưa ra cho tình trạng ‘không chịu phát triển’này là do tham nhũng, theo điều tra thì để kiếm 1 đồng lợi nhuận, doanh nghiệp cần phải bỏ 1,02 đồng tiền bôi trơn. Hiểu nôm na là bạn còng lưng thức khuya, dậy sớm để nấu tô bún bán chẳng hạn, bạn muốn lời 5000 đồng/1 tô thì bạn phải nộp hơn 5000 đồng cho cha dân phòng nằm vắt dái ngủ khì không làm gì cả, nó chỉ có cái quyền duy nhất là quản lý cái vỉa hè bạn đang bán bún mà thôi.

Đây cũng là lý do mà quy mô doanh nghiệp Việt Nam ngày càng nhỏ, so với 10 năm trước đây thì quy mô của doanh nghiệp Việt Nam hiện tại đã giảm chỉ còn một nửa. Đó, làm kinh tế kiểu ngược đời như vậy thì bảo sao Việt Nam không mãi nghèo nàn, lạc hậu, ăn rồi xách cái bát lân lê các nước để ăn xin cho được”.
 
Thảo nào mà không ít lời ta thán:
 
-         Nguyễn Đình Bin: “Tình hình Đảng và đất nước vẫn đã và đang tiếp tục diễn biến ngày càng tồi tệ, tới mức báo động thực sự nghiêm trọng, chưa từng xảy ra bao giờ”.
-         Đoàn Bảo Châu: “Các tập đoàn nhà nước thua lỗ bao nhiêu nghìn tỷ đồng, thay vì thành những nắm đấm thép thì biến thành những móng thép cào cấu vào ngân sách. Về những công nghệ cả thế giới đang nhau lên để làm chủ như máy tính lượng tử, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học… thì mù tịt nhưng cứ thích ba hoa kiểu bà cán bộ nói sẽ áp dụng AI vào loa phường.
Về chủ quyền, rõ ràng mình đang khai thác dầu trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, thằng hàng xóm nó ho một cái, lập tức phải co vòi, dừng hoạt động, đền bù cho đối tác nước ngoài.
Về những giá trị phổ quát của nhân loại như tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, nhân quyền thì lẹt đẹt cuối bảng. Hiền lành như những nhà hoạt động môi trường mà còn bị bắt tới 6 người, giờ không còn tổ chức dân sự nào để giám sát cam kết của Việt Nam về chuyển đổi năng lượng với quốc tế…”
-         Nguyễn Văn Lục: “Trên trời không còn tiếng chim bay, cá dưới nước không có chỗ lội. Thú rừng cạn kiệt. Rừng môi sinh bị khai phá, hủy diệt. Con người Việt Nam hôm nay ra sao. Đó là một cuộc cạnh tranh sinh tồn như thời nguyên sơ để sống còn”.
 
-         Song Phan: “Chưa có giai đoạn lịch sử nào của Việt Nam mà người dân phải đi làm mướn khắp nơi trên thế giới, thậm chí phải trốn chui, trốn nhũi trong container ngột ngạt, lạnh giá để có chỗ làm mướn ở nước ngoài; gái VN phải chịu nhục trần truồng để người nước ngoài lựa làm vợ…”
Đã đến non nước này rồi nên T.S Mạc Văn Trang đành chơi bài ngửa, khỏi xa gần/úp mở gì nữa ráo: “Quên mẹ nó mấy cái Mác Lê, đuôi XHCN đi, không lướng vướng vào mấy cái đó sẽ tư duy thực tiễn, bứt phá được”. Đúng thế. Cứ chui đầu vào cái rọ cộng sản rồi lại loay hoay hết “bứt phá” đến “đột phá” thì có khác chi là “múa tay trong bị”.
Vấn đề, tuy thế, rất không giản dị vì VN là một quốc gia Đảng trị mà lòng dân và ý Đảng lại hoàn toàn trái ngược. FB Võ Xuân Sơn cay đắng:

“Chúng tôi, người dân Việt nam, đâu có ai muốn cái mô hình ‘đặc biệt nhất thế giới’, mô hình không chịu phát triển. Nhưng họ, những kẻ không muốn đất nước này phát triển, những kẻ chỉ muốn trục lợi cá nhân, làm giàu cho cá nhân mình, cho gia đình mình bằng cách ăn cắp tiền của dân, đục khoét ngân sách, vắt cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, làm mất khả năng phát triển của cả nền kinh tế nước nhà, chỉ có những kẻ đó là muốn duy trì cái mô hình quái gở như vậy mà thôi”.
 
Vậy thì đâu còn lựa chọn nào khác là phải lật đổ “họ” thôi. Nếu không thì cả dân tộc này có thể sẽ bị nguy cơ bị diệt vong, chớ mong chi đến chuyện phát triển mà nói chuyện “bứt phá” (hay “đột phá”) làm chi – cho má nó khi! 
                
Tưởng Năng Tiến

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Câu hỏi đó thằng nhỏ hỏi mỗi ngày mỗi ngày mỗi ngày, khi đói khát, khi bị đánh đập cấu nhéo, khi phơi trần ra dưới nắng mưa. Khi nó nằm trên mặt đường và kêu khóc khản giọng. Nó hỏi vào đám đông lướt qua nó, hỏi ai đó dừng chân cho nó (chính xác là cho những kẻ chăn dắt nó) chút tiền lẻ. Nó hỏi những kẻ bắt nó nằm lăn lóc kêu khóc trên đường để kiếm tiền, để nhởn nhơ ăn mòn tấm thân bé nhỏ non nớt của nó.
Một đứa trẻ chỉ nên có ba con búp bê, năm cây bút chì, giá trị chưa đến $20. Donald Trump có một phi cơ riêng sơn tên của ông ta trên đó. Với tư cách là tổng thống, hiện ông ta có hai chuyên cơ, Không Lực Một và một chiếc nhỏ hơn để phù hợp với những nơi có sân bay nhỏ, chưa kể chiếc trực thăng Marine One. Đó là ba chiếc phi cơ Trump sở hữu. Đó cũng là con số búp bê mà Trump đề nghị một đứa trẻ ở Mỹ nên có.
Mặc dù chỉ mới ba năm trôi qua kể từ khi bà Merkel rời nhiệm sở, nhưng thế giới đã thay đổi quá nhiều đến mức mà chức thủ tướng của bà đã được cảm thấy như nó thuộc về một thời đại khác. Cuốn hồi ký mới của bà cho thấy bà bình tâm với những quyết định đã đưa ra, bao gồm cả những quyết định bị phê phán nghiêm khắc nhất.
“Việc cắt giảm chăm sóc sức khỏe để trả tiền cho các khoản giảm thuế sẽ là sai về mặt đạo đức và tự sát về mặt chính trị.” TNS Josh Hawley (Cộng Hòa, Missouri)
Từ năm 1949, tháng Năm được chọn là Tháng Nhận Thức Về Sức Khỏe Tâm Thần (Mental Health Awareness Month – MHAM) ở Mỹ. Đây là tháng mang ý nghĩa kêu gọi cùng nâng cao nhận thức, giảm bỏ kỳ thị và thúc đẩy bảo vệ sức khỏe tâm thần. Theo phúc trình năm 2024 của tổ chức Mental Health America ở Alexandria, Hoa Kỳ thật sự đang trong cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần. Cứ năm người trưởng thành ở Mỹ thì có trên một người đang sống chung với bệnh tâm thần, và hơn một nửa không được điều trị. Gần 60 triệu người lớn (23.8%) mắc bệnh tâm thần trong năm 2024. Gần 13 triệu người lớn (5.04%) có ý định tự tử.
Chiến dịch cắt giảm chi tiêu của chính quyền Trump, vốn đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực từ nghệ thuật đến nghiên cứu ung thư, nay còn bao gồm cả nỗ lực thực hiện mục tiêu lâu dài của Đảng Cộng Hòa: chấm dứt hoàn toàn nguồn tài trợ liên bang cho hai hệ thống truyền thông phục vụ công chúng lớn nhất nước Mỹ: NPR và PBS. Hiện có khoảng 1,500 đài phát thanh và truyền hình độc lập liên kết với NPR và PBS trên khắp Hoa Kỳ, phát sóng các chương trình nổi tiếng như Morning Edition, LAist, Marketplace, PBS NewsHour, Frontline và Nova... Theo dữ liệu từ các hệ thống này, có khoảng 43 triệu người nghe đài công cộng hàng tuần, và mỗi năm có hơn 130 triệu lượt xem đài PBS.
Ngày 30.04.1975 là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử cận đại của Việt Nam. Nhưng năm mươi năm sau nhìn lại, dân tộc Việt oai hùng, như vẫn thường tự nhận, đã không có đủ khôn ngoan để ngày chiến tranh chấm dứt thành một cơ hội đích thực để anh em cùng dòng máu Việt tìm hiểu nhau, cùng chung sức xây dựng đất nước.Tiếc thay, và đau thay, cái giá tử vong cao ngất của hơn 2 triệu thường dân đôi bên, của hơn 1triệu lính miền Bắc và xấp xỉ 300.000 lính miền Nam đã chỉ mang lại một sự thống nhất địa lý và hành chính, trong khi thái độ thù hận với chính sách cướp bóc của bên thắng trận đã đào sâu thêm những đổ vỡ tình cảm dân tộc, củng cố một chế độ độc tài và đẩy hơn một triệu người rời quê hương đi tỵ nạn cộng sản, với một ước tính khoảng 10% đã chết trên biển cả.
Bằng cách làm suy yếu các đồng minh của Mỹ, chính quyền Trump đã làm suy yếu việc răn đe mở rộng của Mỹ, khiến nhiều quốc gia cân nhắc liệu họ có nên có vũ khí hạt nhân cho riêng mình không. Nhưng ý tưởng về việc phổ biến vũ khí hạt nhân nhiều hơn có thể ổn định dựa trên nền tảng của các giả định sai lầm.
Tạp chí TIMES kết thúc cuộc phỏng vấn với Tổng thống Trump nhân dịp đánh dấu 100 ngày ông ta quay lại Tòa Bạch Ốc (20/1/2025) bằng câu hỏi, “John Adams, một công thần lập quốc, vị tổng thống thứ hai của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ (1797 – 1801) đã nói chúng ta là một quốc gia pháp trị, chứ không phải bất kỳ người nào, Tổng thống đồng ý không?” Donald Trump trả lời: “Chúng ta là một chính phủ do luật pháp cai trị, không phải do con người sao? Ồ, tôi nghĩ vậy, nhưng anh biết đấy, phải óc ai đó quản lý luật pháp. Bởi nên, con người, nam hoặc nữ, chắc chắn đóng một vai trò trong đó. Tôi không đồng ý với điều đó 100%. Chúng ta là một chính phủ mà con người tham gia vào quá trình thực thi luật pháp, và lý tưởng nhất là anh sẽ có những người công chính như tôi.”
Chuyện “Ngưng bắn…” kể cho độc giả Bloomington ngày ấy, đã là chuyện quá khứ. 30 tháng Tư năm sau, cuộc chiến trên đất Việt tàn. Chủ nghĩa Cộng sản, nguyên nhân của nạn binh đao, dìm quê hương tôi trong biển máu hàng thập kỷ, cuối cùng đã hưởng hết 70 năm tuổi thọ. Tưởng chuyện đau thương trong một ngày ngưng bắn của gia đình, vì sự an toàn, phúc lợi của loài người, phải trở thành cổ tích. Vậy mà hôm nay, trong thời đại này, chuyện buồn chiến tranh của tôi đang tái diễn...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.