Chính luận
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng.
Trong diễn văn tại cuộc họp của Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV do ông đứng đầu, ông Trọng nói: “Kiên định hệ quan điểm chỉ đạo mang tính nguyên tắc là: Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.” (TTXVN, ngày Thứ Sáu, 23/02/2024)
Bốn “kiên định” này không mới. Tất cả chỉ là bản cũ sao lại từ thời kỳ được gọi là “đổi mới”, bắt đấu từ năm 1986. Vì vậy, sau 38 năm đuổi theo cái bóng không tưởng là “xã hội chủ nghĩa”, ông Nguyễn Phú Trọng phải gượng ép giải thích với nhân dân rằng: “ Vì con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là lâu dài và chưa có tiền lệ, còn rất nhiều khó khăn, thách thức.”
Nhóm chữ “chưa có tiền lệ” được đảng giải thích với quyết định “bỏ qua chế độ Tư bản” để “quá độ lên Xã hội chủ nghĩa”. Nhưng không ai trong đảng định hình được “mặt mũi” của xã hội này như thế nào. Vì vậy đảng đã “ấm ớ hội tề” khi tung ra chủ trương làm “kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa” để không mất mặt với Thế giới.
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng.
Trong diễn văn tại cuộc họp của Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV do ông đứng đầu, ông Trọng nói: “Kiên định hệ quan điểm chỉ đạo mang tính nguyên tắc là: Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.” (TTXVN, ngày Thứ Sáu, 23/02/2024)
Bốn “kiên định” này không mới. Tất cả chỉ là bản cũ sao lại từ thời kỳ được gọi là “đổi mới”, bắt đấu từ năm 1986. Vì vậy, sau 38 năm đuổi theo cái bóng không tưởng là “xã hội chủ nghĩa”, ông Nguyễn Phú Trọng phải gượng ép giải thích với nhân dân rằng: “ Vì con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là lâu dài và chưa có tiền lệ, còn rất nhiều khó khăn, thách thức.”
Nhóm chữ “chưa có tiền lệ” được đảng giải thích với quyết định “bỏ qua chế độ Tư bản” để “quá độ lên Xã hội chủ nghĩa”. Nhưng không ai trong đảng định hình được “mặt mũi” của xã hội này như thế nào. Vì vậy đảng đã “ấm ớ hội tề” khi tung ra chủ trương làm “kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa” để không mất mặt với Thế giới.
Đó là lý do tại sao trong diễn văn ngáy 23/02/2014, ông Trọng đã nói quanh co để phân trần các mối quan hệ của thời kỳ đổi mới như: “Quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; quan hệ giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa.”
Nói hăng như thế, nhưng Việt Nam chưa hế có “đổi mới chính trị”, sau khi đã đổi mới kinh tế. Đảng CSVN vẫn toàn trị, không chấp nhận “đa nguyên đa đảng”, không cho tự do báo chí và hạn chế các quyền tự do khác, kể cả tự do tín ngưỡng. Ông Nguyễn Phú Trọng còn tự diễn, tự khen sự bền vững qua các: “Quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và Nhân dân làm chủ; quan hệ giữa thực hành dân chủ với tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội.”
Nên biết khi nói đến “dân chủ” thì đó chỉ là “dân chủ trong Đảng”, không có “dân chủ trong dân”. Mọi việc ở Việt Nam đếu do đảng quyết định. Nhân dân chỉ biết nghe theo và thi hành. Các cơ quan dân cử từ Hội đồng Nhân dân tới Quốc hội là người của đảng, do đảng và hành động vì đảng.
Vì vậy, ông Trọng đã “kiên định”: “Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng toàn quốc lần này phải là một công trình khoa học kết tinh trình độ lý luận, tầm cao trí tuệ của toàn Đảng, niềm tin và khát vọng của cả dân tộc, phản ánh những quy luật khách quan của thực tiễn, xu thế vận động mới của thực tiễn.”
Phát biểu của ông Trong không mở ra lối đi tiến bộ nào cho Việt Nam. Ngược lại nó vẫn loanh quanh như “gà què ăn quẩn cối xay” như bấy lâu nay, đó là: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
LÝ LUẬN CON VẸT
Phụ họa với quan điểm sai lạc này, một số trí thức Cộng sản đã hùa theo khi cho rằng: “Mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã phản ánh đúng quy luật phát triển của thời đại, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của toàn dân và chứng minh sức sống mãnh liệt, trường tồn của một dân tộc đã trải qua nhiều năm chiến tranh vệ quốc, chịu thế bao vây, cấm vận… muốn tồn tại và phát triển không còn cách nào khác là đi lên chủ nghĩa xã hội bằng nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Một cá nhân, một tập thể có thể còn nhầm lẫn nhưng cả dân tộc với khát vọng vươn lên chiến thắng nghèo nàn, tụt hậu, bao nhiêu thế hệ cha anh đã ngã xuống, lấy máu xương để tô thắm cho nền độc lập tự do thì không thể có sai lầm. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam mang hơi thở, thấm đẫm tinh thần, tính nhân văn của thời đại – sự lựa chọn duy nhất đúng đắn.” (Học viện Chính trị khu vực III, ngày 31/03/2022)
Nhưng không ai đã chứng minh được đi theo Chủ nghĩa Cộng sản là “nguyện vọng tha thiết của toàn dân”. Thực tế là Đảng đã “nhét chữ” vào miệng dân để tuyên truyền. Bởi vì nếu là “nguyện vọng” thì dân phải bảo vệ nó chứ ai muốn thay nó bằng chế độ thật sự là “của dân, do dân và vì dân”. Nhân dân muốn thay vì chế độ của đảng đã đẻ ra tham nhũng vật chất và tham nhũng quyền lực trong xã hội.
Việc này được Bách khoa Toàn thư (BKTT) mở chứng minh: “Tham nhũng tại Việt Nam là một vấn đề phổ biến và lan rộng do cơ sở hạ tầng pháp lý còn yếu, các khoản tài chính đột xuất và việc ra các quyết định quan liêu mâu thuẫn và tiêu cực. Các cuộc khảo sát cho thấy rằng trong khi tham nhũng vặt đã giảm nhẹ trên toàn quốc, thì tham nhũng ở các quan chức cấp cao lại gia tăng đáng kể do lạm dụng quyền lực chính trị. Theo khoản 1 điều 3 của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Tham nhũng là một vấn đề rất nghiêm trọng ở Việt Nam, ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của quản lý, giáo dục và thực thi pháp luật.”
Rõ ràng tham nhũng là do đảng đẻ ra dành cho đảng viên nên BKTT đã nhận xét: “Việt Nam là một quốc gia đơn đảng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Đảng tuyên bố rằng tham nhũng đã được đưa lên chương trình nghị sự chính trị trong nước và các khuôn khổ pháp lý về giải quyết tham nhũng. Tuy nhiên, các học giả chính trị đã chỉ ra rằng những nỗ lực như vậy có thể là vỏ bọc cho một cuộc thanh trừng chính trị giữa các phe phái trong đảng.”
Từ căn bệnh trầm kha này, sau 38 năm đổi mới (1986-2024), “một số không nhỏ” đảng viên, kể cả thành phần lãnh đạo, đã “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa”, quay lưng lại với đường lối cai trị phản dân chủ của đảng. Nhiều người trong đảng còn bài bác Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong khi nhiều trí thức và thanh niên đã lạnh nhạt với đảng, và đòi đảng phải dân chủ hóa chế độ.
Vậy mà, ông Nguyễn Phú Trọng vẫn chỉ đạo: “Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng toàn quốc lần này phải là một công trình khoa học kết tinh trình độ lý luận, tầm cao trí tuệ của toàn Đảng, niềm tin và khát vọng của cả dân tộc, phản ánh những quy luật khách quan của thực tiễn, xu thế vận động mới của thực tiễn.” (Diễn văn, ngày 23/02/2024)
Ông Trọng là Trưởng ban cả hai Tiểu ban Văn kiện và Nhân sự cho nên Báo cáo chính trị sẽ phản ảnh quan điểm kiên định “độc tài đảng trị” của ông. Như vậy, sau 15 năm cầm quyền (2011-2026), ông Nguyễn Phú Trọng đã để lại một di sản không sáng sủa gì cho tương lại Việt Nam.
Người kế vị ông cũng sẽ tiếp tục thất bại như thế.
– Phạm Trần
Nói hăng như thế, nhưng Việt Nam chưa hế có “đổi mới chính trị”, sau khi đã đổi mới kinh tế. Đảng CSVN vẫn toàn trị, không chấp nhận “đa nguyên đa đảng”, không cho tự do báo chí và hạn chế các quyền tự do khác, kể cả tự do tín ngưỡng. Ông Nguyễn Phú Trọng còn tự diễn, tự khen sự bền vững qua các: “Quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và Nhân dân làm chủ; quan hệ giữa thực hành dân chủ với tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội.”
Nên biết khi nói đến “dân chủ” thì đó chỉ là “dân chủ trong Đảng”, không có “dân chủ trong dân”. Mọi việc ở Việt Nam đếu do đảng quyết định. Nhân dân chỉ biết nghe theo và thi hành. Các cơ quan dân cử từ Hội đồng Nhân dân tới Quốc hội là người của đảng, do đảng và hành động vì đảng.
Vì vậy, ông Trọng đã “kiên định”: “Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng toàn quốc lần này phải là một công trình khoa học kết tinh trình độ lý luận, tầm cao trí tuệ của toàn Đảng, niềm tin và khát vọng của cả dân tộc, phản ánh những quy luật khách quan của thực tiễn, xu thế vận động mới của thực tiễn.”
Phát biểu của ông Trong không mở ra lối đi tiến bộ nào cho Việt Nam. Ngược lại nó vẫn loanh quanh như “gà què ăn quẩn cối xay” như bấy lâu nay, đó là: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
LÝ LUẬN CON VẸT
Phụ họa với quan điểm sai lạc này, một số trí thức Cộng sản đã hùa theo khi cho rằng: “Mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã phản ánh đúng quy luật phát triển của thời đại, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của toàn dân và chứng minh sức sống mãnh liệt, trường tồn của một dân tộc đã trải qua nhiều năm chiến tranh vệ quốc, chịu thế bao vây, cấm vận… muốn tồn tại và phát triển không còn cách nào khác là đi lên chủ nghĩa xã hội bằng nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Một cá nhân, một tập thể có thể còn nhầm lẫn nhưng cả dân tộc với khát vọng vươn lên chiến thắng nghèo nàn, tụt hậu, bao nhiêu thế hệ cha anh đã ngã xuống, lấy máu xương để tô thắm cho nền độc lập tự do thì không thể có sai lầm. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam mang hơi thở, thấm đẫm tinh thần, tính nhân văn của thời đại – sự lựa chọn duy nhất đúng đắn.” (Học viện Chính trị khu vực III, ngày 31/03/2022)
Nhưng không ai đã chứng minh được đi theo Chủ nghĩa Cộng sản là “nguyện vọng tha thiết của toàn dân”. Thực tế là Đảng đã “nhét chữ” vào miệng dân để tuyên truyền. Bởi vì nếu là “nguyện vọng” thì dân phải bảo vệ nó chứ ai muốn thay nó bằng chế độ thật sự là “của dân, do dân và vì dân”. Nhân dân muốn thay vì chế độ của đảng đã đẻ ra tham nhũng vật chất và tham nhũng quyền lực trong xã hội.
Việc này được Bách khoa Toàn thư (BKTT) mở chứng minh: “Tham nhũng tại Việt Nam là một vấn đề phổ biến và lan rộng do cơ sở hạ tầng pháp lý còn yếu, các khoản tài chính đột xuất và việc ra các quyết định quan liêu mâu thuẫn và tiêu cực. Các cuộc khảo sát cho thấy rằng trong khi tham nhũng vặt đã giảm nhẹ trên toàn quốc, thì tham nhũng ở các quan chức cấp cao lại gia tăng đáng kể do lạm dụng quyền lực chính trị. Theo khoản 1 điều 3 của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Tham nhũng là một vấn đề rất nghiêm trọng ở Việt Nam, ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của quản lý, giáo dục và thực thi pháp luật.”
Rõ ràng tham nhũng là do đảng đẻ ra dành cho đảng viên nên BKTT đã nhận xét: “Việt Nam là một quốc gia đơn đảng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Đảng tuyên bố rằng tham nhũng đã được đưa lên chương trình nghị sự chính trị trong nước và các khuôn khổ pháp lý về giải quyết tham nhũng. Tuy nhiên, các học giả chính trị đã chỉ ra rằng những nỗ lực như vậy có thể là vỏ bọc cho một cuộc thanh trừng chính trị giữa các phe phái trong đảng.”
Từ căn bệnh trầm kha này, sau 38 năm đổi mới (1986-2024), “một số không nhỏ” đảng viên, kể cả thành phần lãnh đạo, đã “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa”, quay lưng lại với đường lối cai trị phản dân chủ của đảng. Nhiều người trong đảng còn bài bác Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong khi nhiều trí thức và thanh niên đã lạnh nhạt với đảng, và đòi đảng phải dân chủ hóa chế độ.
Vậy mà, ông Nguyễn Phú Trọng vẫn chỉ đạo: “Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng toàn quốc lần này phải là một công trình khoa học kết tinh trình độ lý luận, tầm cao trí tuệ của toàn Đảng, niềm tin và khát vọng của cả dân tộc, phản ánh những quy luật khách quan của thực tiễn, xu thế vận động mới của thực tiễn.” (Diễn văn, ngày 23/02/2024)
Ông Trọng là Trưởng ban cả hai Tiểu ban Văn kiện và Nhân sự cho nên Báo cáo chính trị sẽ phản ảnh quan điểm kiên định “độc tài đảng trị” của ông. Như vậy, sau 15 năm cầm quyền (2011-2026), ông Nguyễn Phú Trọng đã để lại một di sản không sáng sủa gì cho tương lại Việt Nam.
Người kế vị ông cũng sẽ tiếp tục thất bại như thế.
– Phạm Trần
(02/024)
Thạt là TỘI NGHIỆP CHO NGƯỜI DÂN VIỆT