Hôm nay,  

Thanksgiving, Tạ ơn ai?

16/11/202309:55:00(Xem: 350)

pqbaoBữa tiệc Lễ Tạ Ơn đầu tiên, có dân Da Đỏ thổ dân tham dự.
(Nguồn: https://www.history.com/topics/thanksgiving)


    – Vợ chồng tôi vừa dọn nhà sang khu chung cư housing mới xây, cũng được mấy tuần lễ nay rồi. Mặc dù cả vợ lẫn chồng đều chỉ mang vác mấy thứ tùy thân nhẹ, nhân công của công ty chuyển nhà lo hết cả. Thế mà hiện đồ đạc vẫn còn ngổn ngang bừa bộn vì mệt quá, chưa lại sức để xếp đặt được bất cứ thứ gì. Già rồi, nó vậy đấy... Sáng nay thức giấc, thấy bức tranh cổ này tôi mua cách đây cũng phải đến trên hai chục năm rồi, nó được dựng ở sau cánh cửa phòng ngủ từ hồi nào. Ai đã để nó ở chỗ đấy? Và để đó làm gì? Tôi chẳng nhớ nữa và tôi cũng chẳng mất công mở miệng hỏi bà vợ... Nhưng tự dưng sao tôi nẩy ra ý định đem tặng lại bạn, người mà tôi biết rằng xưa nay vốn rất thích tranh cổ. Tôi mới gọi phôn cho ông đây.
    – Ồ, cảm ơn, cảm ơn lắm lắm.
    – Ông có đang rảnh đó không?
    – Rảnh chứ!
    – Lấy xe lái đến tôi đi.
    – Sẵn sàng. Nửa tiếng nữa, được không?
    – Đương nhiên rồi. Tôi đã gói bức tranh lại sẵn ở đây. Nhân tiện, tụi mình ra tiệm nước gần đây, ta làm với nhau một ly cà phê chứ?
    – Thú quá. Không trở ngại gì.

Lễ Tạ Ơn bắt nguồn từ đâu?

    – Đây, anh coi bức tranh tôi tính tặng lại anh. Tôi thích mua mới, nhưng chỉ biết đây là một bức tranh cổ.
    – Để tôi xem…
    – Tôi nhớ là đã mua nó trăm bạc, trong một buổi dạo ngoài chợ trời, cách đây cũng phải trên hai chục năm rồi...
    – Nó xem ra là 'giả cổ', nghĩa là được vẽ mới lại theo một bức tranh cổ chính gốc... Này, anh nhìn kỹ vào một số chi tiết mà xem: Ở góc dưới bên phải bức tranh thường là chỗ ghi tên hay bút ký của tác giả. Bức này không có. Hơn nữa nét vẽ khá thô nhưng lại còn rất rõ nét; mầu sắc bạc kiểu khác, chứ không phải phai nhạt theo thời gian, và những khoảng trống trong tranh không xỉn lại mà vẫn bóng.
    – Anh có đoán được nội dung chăng?
    – Theo sự hiểu biết giới hạn của cá nhân tôi thì nội dung bức tranh này diễn tả bữa tiệc của Lễ Tạ Ơn đầu tiên vào cuối tháng 11 năm 1621 tại Plymouth thuộc tiểu bang Massachusetts, đông bắc nước Mỹ...
    – Ngày lễ này tại sao lại được thực hiện?
    – Trước khi có ý kiến riêng, tôi thấy cần phải nêu ra nội dung của sự kiện này vốn đã được ghi lại trên mạng lưới điện toán. Nghĩa là chúng ta cần xác nhận một trong những nguyên nhân sự hiện diện của Lễ Tạ Ơn đầu tiên xuất hiện: "Vào tháng Ba năm 1621, nhóm đại diện thổ dân da đỏ vốn cư ngụ tại Plymouth, thuộc miền đông bắc tiểu bang Massachusetts bây giờ, họ đã đồng ý ký kết một thỏa ước sống chung hòa bình với đại diện nhóm người Anh vừa di dân sang tái định cư tại đấy. Thỏa ước đã được coi như hai bên giao ước sống chung hòa bình cho giai đoạn nửa thế kỷ sau đó, và cũng đáng ghi nhớ là thỏa ước này đã đưa đến sự kiện buổi Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) đầu tiên được tổ chức long trọng vào tháng 11 năm đó [2].
    – Nhóm di dân gốc từ Anh quốc?
    – Vâng. Nhóm người mới tái định cư ở Plymouth này có tên gọi là The Pilgrims, The Pilgrim Fathers'...Họ gồm những dân cư vốn sống ở nước Anh có tôn giáo là một chi nhánh Thanh Giáo (Puritan Calvinist ) biệt lập với giáo hội Anh Giáo, thành một nhóm ly khai (Separatists). Họ muốn tránh bị đàn áp nên đã di dân sang ở nước Hòa Lan (Hà Lan, Holland, Netherlands) sinh sống nhiều năm trước đấy. Rồi vì mong có một nơi an cư mới, năm 1620, họ lại một lần nữa lên con tầu Mayflower [3] di cư sang lập nghiệp tại Tân Thế Giới. Họ thiết lập thuộc địa Plymouth và đẻ ra giáo hội Thanh Giáo Mỹ. [Trích https://en.wikipedia.org/wiki/Pilgrims_(Plymouth_Colony)]
    – Ồ... Rồi sao nữa, anh?
    – Theo https://www.britannica.com/topic/Thanksgiving Day, thì trên hai thế kỷ sau đó, những ngày kỷ niệm Lễ Tạ Ơn vẫn hằng năm được tổ chức tại các vùng thuộc địa Anh và các tiểu bang. Rồi sau năm 1798, Quốc Hội Hoa Kỳ chính thức thông báo cho các tiểu bang về ngày lễ này. Năm 1863, tổng thống Abraham Lincoln công bố Thanksgiving là ngày lễ quốc gia, được cử hành vào tháng 11 hằng năm. Từ đó đến nay, đây cũng là ngày nghỉ lễ chính thức cho tất cả người lao động tại Mỹ và Canada.

Tạ ơn gì? Tạ ơn những ai?

    – Như vậy, nhóm di dân gốc từ Anh quốc kia là nhóm người mở đầu cho lịch sử lập quốc của nước Hoa Kỳ này?
    – Có thể nói như vậy, chiếu theo mấy trích dẫn ở trên.
    – Thế còn, theo anh, tại sao lại gọi là Lễ Tạ Ơn, Thanksgiving?
  – Trước khi nói ý kiến riêng, tôi lại xin trích ra đây đoạn trong website https://www.britannica.com/topic/Thanksgiving Day: "Lễ Tạ Ơn là một ngày lễ hằng năm được tổ chức (..) tại ( toàn các tiểu bang ) Hoa Kỳ, Canada, một số đảo ở Caribe và Liberia. Ý nghĩa ban đầu là mừng thu hoạch được mùa và tạ ơn Thiên Chúa đã giúp cho (họ có được) cuộc sống no đủ và an lành..."
    – Tạ ơn Thiên Chúa, thì tôi hiểu được là bởi vì nhóm di dân gốc Anh này rất sùng đạo Thanh Giáo. Còn nội dung "mừng thu hoạch được mùa" là làm sao?
    – Ấy, trong https://www.history.com/topics/thanksgiving/history-of-thanksgiving có xác nhận rằng: "Trong năm 1621, dân thuộc địa từ Anh vừa đến cư ngụ ở Plymouth  đã cùng với thổ dân Mỹ (có tên gọi là) Wampanoag chia xẻ nhau bữa tiệc được mùa. ( Bữa tiệc được mùa này) ngay sau đó đã trở thành Lễ Tạ Ơn đầu tiên (trên đất mới)". Và: "Nhóm di dân gốc từ Anh đã dùng chiếc tầu Mayflower sang cập bến tại Plymouth năm 1620 và được dân da đỏ thổ dân ở đây trợ giúp để có thể sống sót ở nơi tái định cư này. Lễ Tạ Ơn đầu tiên ấy có sự tham dự của cả đại diện thổ dân da đỏ .." [1]

    Hai chi tiết mà tôi vừa trích ra từ nguyên văn 2 websites trên minh chứng rằng buổi lễ Tạ Ơn này ở nước Mỹ đã bao gồm ba ý nghĩa trong nội dung: Tạ ơn Thiên Chúa, tạ ơn mảnh đất mới và tạ ơn nhóm thổ dân đã cưu mang, trợ giúp họ sống còn trên vùng đất mới tái định cư. Nôm na mà nói: Tạ ơn trời-đất, bắt nguồn từ nền tảng căn bản là tạ ơn đời, tạ ơn người.
    – Ồ, cảm ơn anh đã mầy mò kiếm ra những chi tiết liên hệ hiện diện ở trên google để tóm tắt cho tôi hiểu lai lịch vấn đề. Nhưng quan trọng nhất, theo tôi tiếp nhận, công việc này đã như gián tiếp khích thích cho cá nhân tôi phải nên chịu khó biết thắc mắc mà tự khám phá, tìm hiểu lấy thì hơn.
    – Tôi phải cảm ơn anh chứ. Chính là anh muốn tặng tôi bức tranh này, nếu không thì chưa chắc gì tôi mới có dịp tìm hiểu đến nơi đến chốn như vậy.
    – Nói chuyện với anh, tôi cảm thấy hứng thú hẳn. Bây giờ lại xin gạn hỏi thêm điều này nha: Thế dân Việt chúng ta có ngày lễ nào gồm những nội dung tương tự như Lễ Tạ Ơn của dân Mỹ?
    – Trong nhất thời, tôi nghĩ là Tết Nguyên Đán.
    – Anh nói làm sao? Tết Nguyên Đán đánh dấu ngày đầu một năm mới âm lịch...
    – Ăn mừng năm vừa qua cuộc sống được êm đẹp và chào đón một năm sắp tới, Tết ta từ xa xưa bắt nguồn ở sinh hoạt nhà nông rảnh rang nhờ vừa gặp hái xong vụ lúa thóc cuối năm. Ca dao Việt có câu " Vụ năm cho đến vụ mười"…
    – Anh muốn nói rằng Tết ta có nội dung cảm tạ đất đai đã cho mùa màng tốt tươi chứ gì. Tôi đồng ý điều ấy. Nhưng ngoài ra thì cái khung cảnh nghi ngút khói hương, thờ cúng Trời, Phật, Tổ tiên!
    – Ấy, Trời, Phật, Chúa, Thượng Đế là thuộc lãnh vực tôn giáo. Còn Tổ tiên ta thì cũng là người vậy! Anh ạ. Tôi thấy rằng có khác biệt chăng chỉ ở tên gọi, mỗi xứ một khác, dân tộc nào cũng có những biểu tượng riêng. Chứ nội dung ý nghĩa của hai thứ Lễ và Tết này chẳng hề khác gì nhau. Tôi cho là vậy.

Nhận ơn, tạo họa?

    – Anh giải thích như thế, tôi nghe hợp lý. Nhưng hiện tâm tư vẫn đang lấn bấn vì mấy năm nay tôi thấy mỗi lúc đời sống dân cư mỗi cảm thấy bất an ở xã hội Mỹ này: Bạo lực súng đạn gia tăng quá nhanh, nạn kỳ thị xẩy ra bạo động mỗi lúc một nhiều, nạn lạm phát và vật giá vọt lên, không khí chính trị như nhiễm độc vì hai đảng phái kèn cựa, bôi xấu nhau... Với tình hình thực tế đang diễn ra này, tôi xem ra dân Mỹ trong quá khứ lịch sử, họ đã hưởng thụ biết bao nhiêu những truyền thống tốt đẹp mà nay họ lại đang tự gây họa cho chính xã hội của họ.
    – Đời sống ở đây đang bất ổn? Đúng. Xã hội Mỹ đang trong giai đoạn khủng khoảng. Cũng đúng luôn. Không những anh và tôi mà tất cả người dân đang sống tại đây đều chứng kiến như vậy hết. Chúng ta đều lo ngại như nhau cả.
    – Thật vậy, chứ gì nữa!
    – Nhưng chúng ta phải bình tâm để cứu xét cho có lớp lang, mới hiểu được ngọn nguồn vấn đề.
    – Được. Theo anh thì thế nào?
    – Trước hết, hiện trạng ở đây có phải duy nhất diễn ra ở xã hội Mỹ này hay chăng? Không hề. Trong diễn tiến lịch sử bốn thế kỷ nay, từ năm 1620 đến giờ, dân cư ở đây đã phải trải qua không ít những trường hợp khủng khoảng đại loại như thế này rồi! Nào là thời thuộc địa Anh. Nào là giai đoạn giành độc lập, khởi đi từ 13 tiểu bang. Nào là giai đoạn nội chiến 1861-65... Đó là những biến động tạo cơ hội để vượt thoát những ngõ bí để vươn lên thành những bước tiến bộ, cung cấp cho diễn trình trường tồn.
    – Ồ, như vậy là gặp khủng khoảng thì một là dẫn đến bế tắc mà nếu không giải tỏa được thì bị diệt vong; còn ngược lại, nếu tích cực tìm ra được phương cách hóa giải, tạo biến động để xã hội tiến bộ. Phải vậy chăng?
    – Có thể diễn đạt như anh vừa nói...Trên thực tế, Hoa Kỳ này  căn bản luôn đặt ở lý tưởng Tự do, Dân chủ, Nhân quyền để thực thi theo hiến định, bằng cơ cấu tam quyền phân lập: Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp. Nghĩa là luôn tôn trọng luật lệ, chủ trương thực dụng và sẵn sàng điều chỉnh. Xây dựng trên căn bản ấy, trên thế giới hiện nay có một quốc gia nào từ xưa đến nay thực thi nhuần nhuyễn được những nguyên tắc ấy ngang bằng như Hoa Kỳ chưa?
    – Hỏi như anh là một cách trả lời.
    – Cảm ơn anh đã gián tiếp đồng ý.
    – Tôi phải cảm phục anh đã giúp tôi tự tháo gỡ cái ý hướng chật hẹp vị kỷ của mình: Quan sát thấy được sự xáo trộn hiện nay của xã hội nơi đây, nhưng chẳng chịu truy cứu để thấu hiểu và tìm phương cách tích cực giải quyết, mà chỉ bo bo tiêu cực buồn lo gói gọn vào bản thân và gia quyến của mình!
    – Nhân tiện đây tôi liên tưởng đến lời tuyên bố cách đây trên nửa thế kỷ của cố tổng thống Mỹ John F. Kennedy: "Những trở ngại của thế giới không có thể được giải quyết bởi những kẻ nghi ngại hay vị kỷ, những người này chỉ bó hẹp họ trong bề mặt sốc nổi của thực tại. Chúng ta cần những người sáng tạo, luôn ước mơ những gì mới, chưa bao giờ có." [3]

Gian nan th
ì hẳn gian nan
bước ch
ân ta vẫn cứ tràn lấn lên
để mà bung mở diễn trình
loài người nhờ vậy mới thành đỉnh cao.
'Nh
ân linh ư vạn vật' [4] sao?
kh
ông trải nghiệm đủ lẽ đâu sống còn!
 
Phạm Quốc Bảo
(11/2023)

Ghi chú:

[1] https://www.history.com/news/wampanoag-pilgrim-peace-treaty-thanksgivingn;

[2] Mayflower là tên của một con tàu buồm đi vào lịch sử Hoa Kỳ khi một nhóm người Thanh giáo Puritants không chấp nhận Anh giáo của triều đình nên bỏ nước Anh sang lập nghiệp ở Tân Thế giới. Tổng cộng có 102 người cộng thêm 30 thuyền viên. Họ đặt chân đến Mỹ để bắt đầu một đời sống mới vào cuối năm 1620. [Wikipedia].

[3] "The problems of the world cannot possibly be solved by skeptics or cynics whose horizons are limited by the obvious realities. We need men who can dream of things that never were." JOHN F. KENNEDY.

[4] Có thể dẫn giải là "Con người hơn mọi loài ở chỗ có trí tuệ, tâm linh".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tòa liên bang Bắc California bác đơn bà Mai-Trang Thi Nguyen kiện chính phủ Mỹ viện trợ Israel chiếm đóng Đất Thánh. Thẩm phán Virginia DeMarchi của tòa Sơ thẩm liên bang đã bác đơn của bà Nguyen kiện chính phủ Mỹ vì đã ủng hộ chính phủ phân biệt chủng tộc của Israel bằng cách gửi cho họ ít nhất 3 tỷ đô la viện trợ quân sự mỗi năm."
San Jose: cảnh sát thi hành lệnh bắt giữ khoảng 34 người tại nơi cư trú. Ba nghi phạm chính – được xác định là Thụy Phạm, 51 tuổi, Xuân Nguyên, 46 tuổi và Vũ Nguyên, 37 tuổi, đều là cư dân San Jose – đã bị bắt giữ liên quan đến hoạt động sòng bạc. Cảnh sát cho biết Phạm và Xuân Nguyên đang lẩn trốn trong tầng hầm của nơi cư trú. Ngoài ra còn có bảy cá nhân khác có mặt tại nơi cư trú trong vụ phá sản đã bị bắt giữ vì nhiều lệnh truy nã trọng tội và tội nhẹ.
Bổ sung cùng với các Phúc lợi Hàng tạp hóa dành cho Chương trình Hỗ trợ Đặc biệt dành cho Bệnh Mạn tính SSBCI
Nói chuyện với Rachel Maddow của MSNBC hôm thứ Hai, cựu Dân Biểu Liz Cheney (R-WY) tiết lộ rằng cô đã bí mật lắng nghe các luật sư của Donald Trump khi họ lên kế hoạch vào ngày 6 tháng 1/2021. Một trong những đoạn trích trong cuốn sách mới của cô, xuất bản hôm thứ Ba, là chiến dịch tranh cử của Trump đã tổ chức một cuộc gọi vào ngày 4 tháng 1/2021, nơi nhóm pháp lý nói với một số người đại diện cho chiến dịch hàng đầu về những gì họ đang lên kế hoạch và những gì họ muốn mọi người nói trên tin tức truyền hình cáp.
Giám đốc Văn phòng Quản lý và Ngân sách (OMB) Bạch Ốc Shalanda Young hôm thứ Hai 4/12/2023 cảnh báo rằng ngân quỹ để Hoa Kỳ cung cấp thiết bị quân sự cho Ukraine sẽ cạn kiệt trước cuối năm nay.
Tổng Giám đốc Văn phòng Truyền thông Chính phủ ở Gaza nói với Al Jazeera rằng trong 24 giờ qua, hơn 700 người Palestine đã thiệt mạng trong khu vực, làm tăng thêm thương vong về người trong cuộc xung đột đang diễn ra. Ngoài ra, quan chức này tuyên bố rằng cuộc khủng hoảng đã dẫn đến hơn 1,5 triệu người phải di dời ở Dải Gaza đông dân cư.
rưa vừa xế chiều, tôi đến bờ sông Texas Colorado. Dòng nước mùa thu êm ả nhưng tôi biết nó đã từng cưu mang trận hè “bão nóng” kéo dài nhiều tháng qua, mỗi ngày hơn 100 độ. Chắc rằng, đã có những giọt nước sôi sùng sục rồi bay lên trời. Tôi cũng biết nó sẽ vô cùng lạnh lẽo khi tiết đông sắp đến. Đã có nóng trên 100 độ, tất nhiên sẽ có lạnh dưới 0 độ. Nhưng dù bốc hơi hay đông đá, hình ảnh của đời sống quanh bờ, trên mây, in xuống vẫn không bị ảnh hưởng. Qui luật phản ảnh và phản chiếu khiến tôi nhớ lại Hermann Hess, “Câu Truyện Dòng Sông.” Con người soi mặt để nhìn thấy mình dưới nước, rồi thì sao? Hiểu được đạo lý, rồi thế nào? Mặt dưới nước bốc hơi hay đông đá, mặt trên bờ có gì thay đổi? Huống chi lòng người! Sống để tìm hạnh phúc? Không có đâu. Hạnh là gì? Phúc là ai? Người nào tìm thấy? Hay chỉ thấy ảo ảnh? Cái thứ thấp hơn hạnh phúc là “bình an” mà chưa tìm được, nói chi đến thứ cao vời. Đổ mồ hôi, trẹo xương sống, nhứt đầu, đau tim, làm việc từ trẻ đến già, đã thấy bình an đâu!
Ở Mỹ, khi người ta kết hôn, tài khoản của họ cũng thường được ‘quy về một mối’: phần lớn các cặp vợ chồng đều sẽ gửi toàn bộ thu nhập của mình vào một tài khoản chung. Trong những năm 1970 và 1980, việc tách biệt tài chánh có thể bị coi là điềm xấu cho một mối quan hệ. Nhưng ngày nay điều đó không còn đúng nữa. Tỷ lệ các cặp đôi, dù đã kết hôn hay chưa, giữ ít nhất một phần tài chánh riêng biệt đã tăng lên trong những thập niên gần đây, một phần vì người dân Hoa Kỳ có khuynh hướng kết hôn trễ hơn so với ngày xưa, và khi đó thì họ đã có thói quen tiêu xài của riêng mình.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.