Hôm nay,  

Tại sao Mỹ quá mặn mà với Việt Nam?

14/09/202312:34:00(Xem: 921)

Bình luận thời cuộc

biden-trong-cung-nhin-1-huong


Theo tin Tổng Hợp ngày 10/9/2023,  theo chân bốn đời tổng thống tiền nhiệm, Tổng Thống Joe Biden thăm Việt Nam với đoàn tùy tùng hủng hậu bao gồm các viên chức cao cấp của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, Bộ Ngoại Giao cùng những công ty khổng lồ…không ngoài mục đích biến Việt Nam thành quốc gia hùng mạnh, độc lập, tự chủ để không còn lệ thuộc vào Trung Quốc.
    Ngày xưa Mỹ muốn đưa Bắc Việt trở lại Thời Kỳ Đồ Đá. Ngày nay, trong cuộc họp báo chung hai bên nói rằng, “Việt Nam- Hoa Kỳ nâng bang giao lên Hợp Tác Chiến Lược Toàn Diện vì hòa bình, hợp tác, phát triển bền vững của cả hai nước, đồng thời cảnh bảo vể việc đe dọa hoặc dùng vũ lực tại Biển Đông.” Còn Ô. Joe Biden đã trấn an Trung Quốc khi nói rằng , “Sự hợp tác chiến lược với Việt Nam chỉ tạo ổn định toàn cầu chứ không nhằm kiềm chế Trung Quốc. “
    Cuộc viếng thăm này nằm trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương mà Ô. Joe Biden đã đề ra. Nguyên do tại đâu mà Hoa Kỳ quá mặn mà với Việt Nam?
    Nguyên do chính là sự trỗi dậy quá mạnh của Trung Quốc khiến địa vị bá chủ toàn cầu của Mỹ bị lung lay. Ngoài ra, sự cấm vận nghiệt ngã của Mỹ áp đặt lên Nga và dùng cuộc chiến Ukraina làm tiêu hao sức mạnh của Nga, khiến Nga có thể xụp đổ. Trước tình thế bị cô lập và suy sụp, Nga tìm đường liên minh quân sự với Bắc Kinh khiến sức mạnh và ảnh hưởng của Bắc Kinh gia tăng. Trước mối lo sờ sờ trước mắt đó, Hoa Kỳ đã tiến hành:
    - Thành lập Bộ Tứ Kim Cương bao gồm Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc, được duy trì bằng các hội nghị thượng đỉnh bán thường xuyên, trao đổi tin tức và  tập trận chung giữa các quốc gia thành viên.
    - Tăng cường hợp tác quân sự với Nam Triều Tiên và Nhật Bản và chuẩn bị đưa các quốc gia này gia nhập NATO khi tình hình nguy cấp.
    - Xây dựng bốn căn cứ hải quân tại Phi Luật Tân nhìn ra biển đông và Đài Loan để giám sát hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông.
    Còn đối với Việt Nam thì sao? Có thể đây là những tình thế mà các chiến lược gia Hoa Kỳ đã tính tới:
    1) Vì Việt Nam nằm ở trọng điểm chiến lược. Nếu Việt Nam ngả theo Trung Quốc thì chắc chắn Căm Bốt, Lào, Miến Điện và Thái Lan cũng sẽ ngả theo Trung Quốc và như thế Mã Lai, Nam Dương lâm nguy. Khi đó Trung Quốc sẽ tung hoành tại Biển Đông. Để cứu nguy Mỹ sẽ phải đổ cả trăm ngàn quân vào Phi Luật Tân để cứu vãn phòng tuyến cuối cùng tại Đông Nam Á. Nhưng liệu Phi Luật Tân có chấp nhận cho Mỹ đóng cả trăm ngàn quân cùng HKMH, máy bay ném bom chiến lược B-52, B-2 ở Subic Bay và Clark như thời Chiến Tranh Việt Nam không? Ngày xưa hai căn cứ này dùng để đối đầu với Bắc Việt không có hải quân, hỏa tiễn và phi cơ có thể bay tới Phi Luật Tân. Ngày nay các căn  cứ này sẽ phải đối đầu với một cường địch có 280 đầu  đạn nguyên tử, 60 tàu ngầm nguyên tử, cả ngàn hỏa tiễn Đông Phong, ba HKMH cùng vài chục khu trục hạm và máy bay ném bom không người lái tàng hình.
    2) Khi Việt Nam ngả theo Trung Quốc chắc chắn Mỹ sẽ cấm vận nghiệt ngã như Cuba, Bắc Triều Tiên và Ba Tư. Như thế vết thương chiến tranh đã lành từ năm 1995 nay lại tóe máu. Liệu dư luận Mỹ và quốc tế có ủng hộ một giải pháp như vậy không? Cho dù Mỹ cấm vận Việt Nam, chưa chắc Liên Hiệp Âu Châu, Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Úc Châu đã tuân lệnh Mỹ vì Việt Nam vẫn là nơi mà các quốc gia này cần đến. Để sống còn, Việt Nam sẽ cho hải quân Nga đóng tại Cam Ranh như thế Mỹ lại thêm một cường địch thứ hai tại Biển Đông. Nếu Hải Quân Nga và Hải Quân Trung Quốc phối hợp ngăn chặn tại Biển Đông sẽ là thảm họa cho Nam Hàn, Nhật Bản và Đài Loan cùng hàng hóa chuyện vận từ Hoa Kỳ.
    3) Liệu giải pháp lôi kéo Việt Nam thành đồng minh quân sự như Nam Triều Tiên và Nhật Bản có khả thi không? Chắc chắn là không? Vì Việt Nam có biên giới với Trung Hoa. Khi liên minh quân sự với Mỹ, Việt Nam lập tức trở thành kẻ thù của Trung Quốc và Trận Chiến Biên Giới  1979 “Dạy Cho Việt Nam Một Bài Học” sẽ tái diễn và Việt Nam biến thành một Ukraina thứ hai.
    4) Do đó giải pháp  cuối cùng là Mỹ phải chấp nhận một Việt Nam trung lập. Nhưng nếu Việt Nam nghèo đói chắc chắn phải dựa vào Trung Quốc về kinh tế cho nên Mỹ tìm cách chuyển những công ty lớn từ Hoa Lục về Việt Nam. Biện pháp này vừa giúp Việt Nam tiến lên vừa giúp Hoa Kỳ bớt lệ thuộc vào Hoa Lục về chip (linh kiện) điện tử và trí tuệ thông minh.
    5) Còn đối với Việt Nam, các nhà lãnh đạo nghĩ gì? Theo tôi, họ vừa mừng vừa lo. Mừng vì đây là cơ hội lớn để phát triển kinh tế, nâng cao vị trí trên diễn đàn quốc tế. Lo làm sao có thể “đu dây” một cách khéo léo trong cuộc tranh giành quyền lực khốc liệt ngày hôm nay. “Cây Tre” phải ngả nghiêng như thế nào để không làm mất lòng ba ông kẹ Nga, Mỹ và Tàu khi họ tuyên bố rằng, “Ba nước Hoa Kỳ, Nga và Trung Quốc đều quan trọng đối với Việt Nam”.
    Nói tóm lại Việt Nam lại như con bài Domino mà Hoa Kỳ cố giữ cho nó đứng vững. Có thể trong bụng Hoa Kỳ không ưa gì chế độ này. Nhưng thực tế là phải cần có Việt Nam trong chiến lược toàn cầu ngày hôm nay. Đó chính là lý do năm đời tổng thống Hoa Kỳ, Dân Chủ lẫn Cộng Hòa đều mặn mà với Việt Nam mà không một lần tới Nam Dương, Mã Lai và Thái Lan.
     Thế nhưng, đối với Mỹ, trong chính trị, không có bạn vĩnh viễn và cũng không có kẻ thù vĩnh viễn. Hợp với quyền lợi của Mỹ thì là bạn. Trái với quyền lợi của Mỹ là kẻ thù. Còn vấn đề nhân quyền nằm trong toan tính Double Standard (Trò Chơi Hai Mặt). Nếu chống Mỹ, Mỹ sẽ làm lớn chuyện để cấm vận và lật đổ. Nếu đi theo Mỹ thì Mỹ sẽ lơ đi hoặc phê phán sơ sài rồi bỏ qua.
     Mai đây, để tránh một cuộc chiến tranh hủy diệt của cả hai, nếu Hoa Kỳ thỏa hiệp được với Hoa Lục ở một mức độ nào đó (tứ-lục hoặc năm-năm) và cam kết sống chung hòa bình, vai trò chiến lược của Việt Nam lúc đó sẽ mờ nhạt, và có khi trở thành kẻ thù của Mỹ. Trong Đệ II Thế Chiến, Mỹ và Liên Bang Xô-viết là đồng minh. Sau chiến tranh Nga-Mỹ trở thành kẻ tử thù. Đó là chính trị và đó cũng là tình đời. Phi điểu tận, lương cung tàng. Thảo thố tử, tẩu cẩu phanh”. Cho nên đi với Mỹ phải cảnh giác ngày Mỹ bỏ, như câu châm ngôn “Cư An Tư Nguy” của Trường Bộ Binh Thủ Đức năm xưa mà Miền Nam Việt Nam và A Phú Hãn là hai tấm gương đau đớn.

-- Đào Văn Bình
(California ngày 14/9/2023)
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hôm thứ Ba, 26/9/2023, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) công bố một văn kiện nhan đề “Một cộng đồng toàn cầu trong một tương lai chung” với nội dung có thể xem như là tầm nhìn mới của Trung Quốc về một trật tự thế giới do Trung Quốc lãnh đạo, thay thế trật tự hiện thời do Hoa Kỳ đứng đầu...
Trong một tập phim của chương trình truyền hình “Boston Legal” năm 2006, luật sư bảo thủ Denny Crane khẳng định rằng ông có quyền hiến định để mang theo một khẩu súng giấu kín: “Và Tối Cao Pháp Viện sẽ nói như vậy, ngay sau khi họ lật ngược án lệ Roe v. Wade.” Với một bộ phim được phát sóng cách đây 17 năm, đó là một trò đùa, một sự việc không thể tưởng tượng nổi vào thời điểm đó. Tuy nhiên, vào năm 2022, TCPV đã công bố cả hai thay đổi, chuyển một trò đùa không tưởng thành luật pháp của đất nước trong chớp mắt – báo hiệu sự khởi đầu của “cuộc cách mạng hiến pháp.”
Quãng hơn chục năm trước, nhà mình mua 1 mảnh đất gần 500m2 để xây nhà. Trên mảnh đất đó có 1 cây phong, cây mà lá của nó là biểu tượng trên cờ Canada. Cây phong không có tội tình gì ngoài chuyện đứng chình ình giữa vườn, nên nhà mình quyết định chặt đi; giá nó đứng ở góc thì sẽ không chặt chiếc gì …
Tình hình kinh tế Việt Nam đan xen mảng xám trong nhiều lĩnh vực của hệ thống tổ chức khiến nhà đầu tư lo âu và mức tiêu dùng của dân co lại...
Lá vẫn còn xanh. Hè vẫn còn nấn ná. Trời vẫn chưa muốn vào thu mà (không dưng) sáng nay California chợt thoáng chút âm u, và lấm tấm vài hạt mưa nho nhỏ. Mưa chưa ướt đất nhưng cũng đủ làm cho tôi hơi thấy ngại ngần khi nghĩ đến chuyện phải ra khỏi nhà chỉ vì một ly cà phê nóng.
Sau khi nâng cấp ngoại giao lên “Đối tác chiến lược toàn diện” với Mỹ trong chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Joe Biden (10-11/09/2023), thế đứng chính trị của Việt Nam với nước láng giềng Trung Quốc đã tự tin hơn.
Việt Nam và Hoa Kỳ đã thiết lập quan hệ ngoại giao cấp “chiến lược toàn diện”, sau 28 năm ngoại giao từ năm 1995. Quyết định này được công bố ở Hà Nội chiều ngày 10/09/2023 trong chuyến thăm 1 ngày rưỡi của Tổng thống Joe Biden...
Năm nay đánh dấu kỷ niệm mười năm thành lập “SK/VĐ&CĐ” (SK/VĐ&CĐ) của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất và đầy tham vọng nhất trong lịch sử nhân loại. Trung Quốc đã cho vay hơn 100 ngàn tỷ đô la Mỹ cho hơn 100 quốc gia qua chương trình này, nó làm giảm chi tiêu của phương Tây ở các nước đang phát triển và dấy lên lo ngại về sự lan rộng quyền lực và ảnh hưởng của Bắc Kinh...
Vào tháng 7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết rằng cuối cùng ông sẽ từ bỏ phản đối Thụy Điển gia nhập Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hungary, quốc gia ủng hộ lệnh cấm của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng có dấu hiệu cho thấy họ sẽ không cản trở việc Thụy Điển gia nhập nếu Thổ Nhĩ Kỳ bật đèn xanh. Điều đó có nghĩa là, sau cuộc bỏ phiếu theo thủ tục vào mùa thu này, Thụy Điển sẵn sàng trở thành thành viên thứ 32 của NATO.
Ngày 2 tháng 9 năm 45, ông Hồ Chí Minh long trọng đọc Tuyên Ngôn Độc Lập tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Bữa đó, tui không có mặt. Lý do: không phải vì quá bận, hay vì có chuyện chi đó (đố kỵ) với đám Cộng Sản mà chỉ vì tôi chưa kịp… ra đời! Dù sinh sau đẻ muộn, tôi cũng nghe được hơi nhiều chuyện “không được tử tế gì cho lắm” quanh cái ngày này, ngày khai sinh ra cái gọi là nước “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.” Trước hết, xin ghi lại vài mẩu tin có liên quan đến ông Nguyễn Hữu Đang, Trưởng Ban Tổ Chức Ngày 2 Tháng 9, được trích dẫn nguyên văn từ những cơ quan truyền thông (*) của Nhà Nước, mười lăm năm sau đó
CTA BACK TO SCHOOL BANNER
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.