Thông tin - Đời sống
Ngày 15-8-2023 VinFast, với mã tự VFS, đã ra IPO, tức là chính thức giao dịch trên sàn chứng khoán Nasdaq ở New York. Sự kiện ghi dấu lần đầu tiên một công ty từ Việt Nam có mặt tại Phố Wall, trung tâm tài chính của Hoa Kỳ. VinFast là công ty lắp ráp ôtô ra đời năm 2017, một nhánh của VinGroup là tập đoàn tài chánh lớn nhất Việt Nam do ông Phạm Nhật Vượng làm chủ tịch, nổi lên nhờ đầu tư nhà đất trong hai thập niên qua. Cuối ngày VFS ra IPO thì có giá 37.06 đôla một cổ phiếu, tăng 68.5% từ 22 đôla. Khi đó giá trị vốn hoá thị trường của VinFast, mà ông Phạm Nhật Vượng làm chủ đến 99% số cổ phiếu, được xem như lên đến 85 tỉ, hơn cả mấy công ty ôtô Ford, General Motors của Mỹ hay BMW, Volkswagen của Đức. Nhưng đó chỉ là cách gọi MOP – millionaire on paper, triệu phú trên giấy hay BOP, tỉ phú trên giấy khi những công ty ra IPO và nhân viên có phần cổ phiếu trong đó, nhưng chưa được phép bán ngay.
Chơi cổ phiếu phải nhìn đường dài, ít nhất là 6 tháng, có khi là vài năm, chứ không thể ngắn hạn. Dĩ nhiên cũng có người Day Trade, mua đi bán lại trong từng phút. Buổi sáng ngày ra IPO, CEO của VinFast bà Lê Thị Thu Thuỷ đã có mặt trên sàn Nasdaq để rung chuông khai mạc phiên giao dịch. Sau đó bà lên đài Bloomberg Television trả lời phóng viên, nói rằng VinFast lắng nghe các ý kiến phê bình của công chúng và sẽ cải tiến cho sản phẩm được tốt hơn.
Ngày 15-8-2023 VinFast, với mã tự VFS, đã ra IPO, tức là chính thức giao dịch trên sàn chứng khoán Nasdaq ở New York. Sự kiện ghi dấu lần đầu tiên một công ty từ Việt Nam có mặt tại Phố Wall, trung tâm tài chính của Hoa Kỳ. VinFast là công ty lắp ráp ôtô ra đời năm 2017, một nhánh của VinGroup là tập đoàn tài chánh lớn nhất Việt Nam do ông Phạm Nhật Vượng làm chủ tịch, nổi lên nhờ đầu tư nhà đất trong hai thập niên qua. Cuối ngày VFS ra IPO thì có giá 37.06 đôla một cổ phiếu, tăng 68.5% từ 22 đôla. Khi đó giá trị vốn hoá thị trường của VinFast, mà ông Phạm Nhật Vượng làm chủ đến 99% số cổ phiếu, được xem như lên đến 85 tỉ, hơn cả mấy công ty ôtô Ford, General Motors của Mỹ hay BMW, Volkswagen của Đức. Nhưng đó chỉ là cách gọi MOP – millionaire on paper, triệu phú trên giấy hay BOP, tỉ phú trên giấy khi những công ty ra IPO và nhân viên có phần cổ phiếu trong đó, nhưng chưa được phép bán ngay.
Chơi cổ phiếu phải nhìn đường dài, ít nhất là 6 tháng, có khi là vài năm, chứ không thể ngắn hạn. Dĩ nhiên cũng có người Day Trade, mua đi bán lại trong từng phút. Buổi sáng ngày ra IPO, CEO của VinFast bà Lê Thị Thu Thuỷ đã có mặt trên sàn Nasdaq để rung chuông khai mạc phiên giao dịch. Sau đó bà lên đài Bloomberg Television trả lời phóng viên, nói rằng VinFast lắng nghe các ý kiến phê bình của công chúng và sẽ cải tiến cho sản phẩm được tốt hơn.
Sự kiện VinFast lên sàn chứng khoán Nasdaq được báo chí Mỹ đưa tin, có phấn khởi lúc ban đầu khi giá tăng nhiều trong ngày đầu, nhưng cũng e dè trong những ngày sau khi giá xuống. Hôm 21/8 nhật báo Financial Times bên Anh có bài viết nói lên sự bất thường của VinFast khi lên sàn chứng khoán qua một công ty SPAC. Tác giả bài viết là Craig Coben, cựu giám đốc cổ phần vốn của Bank of America và hiện là giám đốc điều hành công ty dịch vụ tài chánh Seda Experts. Bài báo có tên “Beware, a 2023 SPAC Oddity” – Coi chừng, sự bất thường năm 2023 của một công ty SPAC, phân tích việc nhiều công ty từng nộp hồ sơ với SEC – Securities and Exchange Commission, cơ quan điều hành thị trường chứng khoán Mỹ – để ra IPO, nhưng hồ sơ tài chánh không sáng sủa khó đạt những đòi hỏi của SEC để được niêm yết trên Phố Wall, vì thế các công ty này lên sàn chứng khoán Mỹ qua SPAC mà VinFast cũng đã qua công ty Black Spade Acquisitions để được nhanh chóng lên sàn, tác giả gọi là đi cửa hậu. Craig Coben nhận định những SPAC không phải là lừa đảo, nhưng trị giá thực của các công ty qua SPAC niêm yết trên Phố Wall là không thực, chỉ những ai không hiểu biết về chứng khoán mới mua cổ phiếu của các công ty này. Ông dẫn chứng đã có gần 400 công ty, phần lớn có gốc từ Trung Quốc cũng đã đi tắt qua SPAC để lên sàn chứng khoán và năm 2012 SEC đã yêu cầu rút khỏi sàn vì không có giao dịch. Cuối bài, Coben viết: “Khi không tìm được người mua cổ phiếu (ghi chú của người dịch: tức những nhà đầu tư) thì VinFast đã dùng Black Spade Spac để qua đó đưa công ty lên sàn chứng khoán. Không có lý do để nghi ngờ làm như thế là điều không thích hợp, nhưng vụ sáp nhập kinh doanh này hầu như đã không mang lại lợi nhuận, đã không định hình được giá cổ phiếu và không thể chuyển đổi tài sản vật chất ra tiền mặt hay tìm được tiền mặt trên thị trường thứ cấp. Làn ranh giữa tính hợp pháp và những kẻ ngu (eejit – tiếng lóng Anh ngữ) lại càng mong manh hơn.” Một ngày sau bài viết của Craig Coben trên báo Financial Times, trong phiên giao dịch hôm 22/8 số mua bán cổ phiếu của VFS đã tăng vọt từ khoảng 3 triệu trong tuần trước lên 19 triệu và giá tăng lên hơn gấp đôi. Khi sàn chứng khoán đóng cửa chiều 22/8 VFS có giá 36.72 đôla, tăng 108.87% so với ngày hôm trước. So với giá khi ra IPO là 22 đôla thì tăng lên 67%.
Trong những năm qua đã có một số công ty sản xuất xe điện lên sàn chứng khoán Mỹ. Rivian có giá lên sàn năm 2021 là 78 đôla một cổ phiếu, nay còn 21 đôla. Lucid ra giá 15 đôla vào năm 2021, nay còn hơn 6 đôla, lúc cao nhất có giá 52 đôla. Tesla ra IPO năm 2010 giá 17 đôla, nay lên 215 đôla. Lúc cao nhất có giá 381 đôla.
Lâu dài, VFS trên thị trường chứng khoán Mỹ sẽ ra sao? Một người tôi quen có nhiều hiểu biết về sự vận hành của chứng khoán tại Hoa Kỳ đã phân tích như sau về sản phẩm của VinFast
VinFast là một công ty:
(a) không có sản phẩm trí tuệ – intellectual property – cần thiết;
(b) không có quản trị đáng tin cậy;
(c) không có kinh nghiệm sản xuất;
(d) không đưa ra sản phẩm gì đặc biệt trong một thị trường với nhiều đối thủ mạnh về tất cả mọi mặt;
(e) không có tiềm năng tăng trưởng;
(f) không có sản phẩm tốt. Tất cả các phê bình, trừ mấy bình phẩm của người Việt “vỗ ngực phe ta” trên YouTube, đều cho sản phẩm của VinFast chưa “ready” cho thị trường ở Mỹ;
(g) và nhiều “không” cần và nên có khác.
Một công ty như thế không thể thành công trên thị trường chứng khoán được. Đọc những “headlines” thì thấy lạ, không biết là những người liên quan đang chơi trò chơi gì, nhưng trò chơi nào cũng không thể chơi hoài hay lâu được. Khi mà họ phải đưa ra báo cáo tài chánh của công ty, thì giá cổ phiếu xuống thôi – cứ cho là những người mua cổ phiếu VFS là “investors thiệt.” – những nhà đầu tư thật sự. Nhưng nếu những người giữ cổ phiếu VFS không vì đầu tư mà vì lý do khác, mà họ không bán, không cần biết công ty tệ thế nào, thì cổ phiếu VFS chưa chắc xuống nhiều như các công ty khác. Dữ kiện trên Yahoo Finance cho thấy chỉ có 3,087,349 cổ phiếu VFS được mua/bán hôm 16-8. Đây là một con số quá nhỏ. Dù mình (x) assume là không có ai mua đi rồi bán lại trong ngày, và (y) dùng giá cao nhất hôm nay là $37.06 đôla/cổ phiếu để tính, thì tổng số tiền mua bán hôm nay là $114.4 triệu đôla, một con số rất khiêm tốn.
Nếu có ai / market makers bỏ ra mấy chục triệu để manipulate stock price – đẩy giá lên, thì họ làm được. Có điều lạ khác nữa là thông thường các công ty ra IPO để đem tiền (raise money) cho công ty bằng cách bán cổ phiếu của công ty. Trong ngày đầu, ngoài công ty bán cổ phiếu còn có investment bankers (những nhà đầu tư) bán cổ phiếu mà công ty dành cho họ nữa. Dù cho rằng: (1) chỉ có VFS bán cổ phiếu thôi và không có ai bán hay được bán. Hồ sơ của VFS đã nạp không biết là công ty có bán cổ phiếu mới nào không, hay chỉ đăng ký cổ phiếu mà đã được làm chủ trước. (2) không có ai mua và bán trong ngày, chuyện này chắc không có, mà VFS chỉ đem vào được tối đa là $114.4 triệu đôla. Một công ty cho là “lớn,” tốn bao nhiêu triệu đô chi phí cho luật sư / kế toán viên / ngân hàng chỉ để đem về khoảng số tiền đó thôi sao?
Đó là nhận định của một người hiểu hoạt động của Phố Wall, New York. Bản tin Reuters ngày 17-5-23 cho biết trong năm 2022 VinFast bán được 7,400 xe trong thị trường nội địa và Chủ tịch Phạm Nhật Vượng dự kiến sẽ bán 50 nghìn xe trên toàn cầu trong năm 2023. Con số mới nhất có trên mạng của VinFast là đã có 26 nghìn xe được đặt mua và trong 6 tháng đầu năm nay đã giao 11,300 xe cho khách hàng. Theo kế hoạch đưa ra, với xưởng lắp ráp đang được xây dựng tại bang North Carolina và sẽ hoạt động vào năm 2025 thì VinFast sẽ cho ra thị trường hàng trăm nghìn xe mỗi năm. Từ tháng 12-2022 đã có hơn 2 nghìn xe VF-8 được đưa từ Hải Phòng qua cảng Benicia ở miền bắc California bằng 2 chuyến tàu. Nhưng cho tới nay công ty chưa công bố số xe bán được tại Mỹ là bao nhiêu. Theo Automotive News, tính đến tháng 7 vừa qua chỉ có 128 xe VinFast bán ra ở Mỹ. Cuối tháng 5 vừa qua VinFast có lệnh thu hồi xe ở Mỹ để sửa lỗi kỹ thuật của màn hình điều khiển xe.
Tôi chưa thấy một xe VinFast nào chạy trên đường phố quanh vùng San Francisco-Oakland-SanJose. Trên Facebook hôm 10/8 có người đưa hai hình của hai xe VF-8, một đậu trước nhà, mà chủ xe là một phụ nữ làm việc giữ trẻ; một đậu trong khu Vietnam Town ở San Jose, cả hai đều mang bảng số của tiểu bang Michigan. Tôi có hỏi sao lại có bảng số như thế và được trả lời đó là bảng số giả. Thật là khó hiểu về chủ nhân của hai xe này vì nếu mua xe ở California là có ngay bảng số tạm. Khi VinFast được sáp nhập vào một công ty loại SPAC, có tên Black Spade Acquisition, để nhanh chóng lên sàn chứng khoán Mỹ, theo báo cáo tài chánh VinFast đưa ra trong tháng 6 vừa qua thì trong quý đầu tiên của năm nay doanh thu giảm 49% và hiện lỗ 598 triệu đôla. Trong cả năm 2022 đã lỗ 2 tỉ đôla. Tình hình tài chánh của VinGroup nay đang thua lỗ và nợ ngập tràn, vì vài năm qua giá bất động sản tại Việt Nam xuống nhiều, số mua bán giảm mạnh.
Một doanh nhân nhà đất tại Việt Nam cho tôi biết giá nhà đã xuống nhiều nên mua bán như ngưng đọng so với 5 năm trước và nhận định sự kiện VinFast lên sàn chứng khoán Mỹ, trong ngắn hạn là muốn chứng minh cho các ngân hàng thấy cổ phiếu của VinFast sẽ có giá trên đường dài, để VinGroup vay thêm tiền trả nợ trong khi chờ giá nhà tăng lên trở lại. Ai sẽ mua cổ phiếu của VinFast ngoài những người đã giầu lên nhờ đất đai, đã từng làm chủ những căn hộ cao cấp của VinHomes. Họ là những người muốn cứu tập đoàn VinGroup ra khỏi tình trạng thua lỗ, nợ nần ngập đầu hiện nay.
VinFast lên sàn Nasdaq như là Las Vegas của ông Phạm Nhật Vượng. Ai đã từng đánh bạc ở đây thì biết. Góp chút tiền điện cho vui.
– Bùi Văn Phú
Gửi ý kiến của bạn