Hôm nay,  

Tại Sao Một Số Người Lại Bị Toát Mồ Hôi Về Đêm?

28/04/202300:00:00(Xem: 1124)
 
mồ-hôi-đêm
Nhiều người thường bị toát mồ hôi về đêm. Đối với một số người, đây có thể là dấu hiệu chỉ ra một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. (Nguồn: pixabay.com)
 
Tại sao tôi lại bị đổ mồ hôi trộm khi ngủ? Tôi có bệnh gì không?
 
Trả lời: Toát mồ hôi về đêm là một hiện tượng khá phổ biến, và cách giải quyết cũng đơn giản. Tuy nhiên, cũng cần chú ý một số nguyên nhân đáng lo ngại.
 
Chúng ta thường nghĩ rằng nhiệt độ cơ thể người bình thường là 98.6 độ F (37 độ C), nhưng thực tế là nhiệt độ đó sẽ thay đổi trong chu kỳ 24 giờ theo nhịp sinh học của chúng ta. Ngay trước khi đi ngủ, nhiệt độ cơ thể của chúng ta bắt đầu giảm xuống, và sẽ đạt mức thấp nhất là khoảng 97.7 độ F trước khi chúng ta thức dậy khoảng ba tiếng.
 
Đây là mức giảm nhiệt tối thiểu, nhưng để giữ cho cơ thể ở nhiệt độ đó, nhiều người thường phản ứng lại bằng cách đổ mồ hôi – đặc biệt nếu nhiệt độ bên ngoài quá nóng.
 
Có thể giải quyết vấn đề này bằng cách giảm nhiệt độ phòng ngủ xuống 60 đến 67 độ F vào ban đêm, đây là nhiệt độ phòng lý tưởng cho giấc ngủ, theo Tổ chức National Sleep Foundation; hay cũng có thể đổi bộ ga giường hay tấm trải giường bằng các chất liệu nhẹ, làm từ vật liệu thoáng khí như vải lanh hoặc sợi tre.
 
Uống bia, rượu vào buổi tối có thể khiến cho tình trạng toát mồ hôi về đêm trầm trọng hơn, vì sẽ làm cho các mạch máu giãn ra (cũng là lý do tại sao một số người bị “đỏ mặt” khi uống bia, rượu). Lúc này, làn da sẽ cảm thấy ấm hơn, kích thích đổ mồ hôi. Hút thuốc cũng có thể khiến chúng ta bị toát mồ hôi về đêm, do nicotin tác động lên các dây thần kinh chịu trách nhiệm kích hoạt tuyến mồ hôi. Cắt giảm hoặc ngừng những hành vi này có thể cải thiện các triệu chứng. Nhưng xin lưu ý là thời gian ban đầu khi cai rượu và thuốc lá, quý vị có thể sẽ bị đổ mồ hôi trộm ban đêm nặng hơn, nhưng đây chỉ là tạm thời.
 
Toát mồ hôi về đêm là hiện tượng phổ biến, một nghiên cứu cho thấy có tới 41% người trưởng thành bị toát mồ hôi về đêm trong tháng qua. Mặc dù toát mồ hôi về đêm thường không phải là dấu hiệu của các chứng bệnh nguy hiểm, nhưng nếu sáng nào quý vị cũng thức dậy trong tình trạng toàn thân ướt sũng, thì quý vị nên nói chuyện với bác sĩ của mình.
 
Dưới đây là một số thí dụ lý do tại sao chúng ta bị toát mồ hôi về đêm:
 
Mất cân bằng nội tiết tố
 
Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây ra chứng toát mồ hôi về đêm là thời kỳ mãn kinh.
 
Mãn kinh là một phần bình thường của quá trình lão hóa ở phụ nữ, thường ở độ tuổi từ 45 đến 55 tuổi. Quá trình đó liên quan đến sự dao động của hormone và những thay đổi trong cơ thể, có thể kéo dài đến vài năm.
 
Trong số các triệu chứng “khó ở” kinh điển nhất, có thể kể đến những cơn nóng bừng khó chịu (hot flashes) đi kèm toát mồ hôi về đêm (night sweats). Khoảng một nửa phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh có thể gặp phải triệu chứng này. Có thể nhiều người sẽ khó phân biệt đâu là những cơn hot flashes và đâu là night sweats. Nói chung, những cơn nóng bừng hot flashes có thể xảy ra bất cứ lúc nào và khiến người ta có cảm giác nóng đột ngột và đỏ bừng khắp cơ thể. Nguyên nhân gây ra hot flashes được cho là do những thay đổi đột ngột ở phần não chịu trách nhiệm kiểm soát nhiệt độ cơ thể.
 
Chúng cũng liên quan đến việc toát mồ hôi – xin nhắc lại, đó là cách cơ thể chúng ta phản ứng trước cảm giác ấm lên. Khi những cơn nóng bừng xảy ra vào ban đêm, chúng có thể biểu hiện như là bị toát mồ hôi trong khi ngủ, khiến cơ thể ướt sũng.
 
Nếu toát mồ hôi về đêm thường xuyên khiến quý vị khó an giấc, quý vị có thể thử tìm hiểu liệu pháp hormone. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng liệu pháp hormone có thể làm giảm tần suất của các triệu chứng này tới 75%. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc điều trị có thể làm tăng nguy cơ mắc một số biến chứng như đột quỵ, vì vậy điều quan trọng là phải thảo luận về những ưu và nhược điểm với bác sĩ nào biết rõ về y sử của quý vị.
 
Các vấn đề khác về nội tiết tố cũng có thể gây toát mồ hôi về đêm và ảnh hưởng đến cả đàn ông lẫn phụ nữ – chẳng hạn như tuyến giáp trạng hoạt động mạnh, còn gọi là chứng cường giáp trạng (hyperthyroidism). Toát mồ hôi về đêm do cường giáp trạng thường đi kèm với các triệu chứng khác như tiêu chảy, bồn chồn hoặc tăng nhịp tim. Quý vị nên thử nói chuyện với bác sĩ ngay để được tư vấn, vì có một số phương pháp điều trị khá hiệu quả.
 
Hiệu ứng phụ của thuốc
 
Gần đây quý vị có bắt đầu sử dụng một loại thuốc mới? Đó cũng có thể là lý do khiến quý vị bị toát mồ hôi về đêm.
 
Các loại thuốc phổ biến nhất liên quan đến chứng toát mồ hôi về đêm là thuốc chống trầm cảm, thí dụ như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc, hoặc thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine. Khoảng 10 đến 15 phần trăm những người dùng các loại thuốc này bị đổ mồ hôi nhiều hơn. Nếu không thể chịu đựng được tình trạng toát mồ hôi về đêm, quý vị nên thử cân nhắc chuyển sang một loại thuốc khác.
 
Các loại thuốc khác như albuterol, thường được dùng cho bệnh hen suyễn và các loại thuốc thuộc nhóm chẹn kênh canxi (calcium channel blockers), được sử dụng điều trị bệnh cao huyết áp, cũng có thể khiến quý vị bị toát mồ hôi về đêm.
 
Nguy hiểm hơn là nếu quý vị bị tiểu đường và dùng insulin hoặc các loại thuốc chống tăng đường huyết khác trước khi đi ngủ. Trong những trường hợp này, toát mồ hôi về đêm có thể là dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu thấp. Nếu bị tình trạng này, quý vị hãy kiểm tra ngay tại thời điểm có triệu chứng và nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt.
 
Một số loại bệnh và ung thư
 
Nhiều loại bệnh và ung thư có liên quan đến chứng toát mồ hôi về đêm:
 
- Lao hoặc sốt rét: Ở Hoa Kỳ, chúng ta thường chẳng nghĩ tới bệnh lao hoặc sốt rét khi ai đó bị toát mồ hôi về đêm (trừ khi người đó có một số yếu tố như sống hoặc đi du lịch đến các vùng đang lưu hành bệnh). Tuy nhiên, với thế giới thì các bệnh này được đánh giá một trong những nguyên nhân hàng đầu.
 
- Các loại bệnh do bị lây nhiễm vi khuẩn, đặc biệt là nếu có trong máu, có thể gây ra chứng toát mồ hôi về đêm và kèm theo sốt và các dấu hiệu khác như đau lưng hoặc tim thì thầm (heart murmur – hay tiếng thổi tim), tùy thuộc vào loại bệnh.
 
- Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người cũng là một nguyên nhân điển hình liên quan đến chứng toát mồ hôi về đêm, thường xảy ra kèm theo sốt, cho dù là do nhiễm HIV cấp tính hay do các biến chứng sau đó như các chứng nhiễm trùng cơ hội (opportunistic infections).

- Bệnh Ehrlichiosis hoặc bệnh Lyme cũng có thể khiến chúng ta bị toát mồ hôi về đêm, đó là lý do tại sao các bác sĩ hay hỏi bệnh nhân bị toát mồ hôi về đêm xem họ có sống gần khu vực nhiều cây cối hoặc gần đây có bị bọ chét cắn hay không.
 
- Người bị nhiễm COVID-19 có thể bị toát mồ hôi về đêm, mặc dù triệu chứng này không thường gặp (xảy ra ở khoảng 2% bệnh nhân) và không phải triệu chứng duy nhất của bệnh.
 
- Một số bệnh ung thư như ung thư hạch Hodgkin thường có liên quan đến chứng toát mồ hôi về đêm. Đây là một trong những bệnh ung thư thường thấy nhất liên quan đến toát mồ hôi về đêm – và thường xảy ra ở những người trẻ tuổi, từ thanh thiếu niên đến độ tuổi 30 hoặc ở người cao niên. Ở những người mắc bệnh ung thư hạch bạch huyết, các hạch bạch huyết của họ có thể to lên rõ rệt kèm theo chứng toát mồ hôi về đêm. Người bệnh có thể bị sụt giảm cân nặng ngoài ý muốn, luôn cảm thấy kiệt sức hoặc thường xuyên bị sốt mà không có lý do. Nếu có các triệu chứng trên, quý vị cần được chăm sóc y tế kịp thời.
 
Dù chứng toát mồ hôi về đêm không có gì đáng ngại, nhưng nó cần được xem xét nghiêm túc nếu quý vị cảm thấy lo lắng rằng mình có thể mắc một số chứng bệnh nào đó. Và nếu nghi ngờ, hãy ghi lại các dấu hiệu khác và các sự kiện trong cuộc sống gần đây đi kèm với các triệu chứng, để nói chuyện với bác sĩ về những lo lắng của quý vị.
 
Việt Báo phỏng dịch
Nguồn: “Ask a Doctor: Why do I sweat in my sleep?” của Trisha Pasricha MD, được đăng trên trang WashingtonPost.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cũng giống như một cuốn từ điển vật lý, ‘cuốn từ điển’ trong đầu của chúng ta cũng chứa thông tin về các từ, bao gồm các chữ cái, âm thanh và ý nghĩa hoặc ngữ nghĩa của từ, cũng như thông tin về các thành phần câu cú và cách ghép các từ lại với nhau để tạo thành các câu đúng ngữ pháp. ‘Cuốn từ điển’ đó còn là một cuốn từ điển các từ ngữ đồng nghĩa. Nó có thể giúp chúng ta kết nối các từ ngữ và xem chúng giống nhau về ý nghĩa, âm thanh hoặc chính tả như thế nào.
Vừa mới mua một thùng raspberry hôm qua, mà hôm nay chúng bắt đầu trông hơi…mốc lên rồi. Mà mang bỏ hết thì tiếc đứt ruột – hay là chỉ lấy những trái bị mốc bỏ ra là được? Không ít người sẽ quyết định như vậy. Tưởng chừng như vô hại, nhưng nấm mốc trên thực phẩm có thể gây ra nhiều vấn đề, từ chứng khó tiêu cho đến những tình huống nghiêm trọng nhất như tổn thương thận hoặc thậm chí là ung thư.
Các cơ quan y tế Trung Quốc tuần qua cho biết họ chưa phát hiện bất kỳ mầm bệnh bất thường hoặc chủng vi-rút mới nào sau khi Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) yêu cầu cung cấp thông tin về các đợt bùng phát bịnh hô hấp. WHO đã yêu cầu Trung Quốc cung cấp thêm thông tin chi tiết sau khi các tổ chức như Program for Monitoring Emerging Diseases (ProMED) báo cáo về các trường hợp viêm phổi chưa được chẩn đoán ở trẻ em ở miền bắc Trung Quốc.
Nghệ (turmeric) là một loài thực vật có hoa thuộc họ gừng. Từ lâu, nghệ đã được đánh giá cao trong nền y khoa cổ Ayurvedic ở Ấn Độ nhờ đặc tính chống viêm. Với ẩm thực Châu Á, nghệ cũng được ưa thích bởi hương vị và màu sắc của nó. Trong tiếng Hindi, nghệ được gọi là Haldi, có nguồn gốc từ tiếng Phạn có nghĩa là “màu vàng.” Nhưng đối với hàng triệu người Nam Á thường xuyên sử dụng nghệ, màu vàng rực rỡ của nghệ có thể khiến họ mất mạng.
Thời gian Mở Ghi Danh Medicare (Open Enrollment) đang diễn ra. Chúng tôi đã chọn một số câu hỏi về chủ đề này và muốn chia sẻ thông tin trong chuyên mục của tháng này. Chúng tôi đã thêm một câu hỏi để giải quyết rõ ràng hơn những lĩnh vực mà nhiều người còn nhầm lẫn về vắc xin ngừa COVID-19. Nếu quý vị có thêm câu hỏi về Medicare, Medicaid, thị trường bảo hiểm Y tế theo đạo luật chăm sóc giá cả phải chăng, phúc lợi hưu trí an sinh xã hội, thu nhập an sinh bổ sung hoặc tiêm chủng ngừa COVID/cúm, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay bằng 3 cách:
Mua thuốc bậy bạ không nguồn gốc là một trò xui rủi. Từ Xanax đến cocaine, thuốc hoặc thuốc giả được mua ở những nơi không phải cơ sở y tế có thể chứa liều lượng fentanyl nguy hiểm cho tính mạng. Các bác sĩ đã chứng kiến sự gia tăng sử dụng fentanyl không cố ý từ những người mua các loại thuốc theo toa thuộc nhóm opioid và các loại thuốc khác có chứa hoặc pha, trộn fentanyl. Người ta nhận thấy Fentanyl đã được đưa vào nguồn cung cấp thuốc heroin ở Massachusetts. Vào năm 2016, Giáo sư Kavita Babu và các đồng nghiệp phát hiện ra rằng những bệnh nhân đến khoa cấp cứu với báo cáo sử dụng quá liều heroin thường có fentanyl trong kết quả xét nghiệm mẫu thuốc của họ.
Hàng năm, trên khắp thế giới sẽ có hàng triệu người quyết tâm không động tới các loại đồ uống có cồn trong một tháng – truyền thống này bắt đầu từ Tháng Giêng Khô Ráo (Dry January) và sau này mở rộng thành nhiều nỗ lực tương tự, chẳng hạn như Tháng Mười Tỉnh Táo (Sober October). Cho dù đó là cả một chiến dịch đông đảo người tham gia, hay chỉ đơn giản là nỗ lực của một cá nhân để bớt ‘say xỉn’ lại, số lượng người tham gia ‘tháng kiêng rượu’ có vẻ như ngày càng nhiều.
Thường thì ai cũng sẽ nghĩ rằng tế bào sống tốt hơn tế bào chết. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng: các tế bào thường hy sinh bản thân để giữ cho chúng ta khỏe mạnh. Chúng là những ‘anh hùng thầm lặng’ chẳng màng sinh-tử để bảo vệ chúng ta. Mặc dù cái chết có vẻ thụ động – là một kết thúc đáng tiếc xảy ra theo kiểu “muốn tránh cũng không được” – nhưng cái chết của các tế bào thường có chủ đích và mang tính chiến lược. Tại sao tế bào chết và chết như thế nào là chuyện khá phức tạp và có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tổng thể của chúng ta.
Một người đàn ông 29 tuổi mắc HIV/AIDS giai đoạn cuối, đã qua đời 18 ngày sau khi được chẩn đoán mắc bệnh đậu khỉ. Trường hợp này nhấn mạnh tính dễ bị tổn thương của hệ thống miễn dịch bị suy giảm trước mối đe dọa mới nổi này, nhắc nhở về nguy cơ gia tăng đậu khỉ đối với một số nhóm dân cư. Riêng tại TPHCM, từ đầu năm đến nay, 20 ca mắc bệnh đậu khỉ được ghi nhận, trong đó có 18 bệnh nhân dương tính với HIV.
Trong những tuần gần đây, tin tức về việc vận động viên thể dục dụng cụ Mary Lou Retton phải vào bệnh viện vì một loại viêm phổi (pneumonia) hiếm gặp đã khiến nhiều người quan tâm và tò mò về căn bệnh này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.