Thơ Trần Hạ Vi

12/03/202309:01:00(Xem: 588)
DTChinh_2
Tranh Đinh Trường Chinh.



TÌNH TỰ ĐÊM

Đêm thánh thiện nhuộm màu sương ân điển
Bến mê xa gãy đổ ngón tay người
Ta vẫn đếm từng ngày dần quán trọ
Vun xới đời trồng tưới tưới mảnh vui

Đêm thao thiết đêm nhung mềm khép mắt
Dáng em ngoan mái tóc gối lên ngày
Và sương đến phủ mờ tình chăn chiếu
Nét môi cười biển ấy cưới tàn phai

Đêm nhặt nhạnh đêm nghiêng mình trống vắng
Đến tàn mai vẫn nhớ gọi tên người
Một đôi lần một đôi lần lơi lả
Bẽn lẽn hờn nguyệt quế khóc lả lơi

Cánh môi nhỏ non hơn vầng trăng khuyết
Một sợi mờ rủ bóng xuống trăm năm


GIẤU

Mẹ giấu gì trong tim đỏ
Để con hồng ửng giấc mơ
Sương tuyết mái đầu nhắc nhở
Mẹ yêu con mãi đến giờ

Biển giấu yên bình trong bão
Sóng xa như mắt mẹ hiền
Thuyền chở một đời cơm áo
Gục đầu lòng mẹ triền miên

Sông giấu vào lòng thổn thức
Mặt xanh phẳng lặng hiền hòa
Mẹ giấu trăm ngàn niềm nỗi
Quay đi… cúi mặt... lệ nhòa

Gió giấu cuồng phong bão tố
Nhọc nhằn mẹ đã đi qua
Gầy rạc thân cò che chắn
Giữ cho êm ấm nếp nhà

Núi giấu vực sâu thăm thẳm
Bao nhiêu bước... cõng gieo neo
Chớn chở chập chùng đá dựng
Máu tươm theo những chặng đèo

Mắt mẹ giấu sầu đọng vũng
Dáng gầy heo hắt sớm mai
Im lặng giấu luôn khát vọng
Thương con... không giấu!


Thương hoài...


SONG TỬ

Hôm nay em gọi anh là baby
Anh nửa cười nửa mếu
nửa vui nửa buồn
Đầu hai thứ tóc
Vẫn thấp thỏm khi em giận dỗi
Hồi hộp theo từng câu nói
Thở phào nhìn thấy một avatar

Em ơi anh biết anh đã già
Anh già rồi và anh ổn định
Anh ghét cảm giác người chưa trưởng thành
Phập phồng lo âu như đứa trẻ
Có lỗi
Không chắc chắn

Anh ghét anh là một đứa trẻ
Em làm cho anh thành một đứa trẻ
Anh vụng về lóng ngóng nghĩ suy
Làm sai
Nhưng không thể trách em
Chỉ có thể tự trách mình

Anh ghét anh là một đứa trẻ
Nhưng không thể ghét em

Hôm nay em gọi anh là baby
Anh là hai đứa trẻ
Đứa nào
Cũng yêu em!


 

TÌNH YÊU KHÁI NIỆM

Đọc năm bài trên facebook
Sẽ đủ thời gian cho một lượt
chơi Emoji Blitz(*)

Và không ngừng nghĩ đến anh
Cả khi đọc
Và khi chơi
Trong một buổi chiều muộn tháng tám

Anh hiện hữu từ lâu lắm
Như một mặc định bên cạnh em

Em đã quên vì sao em quen anh
Em đã quên vì sao anh quen em

Trong một buổi chiều muộn tháng tám
Gió lành lạnh thổi

Những emoji lần lượt xuất hiện rồi biến mất
Emoji không có thật

Chỉ anh là hiện hữu
Như một thói quen
Như một khế ước em sẽ tuân theo

Anh - một tình yêu khái niệm
Chiều nhuốm chiều
Em nhuốm anh...

-- Trần Hạ Vi


 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
Ngày 12 tháng 3 vừa qua, tác giả Trần Viết Ngạc vừa ra mắt cuốn sách "Bùi Huy Tín với Thực nghiệp Dân báo và Tràng An báo” tại Vườn Ý Thảo (số 3 Thạch Hãn, TP. Huế).
Thơ của các nhà thơ Nguyễn Quốc Thái, Nguyễn Thị Khánh Minh, Lưu Diệu Vân, Trần Hạ Vi, Trần Hoàng Vy.
Thuở xưa, theo lệ thường, những cô gái được tuyển vào cung bao giờ cũng phải được các vị nữ quan hoặc các viên thái giám dạy dỗ qua một hai khóa về lễ nghi để biết phép tắc cư xử trong cung, để ôn lại bổn phận người đàn bà, v.v... Một phụ nữ từ dân giả được tuyển vào cung, dần leo lên tới địa vị quốc mẫu lẽ nào lại không trải qua những khóa giáo dục đó? Khi đã được giáo dục mà không chịu theo phép tắc, hành động vượt lễ nghi đến nỗi gây tai tiếng trong dân gian thì khó ai chấp nhận được. Những động lực thúc đẩy mấy người “đàn bà yếu đuối” ấy dám đạp đổ cả lễ nghi của triều đình thường là tình yêu, tình dục, lòng tham... Liệt kê những phụ nữ này vào hạng “lộng hành phép nước” chắc hẳn không oan!
Luật sư biện hộ cho đây là do bệnh tâm thần gây nên. Có cách nào khác để giải thích cuộc mưu sát kỳ lạ này không?
Ông Bà Ly là tên mà gia đình chúng tôi nhắc đến người bảo trợ ở thành phố Perth khi nói chuyện với nhau, gọi bằng tiếng Việt cho dễ và thân mật. Tên thật của ông bà là Colin Russell và Meg Leith. Gia đình chúng tôi được chấp nhận cho đi định cư ở Úc và đến Perth, thủ phủ của tiểu bang Tây Úc vào mùa đông năm 1980...
Thơ của Quảng Tánh Trần Cầm & Nguyễn Hàn Chung
Buổi sáng cuối tuần, tôi vừa mở facebook thấy liền mấy cái friend requests trong đó có một tên khiến tôi phải dừng lại: BS Hoàng Hùng. Cái tên rất đặc biệt khó quên cho dù bao nhiêu năm đã trôi qua. Tôi liền vào xem profile, và đúng như trí nhớ của tôi, đó chính là người đã từng “thoáng qua đời tôi”...
Thuở xưa, theo lệ thường, những cô gái được tuyển vào cung bao giờ cũng phải được các vị nữ quan hoặc các viên thái giám dạy dỗ qua một hai khóa về lễ nghi để biết phép tắc cư xử trong cung, để ôn lại bổn phận người đàn bà, v.v... Một phụ nữ từ dân giả được tuyển vào cung, dần leo lên tới địa vị quốc mẫu lẽ nào lại không trải qua những khóa giáo dục đó? Khi đã được giáo dục mà không chịu theo phép tắc, hành động vượt lễ nghi đến nỗi gây tai tiếng trong dân gian thì khó ai chấp nhận được. Những động lực thúc đẩy mấy người “đàn bà yếu đuối” ấy dám đạp đổ cả lễ nghi của triều đình thường là tình yêu, tình dục, lòng tham... Liệt kê những phụ nữ này vào hạng “lộng hành phép nước” chắc hẳn không oan!
Mẹ tôi kể rằng ngày mẹ tôi còn thơ ấu, ở tận miền quê xa xôi, huyện Đông Anh hay Đông An gì đó thuộc tỉnh Thái Bình của bà, có một cây nhãn cổ thụ, cành lá sum suê râm mát, cây nhãn ngự trị nguyên một góc vườn lớn, độc lập, thoải mái, không chung đụng với một cây nào khác...
Tháng ba lại về, mùa xuân đang ngấp nghé bên thềm. Tuần trước những nụ hoa đào còn bé như hạt tiêu, ấy vậy mà giờ này lớn bằng đầu ngón út, những nụ hoa chi chít trên cành, có một số đã nở sớm phơn phớt sắc hồng trong nắng vàng ban mai dưới bầu trời xanh biếc...
Thầy THÍCH PHÁP HÒA sẽ có buổi thuyết pháp tại chùa Bảo Quang vào thứ bẩy ngày 22 tháng 4 năm 2023, lúc 2 giờ chiều
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.