Hôm nay,  

Được và mất

21/08/202210:45:00(Xem: 4520)

Truyện ngắn


couple in trou 


Trong hãng lắp ráp điện tử dân dụng tôi đang làm việc, đàn ông Việt có cả đống, bọn họ hầu hết đều qua Mỹ đã lâu, họ có nhà xịn, xe xịn nói tiếng Anh lau láu, thế mà thật kỳ thằng tôi mới qua chưa đầy tám tháng theo diện bảo lãnh đoàn tụ nói tiếng Anh bằng động từ “to huơ”, lại được lọt vào mắt xanh con nhỏ Việt lai Mỹ xinh xắn phổng phao cao một mét bảy lăm thư ký cho xếp Mỹ ở ngay công ty nầy.Thú thật thấy tướng ngồn ngộn của con nhỏ tôi thích mê đi chớ nhưng ngẫm lại thân mình tôi đâu dám đèo bòng. Ở bên này đàn bà con gái có giá hết xẩy, quý bà, quý cô hành hạ đàn ông con trai đủ thứ, đủ kiểu chứ đâu phải như ở Việt Nam mình mấy ông cao một mét ruỡi cũng bày trò quát nạt trịch thượng vợ nhà kiểu gia trưởng mà mấy bà cũng im re, đâu…

 

Một hôm sau khi tan sở, Lan – tên con nhỏ – rủ tôi uống “tea house'' ở một góc đường gần thư viện quận. Tất nhiên là tôi OK.Tôi lấy ticket xong đi lại bàn Lan đã ngồi sẵn đấy rồi.Tôi thấy Lan quan sát tôi chăm chú cô ta nhìn từ trên xuống dưới dừng hơi lâu ở đôi vai năm tấc rộng của tôi giống như người ta tính toán ước lượng một cái gì. Tôi ngồi xuống Lan kéo ghế ngồi xích gần lại ướm ướm bàn tay lên lồng ngực vốn vạm vỡ của tôi. (À quên tôi chưa nói về mình. Tôi hai mươi hai tuổi cao một mét tám tư là vận động viên thể dục thể hình khi ở Việt Nam có thụ nghiệp thầy lực sĩ Lý Đức một thời gian khá lâu đồng thời cũng là cầu thủ bóng chuyền chuyên nghiệp của thành phố).

 

Trông cử chỉ của cô ả tôi bỏ bụng mắm, bụng muối hy vọng tràn trề thầm nghĩ chỉ có Chúa mới có đủ quyền năng gắn dính cuộc đời bầm dập của một thằng tay trắng mới chân ướt chân ráo nhập cư như tôi với một người phụ nữ lai hai dòng máu lai xinh đẹp có nhà cửa có thu nhập cao sinh trưởng nơi xứ Huê Kỳ giàu có nầy.

 

Quen nhau đâu được ba tháng Lan chủ động đề nghị tôi về sống chung với cô ta. Sao lại có cái may mắn lạ kỳ thế nhỉ! Người ta nói người Mỹ hào phóng là bé cái lầm, ở đây không có cái gì là free cả mặc dù tiếng”cho không'' đó lặp đi lặp lại muốn điếc con ráy suốt ngày trên mấy chương trình quảng cáo. Thế mà tôi được Lan gọi về sống ở căn hộ sang trọng của cô ta lại được chiếm hữu tấm thân ba vòng cân đối, chắc nịch tràn trề yêu lực ấy nữa thì, Oh my God, tôi quả thật là người mà ông thần hạnh phúc đã đến hồi gõ cửa.

 

Đêm hợp cẩn ở nhà Lan tôi được cô ta đối xử trên mức tình cảm của một người vợ trẻ dành cho chồng trong đêm đầu tiên của cuộc đời chồng vợ. Tất nhiên Lan không còn nguyên khi đến với tôi nhưng điều đó chẳng làm tôi bận tâm một chút nào. Con gái bình thường ở Mỹ trên hai mươi tuổi số còn nguyên cái ngàn vàng gần như của hiếm. Sự nồng nhiệt trong sinh hoạt vợ chồng không hề giảm trong những tháng đầu của cuộc sống chung cho đến một hôm Lan báo cho tôi biết với một vẻ mặt vô cùng mãn nguyện cô đã có tí nhau, một hoàng tử nghiêm chỉnh. Tôi mừng hết lớn gọi điện báo tin lung tung từ ba mẹ, chị em tôi ở quê đến những đứa bạn thân từ ngày còn học cấp ba ở Đà Nẵng.Tôi đến chùa Việt Nam gần nhà tôi thuê trọ quỳ lạy tạ ơn Trời Phật dù tôi chẳng theo một tôn giáo nào. Niềm vui còn lâng lâng trong tôi thì một hôm vào cuối tuần sau khi đi làm về tôi thấy tất cả áo quần vật dụng thiết thân của tôi đã được sắp xếp vào va li một cách ngăn nắp ở phòng khách. Căn phòng tôi và Lan làm việc vợ chồng bấy lâu đã bị khóa. Tôi tròn mắt nhìn cô ta dò hỏi. Dường như đã có chuẩn bị trước từ lâu Lan lịch sự mời tôi ngồi xuống ghế sô pha như giữa hai chúng tôi trước nay vốn là người xa lạ chưa hề chung đụng với nhau bao giờ.

 

– Anh Hoàng à! Lan tặc lưỡi. Tôi biết anh chưa chuẩn bị đón nhận việc này. Lan hơi ngập ngừng. Đã đến lúc chúng ta phải chia tay anh ạ, nhưng khoan (khi thấy tôi có động thái khác lạ), anh hãy bình tĩnh nghe tôi nói hết đã. Tôi nghĩ vốn là người thông minh anh sẽ mau chóng thức ngộ vấn đề và anh sẽ vui vẻ thôi.

 

Lan nói một thôi một hồi. Thấy tôi có vẻ ngơ ngác Lan cười cười giải thích:

 

– Tôi không phải là người nhập cư từ một nước chậm phát triển như anh. Tôi là người phụ nữ sinh ra và lớn lên ở đất nước giàu có tôn trọng tự do tuyệt đối này. Tôi không thích bất cứ sự ràng buộc nào. Anh biết rồi đấy khi tôi cùng anh sống chung với nhau tôi chưa hề hứa hẹn là sẽ sống chung trọn đời với anh. Chúng ta chưa có một sự ràng buộc nào về mặt pháp lý. Nói trắng ra, nếu muốn lấy chồng tôi đã không chọn anh. Anh thử nghĩ với income ít ỏi của một người mới nhập cư như anh, có đủ để đảm bảo cuộc sống của mẹ con tôi một cách trọn vẹn được không (vừa nói Lan vừa xoa xoa bàn tay vào cái bụng bầu bây giờ đã bắt đầu nhu nhú).

 

– Thế tại sao cô lại ác tâm chọn tôi, gieo niềm hy vọng cho tôi lấy của tôi một đứa con rồi lại bỏ tôi một cách không thương tiếc dù tôi chưa hề phạm phải lỗi lầm nào đáng kể để cô phải làm như vậy.Tôi còn cố vớt vát.

 

– Anh lầm rồi anh Hoàng ạ! Cô ta bắt đầu nói huỵch toẹt. Tôi chung sống với anh không phải vì tôi yêu anh, tôi chỉ kết cái thể hình lý tưởng của anh tôi đã lấy tấm thân tôi trả giá để được di truyền cái gen của anh cho con tôi, bây giờ đã đạt kết quả mong muốn tôi có gần anh cũng là vô nghĩa nên chúng ta phải chia tay, tôi là người Mỹ chính gốc chơi rất sòng phẳng  không đòi hỏi anh phải có một chút bổn phận gì với con tôi. Anh chỉ có được chẳng có gì phải mất mà phải bận tâm. Tôi nghĩ anh nên lấy vợ là một cô nào đó cùng chạng với anh hoặc hằng hà sa số quý bà quý cô ở Việt Nam khao khát cuộc sống Tây và quên thời gian chung sống với tôi đi, xem như một giấc chiêm bao chẳng hạn.

 

Cô hí hoáy lục trong xách tay lấy một tập ngân phiếu và viết vào đó một con số nào đó rồi đưa cho tôi:

 

– Nếu anh còn nghĩ mình là bị hại thì tôi bồi thường thời gian hưởng thụ và truyền giống của anh và mong anh hiểu rằng đứa con đó là của riêng tôi, đừng bao giờ léo hánh đến nhà tôi nếu không muốn có sự dính dáng đến pháp luật.

 

Tôi không nhìn vào tấm check mà dòm vào đôi mắt từng nhìn tôi đắm đuối, dòm vào cái miệng nho nhỏ xinh xinh từng đêm... từng đêm rên rỉ trong những cơn khoái lạc tột cùng và một cơn cuồng nộ bất chợt lồng lộn dấy lên từ ngực trái đè nghẹt thanh quản.Tôi khạc khạc như một con thú cùng đường không nhìn cô ta và nhanh chóng quay ngoắt đôi chân run rẩy lần về phía cửa.

 

Nguyễn Đức Mù Sương

(Houston, TX)

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng đồng người Việt tị nạn ở Mỹ và trên toàn thế giới đang tiến tới một cột mốc quan trọng: 50 năm ly hương kể từ sau biến cố Tháng Tư Đen 1975. Nhiều tác phẩm trong các lĩnh vực văn học nghệ thuật được thực hiện có liên quan đến sự kiện này. Tại đại hội điện ảnh Viet Film Fest 2024 vừa được tổ chức vào đầu tháng 10, bộ phim đoạt giải Trống Đồng dành cho phim dài xuất sắc nhất là New Wave của nữ đạo diễn Elizabeth Ai. Bộ phim tài liệu này ghi nhận lại một hiện tượng âm nhạc quan trọng của thế hệ người Việt trong thập niên 1980s: dòng nhạc new wave. Thế nhưng bộ phim không chỉ dừng lại ở khía cạnh âm nhạc, mà đào sâu hơn vào mâu thuẫn trong những gia đình Việt Nam trong những ngày đầu định cư ở Mỹ.
Thời gian là thứ được người ta ví như vó câu, vụt một cái là biến mất, chẳng bao giờ trở lại, có muốn níu cũng vô ích. Họa sĩ Phan Nguyên không dại chi mà níu, anh ghi lại rồi mặc cho nó sổng ra chạy đi. Tôi muốn nói tới anh, một người đã âm thầm lưu giữ những mảnh vụn thời gian của giới văn học nghệ thuật bằng cách ghi lại trong “Mượn Dấu Thời Gian”, tên tiếng Pháp là “Emprunt Empreinte”. Anh tâm tình: “Là một “sân chơi” rất riêng của Phan Nguyên từ khá lâu với giới văn nghệ sĩ, thân hữu gần xa, trong và ngoài nước, không phân biệt tuổi tác, sắc tộc, tôn giáo, chính kiến gì cả, miễn là họ đã có những tác phẩm hay, đẹp để lại cho đời và cho thế hệ mai sau, miễn là họ đã đóng góp cái phần tinh túy nhất của con người, của chính mình cho văn học nghệ thuật Việt Nam hay thế giới nói chung”.
Để ta cùng vượt thời gian, không gian. Một trăm năm nữa, nếu có cơ duyên hội ngộ, vẫn chuyện trò tự nhiên, vui vẻ, như từng gặp gỡ tự bao giờ. Vui vẻ, vì cả đời chỉ thích viết văn, làm thơ. Viết văn, trừ trường hợp bất khả kháng, tôi vẫn cố gắng viết vui, cho bạn đọc đỡ nản. Nay tự nhiên lâm cảnh ngặt nghèo, phải đem chuyện vật lý, khoa học, Vũ trụ càn khôn, vừa nhàm chán vừa khó hiểu, ra trình làng… nên càng phải cố viết vui, viết giễu. Để may ra vớt vát được phần nào.
Trong lãnh vực sáng tác từ ngôn ngữ cho đến tác phẩm trực quan, các chuyên gia và các tác giả đang quan tâm đến khả năng sáng tạo của AI, sự hiện diện và tác dụng của trí thông minh nhân tạo sẽ làm thay đổi quan niệm và phương pháp, kỹ thuật và nghệ thuật truyền thống. Các chuyên gia về máy học dự đoán rằng AI sẽ "viết" một cuốn sách bán chạy nhất của tờ New York Times vào năm 2049 (Grace và cộng sự, 2018; Hall, 2018). Lãnh vực sáng tạo tính toán đã được xác định là biên giới tiếp theo trong nghiên cứu AI (Colton & Wiggins, 2012) và có ý nghĩa hấp dẫn đối với ngành công nghiệp văn học. Các thuật toán có khả năng tạo ra ngôn ngữ tự nhiên (Gatt & Krahmer, 2018) Các nghiên cứu về sáng tạo tính toán tập trung vào việc xác định các yếu tố cốt lõi của các hình thức sáng tạo (như văn học, nghệ thuật thị giác và âm nhạc) theo góc nhìn thuật toán, với mục đích sao chép hoặc kích thích sự sáng tạo của con người (Turner, 2014; Besold và cộng sự, 2015; Veale và cộng sự, 2019).
1)Tưởng niệm MC Phạm Phú Nam 2)Nhớ về cuộc di cư 1954. 3)Chiếu Phim Sài gòn trước 75 4)Chào đón minh tinh Kiều Chinh đến San Jose. Chiều ngày thứ bẩy 27 tháng 7 năm 2024 vừa qua chúng tôi đã có dịp nhân danh Viet Museum kịp thời trả những món nợ cho lịch sử. Số là anh chị em chúng tôi vẫn còn nhớ về chuyến di cư 1 triệu người từ Bắc vào Nam 70 năm xưa.
Anh Cao Huy Thuần vừa qua đời lúc 23giờ 26 ngày 7-7-1924 tại Paris. Được tin anh qua đời tôi không khỏi ngậm ngùi, nhớ lại những kỷ niệm cùng anh suốt gần 60 năm, từ Việt Nam đến Paris. Anh sinh tại Huế, học Đại Học Luật Khoa Sài Gòn (1955-1960) và dạy đại học Huế (1962-1964). Năm 1964 anh sang Pháp du học. Năm 1969 anh bảo vệ Luận án Tiến sĩ Quốc Gia tại Đại Học Paris, và giảng dạy tại Viện Đại Học Picardie cho đến khi về hưu.
Khi lần đầu tiên gặp một họa sĩ, tôi thường có khuynh hướng tìm vài nét tương đồng để liên tưởng đến một họa sĩ nổi tiếng nào đó thuộc những thế hệ trước. Với Nguyễn Trọng Khôi, tôi cũng làm như vậy nhưng trừ vài nét chung chung như được đào tạo ở trường ốc hay năng khiếu, tôi không tìm được gì đậc biệt. Nguyễn Trọng Khôi (NTK) không giống một họa sĩ nào khác.
Hồ Hữu Thủ cùng với Nguyễn Lâm, Nguyễn Trung của Hội Họa sĩ Trẻ trước 1975 còn sót lại ở Sài Gòn, họ vẫn sung sức lao động nghệ thuật và tranh của họ vẫn thuộc loại đẳng cấp để sưu tập. Họ thuộc về một thế hệ vàng của nghệ thuật tạo hình Việt Nam. Bất kể ở Mỹ như Trịnh Cung, Nguyên Khai, Đinh Cường… hay còn lại trong nước, còn sống hay đã chết, tranh của nhóm Hội Họa sĩ Trẻ vẫn có những giá trị mang dấu ấn lịch sử. Cho dù tranh của họ rất ít tính thời sự, nhưng cái đẹp được tìm thấy trong tác phẩm của họ lại rất biểu trưng cho tính thời đại mà họ sống. Đó là cái đẹp phía sau của chết chóc, của chiến tranh. Cái đẹp của hòa bình, của sự chan hòa trong vũ trụ. Cái mà con người ngưỡng vọng như ý nghĩa nhân sinh.
Westminster, CA – Học Khu Westminster hân hoan tổ chức mừng lễ tốt nghiệp của các học sinh đầu tiên trong chương trình Song Ngữ Tiếng Việt (VDLI) tiên phong của học khu. Đây là khóa học sinh đầu tiên ra trường và các em sẽ được ghi nhận tại buổi lễ tốt nghiệp đặc biệt được tổ chức vào thứ Ba, ngày 28 tháng Năm, lúc 6:00 giờ chiều tại phòng Gymnasium của Trường Trung Cấp Warner (14171 Newland St, Westminster, CA 92683).
Tháng Năm là tháng vinh danh những đóng góp của người Mỹ gốc Á Châu và các đảo Thái Bình Dương cho đất nước Hoa Kỳ mà trong đó tất nhiên có người Mỹ gốc Việt. Những đóng góp của người Mỹ gốc Á Châu và các đảo Thái Bình Dương cho Hoa Kỳ bao gồm rất nhiều lãnh vực, từ kinh tế, chính trị đến văn học nghệ thuật, v.v… Nhưng nơi đây chỉ xin đề cập một cách khái quát những đóng góp trong lãnh vực văn học của người Mỹ gốc Việt. Bài viết này cũng tự giới hạn phạm vi chỉ để nói đến các tác phẩm văn học viết bằng tiếng Anh của người Mỹ gốc Việt như là những đóng góp nổi bật vào dòng chính văn học của nước Mỹ. Điều này không hề là sự phủ nhận đối với những đóng góp không kém phần quan trọng trong lãnh vực văn học của Hoa Kỳ qua hàng trăm tác phẩm văn học được viết bằng tiếng Việt trong suốt gần năm mươi năm qua.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.