Chiếc Áo Nhật Bình Lam Của Thầy

25/03/202218:16:00(Xem: 772)

blank

Gần hai thập niên trước, lần đầu gặp Thầy, hình ảnh của Thầy sao mà ‘thư sinh’ và ‘dễ yêu’ đến thế. Thầy là sự biểu tượng của một hình ảnh dễ thương, dễ mến của Tăng sĩ Việt Nam với chiếc áo Nhật bình màu Lam. Một màu hiền hoà mà Thầy chọn vì màu ấy, là “màu từ bi, màu hỷ xả thơ ngày; màu thanh tịnh, màu đong đầy huyền diệu!”

Với nụ cười hiền hòa, vui tươi, vi tiếu, và duyên dáng, Thầy đã chuyển hoá và đem giáo lý Phật Đà đến gần đến mọi người từ đoàn sinh GĐPT đến với quý cụ già, từ các chú tiểu Sa-di đến hàng Giáo phẩm cao cấp.


Với từ tâm rộng lớn và trí tuệ uyên thâm, Thầy đã truyền trao tinh hoa của Đạo Phật và hạnh làm người đến với tứ chúng. Với Chư Tăng Ni, Thầy luôn thương yêu, bảo bọc, che chở và dạy dỗ; có lần con chia sẻ một hoàn cảnh về việc học của một vị thầy trẻ ở Việt Nam, Thầy móc túi gửi tiền tặng liền và còn hứa khả sẽ bảo lãnh qua Hoa Kỳ nếu thầy ấy muốn đi. Với hàng cư sỹ hay tổ chức Gia Đình Phật Tử cũng vậy, Thầy lúc nào cũng vui vẻ, nhẫn nại, dạy bảo, yêu thương, bao dung và tha thứ. Vào những dịp Tết, khi tham dự Lễ Bố Tát của Chư Tôn Đức trong miền Bắc California, Thầy là người luôn tặng quà lì xì cho tất cả các thính chúng.  Vừa được lộc, vừa được tiền, nên ai cũng vui vẻ và thấy gần gũi với chư Tăng Ni và cảm thấy được yêu thương. 


Tuổi đã già mà Thầy cho việc họ là ưu tiên hàng đầu. Tuổi đã ngoài 50, mà Thầy không quảng ngại khó ngăn đi du học bên Ấn Độ, lấy được văn bằng tiến sỹ và nhiều giấy chứng chỉ. Có lần Thầy khoe và nhờ đưa lên các Trang nhà Phật giáo dùm Thầy. Chúng tôi được biết, vào năm 2003, lúc Thầy khoảng 57 tuổi, Thầy đỗ văn bằng Tiến Sĩ, Luận án ấy có tên, “A Comparative Study Of The Bhikkhu Pātimokkha Of The Principal Buddhist Schools (So sánh Tỷ kheo Giới bổn trong các trường phái chính của Phật Giáo).”  

 

Gần 2 thập niên quen biết, học hỏi và làm việc cùng Thầy. Mới thấy sự tận tụy, miệt mài của Thầy, nhất là những khi dịch kinh điển. Tuổi cao mắt mờ và không rành máy tính, Thầy viết bằng tay, dò từ chữ với kính rọi phóng đại. Rồi nhờ người đánh máy, rồi Thầy dò lại, v.v… Nghiệp làm sách, trong đó có những tập kinh của Thầy dịch, có lần Thầy gởi tiền lì xì tặng "người thiết kế sách" và nhắc anh chàng tội nghiệp, bảo rằng "dẫu có hư, nhưng không hỏng", hãy thương yêu đùm bọc nhau và làm việc cho Phật giáo. Thầy là một số ít vị Tăng lữ xem việc ấn bản những kinh kệ, sách vở văn hoá Phật giáo là quan trọng và thường khuyến tấn. Thầy, một con người khiêm cung, hiền hoà và mẫu mực.

blank
Khi Thầy dịch kinh: Ảnh Chúc Tiến


Thầy mang theo hạnh nguyện, nụ cười và chiếc áo đó hoằng dương Chánh pháp khắp nơi, nhất là trên đất nước Hoa Kỳ. Thầy không bận tâm đến cơ sở vật chất hay chùa to Phật lớn. Hạnh nguyện của Thầy là hoằng pháp và giáo dục. Nơi nào cần đến, Thầy đến. Chỗ nào mời Thầy đi, mà theo tiếng gọi thân thương của Thầy là “đi đánh bắt xa bờ" vì Thầy không có kêu gọi Phật tử địa phương cúng tịnh tài. Chỗ nào cúng dường cơ sở, Thầy nhận, hết duyên thì Thầy rũ nhẹ mà đi. Nhưng đâu đâu, việc giảng dạy cho chư Tăng ni và Phật tử là ưu tiên hành đầu.


Với trọng trách là Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Giáo Dục Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHK, Thầy liên tiếp tổ chức các khóa tu học, khóa an cư kiết hạ, truyền dạy giáo lý Phật pháp cho Tăng ni, Phật tử và huynh trưởng GĐPT. Trong đại dịch COVID-19, Thầy cũng đã tận tuỵ giảng dạy qua hệ thống Zoom, Google Meet, và qua Conference calls, cũng với năng lượng thanh lương và lòng từ bi lân mẫn của Thầy, Thầy đã nuôi dưỡng đạo tâm của chúng con.


Viết đến đây, con cũng vẫn còn ngạc nhiên, thương xót trước sự chuyển tiếp nghiệp duyên của Thầy vì chỉ tuần trước, Thầy về Chùa Kim Quang, Thầy trò đã trao đổi một vài Phật sự của Hội Đồng Hoằng Pháp. Nay Thầy đã khuất, con xin nguyện làm một vài Phật sự Thầy trò đã thảo luận.


 Thầy đi hóa độ nghiệp duyên

Hạnh Hưng, Thị Đạt, Đỗng Tuyên Phật đài


Nam Mô Từ Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 42, huý thượng Thị hạ Đạt, tự Hạnh Hưng, hiệu Đỗng Tuyên giác linh Hoà thượng tuỳ từ chứng giám.


Sacramento, ngày 24 tháng 03 năm 2022

Tâm Thường Định kinh bái

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Người Việt bị người Tàu đô hộ hàng ngàn năm, các triều đại phong kiến Tàu ra sức hủy diệt văn hóa Việt, đồng hóa người Việt, sáp nhập đất Việt vào đất Tàu. Lịch sử cho thấy họ không thể làm được việc đó. Người Việt vẫn giữ được nước và bản sắc văn hóa riêng của mình, tuy nhiên bị ảnh hưởng nặng nề về văn hóa, ngôn ngữ, lịch sử, tư tưởng, thể chế chính trị…
Buổi sáng thênh thang. Nắng dịu dàng vướng trên những ngọn cây. Được nghỉ hai giờ đầu, thằng bé học trò chạy xe qua Phú Nhuận, thả dài lên Tân Định hóng gió. Sài Gòn sớm mai như cô gái vẫn còn ngái ngủ. Tóc mượt mà đen thẫm trên mặt gối trắng tinh. Thằng bé học trò không biết đi đâu. Một tay cầm chắc tay lái chiếc Honda Dame, tay kia thỉnh thoảng lại đưa lên đẩy cặp mắt kính cận cứ chực tuột xuống. Cặp mắt kính thay đã lâu lắm rồi, bây giờ nhìn mọi thứ đã bắt đầu mờ ảo, nhưng chưa dám xin tiền bố mẹ để thay. Con đường Hai Bà Trưng ngập nắng. Chợt một tấm biển quảng cáo phía trên một cửa tiệm đập vào mắt thằng bé học trò. Và nó sực nhớ đã đến lúc phải khám, phải đo xem mắt có tăng độ hay không rồi. Hai con mắt không cận thị bằng nhau, một bên ba độ rưỡi, một bên hai độ bảy mươi lăm. Và cả hai bên nhìn cuộc sống đều nhòe nhoẹt như nhau.
An lớn lên bên cạnh mẹ từ tấm bé, đến khi có trí khôn hiểu biết em cũng chỉ thấy có mẹ. Em không thắc mắc dù trên khai sinh của em tên cha là vô danh. Một đôi lần hiếm hoi lúc mẹ con gần khít bên nhau, rảnh rang như đi hè, ngồi trên bãi biển, trời cao gió mát, biển mênh mông, An vô tình hỏi mẹ vô danh là gì? Mẹ trả lời là không có tên, rồi mẹ cũng giải thích thêm là, ba đi buôn bán xa, tận ngoài Bắc hay đâu đó, bên tàu bên tây, đi lâu quá là lâu rồi, cũng quên liên lạc về nhà nên phải khai như vậy, đặng con có giấy khai sinh đi học...
Thỉnh thoảng, tôi vẫn hồi tưởng lại thời gian hai năm dịch Covid hoành hành, chuyện khẩu trang, cách ly, hand sanitizers, vaccine Pfizer, Astrazeneca... đặng mai mốt còn kể lại cho đám cháu chắt nghe. Chúng sẽ không thể tưởng tượng nổi những cảm xúc mà chúng ta đã trải qua, lo lắng, buồn phiền, âu sầu với những hệ lụy còn kéo dài sau đó. Nhưng hôm nay tôi xin nhớ lại chuyện vui, dẫu sao cũng là chút “điểm sáng vui vẻ” trong những tháng ngày u ám đó...
Chúng tôi rời toà nhà “Tuyên Bố Độc Lập” để đến Quảng Trường Lịch Sử xem chiếc Chuông Tự Do (Liberty Bell) nổi tiếng. “Chuông Tự Do” với đường nứt của nó đã dính liền với nhiều biến cố lịch sử. Những câu chuyện về chuông đôi khi đã trở thành huyền thoại rất nhiều thú vị và cũng đã gây nhiều tranh cãi. Một điều chính yếu mà mọi người công dân Hoa Kỳ không ai chối bỏ và hãnh diện, đó là: “Chuông Tự Do” là một biểu tượng của nền độc lập Hoa Kỳ...
Gia đình tôi có sáu anh chị em. Trước 1975, bố tôi là một công chức, mẹ tôi nội trợ, cho nên cuộc sống rất thanh bạch. Cả nhà theo Đạo Phật kiểu truyền thống gia đình, giống như nhiều gia đình Việt khác. / My family has six siblings. My life was very simple before 1975 because my father was a civil servant and my mother was a housewife. Like many Vietnamese families, my entire family practices traditional Buddhism....
Căn nhà của cha mẹ tôi dựng trên một khu đất rộng, chung quanh có hàng rào, là những cây chè tàu được cắt ngay hàng thẳng lối, có cổng ra vào được xây cao, có bức tường thành bằng quánh bao bọc...
Mẹ ơi thôi đừng khóc nữa / Cho lòng già nặng sầu thương / Con đi say tình viễn xứ / Đâu có quên tình cố hương...
Tháng 5, tháng diễn ra lễ mừng Mother Day ở nhiều nước trên thế giới. Đó là ngày nhắc nhở để nhân loại biết tôn vinh người Mẹ và tình mẹ...
Gửi đến Mẹ tình yêu của con / Mong Mẹ nơi xa ấm linh hồn / Đời con kể từ khi vắng Mẹ / Chẳng còn nỗi buồn nào buồn hơn...