Hôm nay,  

Chiếc Áo Nhật Bình Lam Của Thầy

25/03/202218:16:00(Xem: 1311)

blank

Gần hai thập niên trước, lần đầu gặp Thầy, hình ảnh của Thầy sao mà ‘thư sinh’ và ‘dễ yêu’ đến thế. Thầy là sự biểu tượng của một hình ảnh dễ thương, dễ mến của Tăng sĩ Việt Nam với chiếc áo Nhật bình màu Lam. Một màu hiền hoà mà Thầy chọn vì màu ấy, là “màu từ bi, màu hỷ xả thơ ngày; màu thanh tịnh, màu đong đầy huyền diệu!”

Với nụ cười hiền hòa, vui tươi, vi tiếu, và duyên dáng, Thầy đã chuyển hoá và đem giáo lý Phật Đà đến gần đến mọi người từ đoàn sinh GĐPT đến với quý cụ già, từ các chú tiểu Sa-di đến hàng Giáo phẩm cao cấp.


Với từ tâm rộng lớn và trí tuệ uyên thâm, Thầy đã truyền trao tinh hoa của Đạo Phật và hạnh làm người đến với tứ chúng. Với Chư Tăng Ni, Thầy luôn thương yêu, bảo bọc, che chở và dạy dỗ; có lần con chia sẻ một hoàn cảnh về việc học của một vị thầy trẻ ở Việt Nam, Thầy móc túi gửi tiền tặng liền và còn hứa khả sẽ bảo lãnh qua Hoa Kỳ nếu thầy ấy muốn đi. Với hàng cư sỹ hay tổ chức Gia Đình Phật Tử cũng vậy, Thầy lúc nào cũng vui vẻ, nhẫn nại, dạy bảo, yêu thương, bao dung và tha thứ. Vào những dịp Tết, khi tham dự Lễ Bố Tát của Chư Tôn Đức trong miền Bắc California, Thầy là người luôn tặng quà lì xì cho tất cả các thính chúng.  Vừa được lộc, vừa được tiền, nên ai cũng vui vẻ và thấy gần gũi với chư Tăng Ni và cảm thấy được yêu thương. 


Tuổi đã già mà Thầy cho việc họ là ưu tiên hàng đầu. Tuổi đã ngoài 50, mà Thầy không quảng ngại khó ngăn đi du học bên Ấn Độ, lấy được văn bằng tiến sỹ và nhiều giấy chứng chỉ. Có lần Thầy khoe và nhờ đưa lên các Trang nhà Phật giáo dùm Thầy. Chúng tôi được biết, vào năm 2003, lúc Thầy khoảng 57 tuổi, Thầy đỗ văn bằng Tiến Sĩ, Luận án ấy có tên, “A Comparative Study Of The Bhikkhu Pātimokkha Of The Principal Buddhist Schools (So sánh Tỷ kheo Giới bổn trong các trường phái chính của Phật Giáo).”  

 

Gần 2 thập niên quen biết, học hỏi và làm việc cùng Thầy. Mới thấy sự tận tụy, miệt mài của Thầy, nhất là những khi dịch kinh điển. Tuổi cao mắt mờ và không rành máy tính, Thầy viết bằng tay, dò từ chữ với kính rọi phóng đại. Rồi nhờ người đánh máy, rồi Thầy dò lại, v.v… Nghiệp làm sách, trong đó có những tập kinh của Thầy dịch, có lần Thầy gởi tiền lì xì tặng "người thiết kế sách" và nhắc anh chàng tội nghiệp, bảo rằng "dẫu có hư, nhưng không hỏng", hãy thương yêu đùm bọc nhau và làm việc cho Phật giáo. Thầy là một số ít vị Tăng lữ xem việc ấn bản những kinh kệ, sách vở văn hoá Phật giáo là quan trọng và thường khuyến tấn. Thầy, một con người khiêm cung, hiền hoà và mẫu mực.

blank
Khi Thầy dịch kinh: Ảnh Chúc Tiến


Thầy mang theo hạnh nguyện, nụ cười và chiếc áo đó hoằng dương Chánh pháp khắp nơi, nhất là trên đất nước Hoa Kỳ. Thầy không bận tâm đến cơ sở vật chất hay chùa to Phật lớn. Hạnh nguyện của Thầy là hoằng pháp và giáo dục. Nơi nào cần đến, Thầy đến. Chỗ nào mời Thầy đi, mà theo tiếng gọi thân thương của Thầy là “đi đánh bắt xa bờ" vì Thầy không có kêu gọi Phật tử địa phương cúng tịnh tài. Chỗ nào cúng dường cơ sở, Thầy nhận, hết duyên thì Thầy rũ nhẹ mà đi. Nhưng đâu đâu, việc giảng dạy cho chư Tăng ni và Phật tử là ưu tiên hành đầu.


Với trọng trách là Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Giáo Dục Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHK, Thầy liên tiếp tổ chức các khóa tu học, khóa an cư kiết hạ, truyền dạy giáo lý Phật pháp cho Tăng ni, Phật tử và huynh trưởng GĐPT. Trong đại dịch COVID-19, Thầy cũng đã tận tuỵ giảng dạy qua hệ thống Zoom, Google Meet, và qua Conference calls, cũng với năng lượng thanh lương và lòng từ bi lân mẫn của Thầy, Thầy đã nuôi dưỡng đạo tâm của chúng con.


Viết đến đây, con cũng vẫn còn ngạc nhiên, thương xót trước sự chuyển tiếp nghiệp duyên của Thầy vì chỉ tuần trước, Thầy về Chùa Kim Quang, Thầy trò đã trao đổi một vài Phật sự của Hội Đồng Hoằng Pháp. Nay Thầy đã khuất, con xin nguyện làm một vài Phật sự Thầy trò đã thảo luận.


 Thầy đi hóa độ nghiệp duyên

Hạnh Hưng, Thị Đạt, Đỗng Tuyên Phật đài


Nam Mô Từ Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 42, huý thượng Thị hạ Đạt, tự Hạnh Hưng, hiệu Đỗng Tuyên giác linh Hoà thượng tuỳ từ chứng giám.


Sacramento, ngày 24 tháng 03 năm 2022

Tâm Thường Định kinh bái

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong buổi họp chuẩn bị cho ngày liên hoan Tết năm ấy, cô giáo trẻ sung sức là tôi, cao hứng giao cho nhóm lớp trưởng lớp phó lo phần trang trí, mua bánh kẹo, nước uống, còn tôi sẽ nấu một nồi chè bà ba và một hũ đậu phộng rang...
Kể từ năm 1558, con ông Nguyễn Kim là chúa Nguyễn Hoàng vào cai trị Thuận Hóa, gọi là Đàng Trong. Đàng Ngoài là ngoài Bắc vẫn thuộc quyền của chúa Trịnh. Họ chia đôi đất nước, lấy sông Gianh làm giới tuyến. Rồi Trịnh Nguyễn đánh nhau suốt 200 năm vẫn không phân thắng bại, con sông Gianh oan nghiệt là đề tài cho bao nhiêu đau thương, bao nhiêu than vãn...
Bà vợ của Martsa đã ra khỏi phòng với thằng bé, còn lại tôi đối mặt với Martsa, không khí trong phòng như cô đặc lại. Toàn bộ sự chú ý của tôi tập trung vào bàn tay phải, tôi nắm chặt cây dao găm. Tôi xua hết ý nghĩ trong tâm trí, chỉ còn trong đầu một ý kiến: giết Martsa để trả thù cho chàng Khampa và cha anh ta...
Đã gần đến Tết. Trời vẫn rét căm căm nhưng có lẽ mùa đông năm nay Seattle không có tuyết. Nhiều năm giờ này băng giá đã phủ kín các cành cây khẳng khiu trụi lá. Toàn cảnh như một cánh rừng bằng pha lê lóng lánh, trông đẹp như trong cảnh thần tiên, nhưng bước ra ngoài trên mặt đất giá băng lại rất nguy hiểm. Trượt té gẫy xương là chuyện thường...
Mấy ngày nay John cứ như một cái xác vô hồn, vẫn ăn uống, vẫn đi làm như mọi người nhưng John chỉ làm theo quán tính; toàn bộ mọi hoạt động và nói năng cứ như thể lập trình sẵn trong người máy chứ không hề có mộtc cảm xúc gì về việc mình làm. Đâu phải chỉ tuần này, đã lâu rồi, cái tình trạng này trong John tiếp diễn khi thì lên cao lúc xuống thấp. John thấy đời mình vô vị và vô nghĩa quá, chẳng biết sống để làm gì...
Không có đồng hồ đeo tay nên tôi chẳng biết Oanh đã vào chợ được bao lâu rồi. Con nhỏ định để tôi chết đứng ở đây. Trời đã trưa, khu chợ vắng dần. Ôm cặp, áo dài trắng đứng trước chợ giờ nầy, chướng ơi là chướng. Tôi cúi mặt, không dám nhìn ai vừa rủa thầm con nhỏ...
Có lời bái hát xưa nào đó mà tôi còn nhớ loáng thoáng trong đầu, “ngoài kia tuyết rơi đầy, sao em không đến bên tôi chiều nay…” chỉ nhớ mỗi câu ấy thôi nên ngân nga cho đỡ buồn khi mỏi mắt nhìn ra cửa sổ… ngoài kia tuyết rơi đầy. Dù sao cũng đỡ nản hơn nhìn vào chỗ làm là những hàng bàn làm việc dài im lặng, những hàng ghế ngồi có bánh xe xếp ngay ngắn; tiếng nói cười của đồng nghiệp hoà quyện vào âm thanh phát ra từ máy móc đã lui về quá khứ như một triều đại huy hoàng đã lụi tàn. Mọi thứ chưa đóng bụi thời gian đã thành phế tích của nền kinh tế đã chết trước cả chính quyền điều hành nó là thực tế nước Mỹ.
Tôi lái xe về nhà, trong lòng nặng trĩu nỗi buồn, thương cho Vi và giận chồng của Vi quá, tôi đâm xe thẳng vào garage và xồng xộc đi vào nhà, chồng tôi có lẽ vẫn đang lúi húi trong bếp nên không thấy tôi. Thay quần áo, nằm lăn trên giường, tôi nghĩ đến những lời Thu nói, nếu như tôi lấy phải một người chồng như của Vi?
Đêm đầu tiên về Saigon vì trái giờ nên khoảng 3 giờ sáng tôi đã thức giấc. Háo hức muốn tìm hiểu cuộc sống ban đêm ở Sài Gòn hoa lệ. Tôi trang bị nhẹ với máy ảnh đi lang thang một mình trên đường phố vắng. Ban đầu hơi ái ngại, tôi chỉ định rảo bộ quanh khách sạn ở Q1 cho an toàn. Ra ngoài khách sạn khoảng trăm thước, tôi thấy mấy chị đạp xe chở hàng có lẽ để bán lẻ ở đâu đó trong thành phố...
Trong tận thâm tâm tôi, thầy là một vì sao sáng, một hiền nhân vô cùng tôn kính giữa nhân gian này. Tôi chưa từng diện kiến hay bái sư nhưng toàn tâm ý của tôi thì thầy là thầy tôi từ quá khứ xa xưa chứ chẳng phải chỉ mỗi kiếp này...
Nằm trên giường tôi vươn vai duỗi chân thật thoải mái làm sao ấy, nhìn lên đồng hồ trên bàn đã 9 giờ sáng, bên ngoài trời Montreal tuyết nhè nhẹ bay trắng xóa thật đẹp. Hôm nay thứ hai đầu tuần, mọi người hàng xóm xung quanh đi làm hết, cả khu nhà yên ắng đến lạ thường, tôi mỉm cười thỏa mãn “mình về hưu rồi mà, phải tự sướng chứ!”
Sau dịp lễ Noel là không khí tháng chạp lấp ló đầu ngõ rồi! Thời tiết mùa đông lạnh lẽo đã dần nhường chỗ cho gió xuân về mơ màng trong sương sớm. Khoảng mùng 5 tháng chạp là mọi người đi tảo mộ đông vui. Đươc gặp bà con, họ hàng nội ngoại chào nhau tíu tít sau một năm tất bật là thấy tết đã sắp sửa cận kề. Tết không chỉ là niềm trông đợi của trẻ thơ mà còn là niềm vui của người lớn. Xưa chừ người ta thường nói vui như tết mà!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.