Hôm nay,  

Chiếc Áo Nhật Bình Lam Của Thầy

25/03/202218:16:00(Xem: 1315)

blank

Gần hai thập niên trước, lần đầu gặp Thầy, hình ảnh của Thầy sao mà ‘thư sinh’ và ‘dễ yêu’ đến thế. Thầy là sự biểu tượng của một hình ảnh dễ thương, dễ mến của Tăng sĩ Việt Nam với chiếc áo Nhật bình màu Lam. Một màu hiền hoà mà Thầy chọn vì màu ấy, là “màu từ bi, màu hỷ xả thơ ngày; màu thanh tịnh, màu đong đầy huyền diệu!”

Với nụ cười hiền hòa, vui tươi, vi tiếu, và duyên dáng, Thầy đã chuyển hoá và đem giáo lý Phật Đà đến gần đến mọi người từ đoàn sinh GĐPT đến với quý cụ già, từ các chú tiểu Sa-di đến hàng Giáo phẩm cao cấp.


Với từ tâm rộng lớn và trí tuệ uyên thâm, Thầy đã truyền trao tinh hoa của Đạo Phật và hạnh làm người đến với tứ chúng. Với Chư Tăng Ni, Thầy luôn thương yêu, bảo bọc, che chở và dạy dỗ; có lần con chia sẻ một hoàn cảnh về việc học của một vị thầy trẻ ở Việt Nam, Thầy móc túi gửi tiền tặng liền và còn hứa khả sẽ bảo lãnh qua Hoa Kỳ nếu thầy ấy muốn đi. Với hàng cư sỹ hay tổ chức Gia Đình Phật Tử cũng vậy, Thầy lúc nào cũng vui vẻ, nhẫn nại, dạy bảo, yêu thương, bao dung và tha thứ. Vào những dịp Tết, khi tham dự Lễ Bố Tát của Chư Tôn Đức trong miền Bắc California, Thầy là người luôn tặng quà lì xì cho tất cả các thính chúng.  Vừa được lộc, vừa được tiền, nên ai cũng vui vẻ và thấy gần gũi với chư Tăng Ni và cảm thấy được yêu thương. 


Tuổi đã già mà Thầy cho việc họ là ưu tiên hàng đầu. Tuổi đã ngoài 50, mà Thầy không quảng ngại khó ngăn đi du học bên Ấn Độ, lấy được văn bằng tiến sỹ và nhiều giấy chứng chỉ. Có lần Thầy khoe và nhờ đưa lên các Trang nhà Phật giáo dùm Thầy. Chúng tôi được biết, vào năm 2003, lúc Thầy khoảng 57 tuổi, Thầy đỗ văn bằng Tiến Sĩ, Luận án ấy có tên, “A Comparative Study Of The Bhikkhu Pātimokkha Of The Principal Buddhist Schools (So sánh Tỷ kheo Giới bổn trong các trường phái chính của Phật Giáo).”  

 

Gần 2 thập niên quen biết, học hỏi và làm việc cùng Thầy. Mới thấy sự tận tụy, miệt mài của Thầy, nhất là những khi dịch kinh điển. Tuổi cao mắt mờ và không rành máy tính, Thầy viết bằng tay, dò từ chữ với kính rọi phóng đại. Rồi nhờ người đánh máy, rồi Thầy dò lại, v.v… Nghiệp làm sách, trong đó có những tập kinh của Thầy dịch, có lần Thầy gởi tiền lì xì tặng "người thiết kế sách" và nhắc anh chàng tội nghiệp, bảo rằng "dẫu có hư, nhưng không hỏng", hãy thương yêu đùm bọc nhau và làm việc cho Phật giáo. Thầy là một số ít vị Tăng lữ xem việc ấn bản những kinh kệ, sách vở văn hoá Phật giáo là quan trọng và thường khuyến tấn. Thầy, một con người khiêm cung, hiền hoà và mẫu mực.

blank
Khi Thầy dịch kinh: Ảnh Chúc Tiến


Thầy mang theo hạnh nguyện, nụ cười và chiếc áo đó hoằng dương Chánh pháp khắp nơi, nhất là trên đất nước Hoa Kỳ. Thầy không bận tâm đến cơ sở vật chất hay chùa to Phật lớn. Hạnh nguyện của Thầy là hoằng pháp và giáo dục. Nơi nào cần đến, Thầy đến. Chỗ nào mời Thầy đi, mà theo tiếng gọi thân thương của Thầy là “đi đánh bắt xa bờ" vì Thầy không có kêu gọi Phật tử địa phương cúng tịnh tài. Chỗ nào cúng dường cơ sở, Thầy nhận, hết duyên thì Thầy rũ nhẹ mà đi. Nhưng đâu đâu, việc giảng dạy cho chư Tăng ni và Phật tử là ưu tiên hành đầu.


Với trọng trách là Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Giáo Dục Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHK, Thầy liên tiếp tổ chức các khóa tu học, khóa an cư kiết hạ, truyền dạy giáo lý Phật pháp cho Tăng ni, Phật tử và huynh trưởng GĐPT. Trong đại dịch COVID-19, Thầy cũng đã tận tuỵ giảng dạy qua hệ thống Zoom, Google Meet, và qua Conference calls, cũng với năng lượng thanh lương và lòng từ bi lân mẫn của Thầy, Thầy đã nuôi dưỡng đạo tâm của chúng con.


Viết đến đây, con cũng vẫn còn ngạc nhiên, thương xót trước sự chuyển tiếp nghiệp duyên của Thầy vì chỉ tuần trước, Thầy về Chùa Kim Quang, Thầy trò đã trao đổi một vài Phật sự của Hội Đồng Hoằng Pháp. Nay Thầy đã khuất, con xin nguyện làm một vài Phật sự Thầy trò đã thảo luận.


 Thầy đi hóa độ nghiệp duyên

Hạnh Hưng, Thị Đạt, Đỗng Tuyên Phật đài


Nam Mô Từ Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 42, huý thượng Thị hạ Đạt, tự Hạnh Hưng, hiệu Đỗng Tuyên giác linh Hoà thượng tuỳ từ chứng giám.


Sacramento, ngày 24 tháng 03 năm 2022

Tâm Thường Định kinh bái

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau dịp lễ Noel là không khí tháng chạp lấp ló đầu ngõ rồi! Thời tiết mùa đông lạnh lẽo đã dần nhường chỗ cho gió xuân về mơ màng trong sương sớm. Khoảng mùng 5 tháng chạp là mọi người đi tảo mộ đông vui. Đươc gặp bà con, họ hàng nội ngoại chào nhau tíu tít sau một năm tất bật là thấy tết đã sắp sửa cận kề. Tết không chỉ là niềm trông đợi của trẻ thơ mà còn là niềm vui của người lớn. Xưa chừ người ta thường nói vui như tết mà!
Con tàu rú lên tràng còi thất thanh. Âm thanh chuyển từ trầm đục sang cao chói. Chuyện gì vậy. Mọi người hỏi nhau. Sao bỗng dưng còi tàu gầm thét như con thú bị thương vậy. Tàu bỗng dưng chạy chậm hẳn lại. Và tiếng rít của bánh sắt trên đường rầy như mũi khoan nhọn xoáy vào lỗ tai. Người soát vé tất tả chạy trên lối nhỏ giữa hai hàng ghế. Chuyện gì thế ông ơi. Những câu hỏi nhao nhao. Something wrong, very wrong. Mọi người vui lòng ngồi yên tại chỗ. Người soát vé nói vội trước khi mất hút sau khung cửa nối sang toa kế tiếp. Khủng bố hay cầu đường xe lửa bị sập. Mưa lũ đã mấy hôm rồi. Người ta xớn xác hỏi nhau. Tin tức truyền miệng lan nhanh như đám cháy rừng. Không ai biết chắc chuyện gì. Chỉ biết tàu không thể tiếp tục chạy. Nhìn qua cửa sổ, chỉ thấy rừng cây đang vùn vụt dạt về phía sau bỗng chậm dần.
Đọc thơ “nhớ nhà” của Nguyễn Thị Vinh càng thêm nhớ! Ai cũng bảo rằng mùa xuân làm ấm lòng người, nhưng chưa chắc gì. Mùa xuân đó là mùa xuân ở bên ấy, bên Việt Nam họa chăng có ấm lòng, chứ mùa xuân rơi vào tiết mùa đông lạnh lẽo bên trời tây này lạnh vô cùng...
Bà Hai Kỹ lơ mơ ngái ngủ thò chân xuống giường, chợt giật nảy cả người, nước đâu mà linh láng ngập đến tận ống quyển vậy trời. Bà tỉnh ngủ hẳn, hoảng hốt la to: – Dậy, dậy mau, nước vô ngập nhà rồi!
Anh muốn về thăm Việt Nam, chị cũng vậy. Anh nói với chị: Em à, cũng hai năm rồi, tụi mình chưa về thăm Việt Nam. Anh thấy nhớ quá, nhớ hàng cây dâm bụt, gốc ổi, cây dâu đất ngoài quê anh. Nhất là ngôi nhà có bức tường thành và cái cổng bằng xi măng. Anh đã đem theo hình ảnh đó suốt mấy mươi năm rồi, nhưng lúc nào cũng nhớ nó. Mình đi về thăm một chuyến em hè...
Lần này, 2023, tôi chọn đi xem Tuy Hòa (Phú Yên) và Qui Nhơn (Bình Định) hai thành phố nhỏ, không mấy nổi tiếng với hy vọng nhìn thấy, cuộc sống tỉnh lẽ vẫn còn đằm thắm hiền hòa, chưa huyên náo chật chội như Hội An, nơi mỗi ngày có cả chục chuyến xe buýt thả nườm nượp khách du lịch xuống bến...
Những ngày cận tết trời Sài Gòn se se lạnh. Cái lạnh mang theo chút nắng hanh làm đẹp hơn bao chiếc áo len buổi sáng những con đường. Khóa học cuối năm chấm dứt bằng đêm văn nghệ toàn trường của đại học sư phạm...
Ngày Tết ai ai cũng nhớ đến bánh chưng, bánh dầy. Bánh chưng là biểu hiệu của đất trời, là tất cả của vũ trụ và của lòng hiếu thảo, có tự truyện từ lâu đời, từ đời vua Hùng Vương xa xưa. Người trong Nam còn gọi là bánh tét, có lẽ là do chữ tiết hay Tết, ý là bánh của ngày Tết...
Hôm rồi, gia đình chúng tôi bảy người, có đặt bàn tại nhà hàng The Keg (the steak house and bar nổi tiếng ở Canada ) lúc 7.30 pm. Gần tới giờ, chúng tôi phone hỏi nếu chúng tôi đến 7pm được không, họ trả lời ok, và chúng tôi liền chạy xe đến, có mặt trước 15 phút...
Mấy cái rễ chết khô này là những gì còn lại của cây mít mà tự tay tôi trồng mấy chục năm trước, bên mép một hố bom. Chúng đã theo tôi qua chặng hành trình hơn bảy ngàn cây số từ một vùng quê Quảng Nam đến thành phố lớn nhất của nước Úc. Thời chiến quê tôi là vùng đất không người và, có lúc, là vùng “tự do oanh kích”. Trở về đó sau tháng Tư năm 1975, khu vườn xưa của tổ tiên đã là một cái rừng rậm, màu xanh chồng lên màu xanh, mấy tầng, mấy lớp với những táng cây cao thấp chằng chịt dây leo, những chùm chìm bìm phủ từ trên xuống và những bụi đơm xôi đầy gai góc cố thủ bên dưới chờ chực cơ hội ngóc đầu lên, chỉ trừ màu đất sét đỏ quạch của cái hố bom sâu hoắm ở góc vườn, dấu tích của một trận oanh tạc cách đó ba năm, trong “Mùa hè đỏ lửa”.
Đầu tháng 12, nhân dịp vợ chồng người bạn sang Pháp du lịch, chúng tôi hẹn hò nhau, rong chơi Paris vài ngày. Khi cả nhóm đang đi dạo, cười nói xôn xao, điện thoại của tôi reo. Nhìn vào màn hình nhỏ, thấy tên Manager của tôi. Tôi nhíu mày, mình đang nghỉ phép, bà ấy gọi làm gì...
Người Việt tị nạn đã có một đóng góp to lớn vào văn hóa ẩm thực nhân loại: một thức ăn mang đậm bản sắc dân tộc Việt. Thức ăn dó là Phở. Mùi Phở thơm ngon hấp dẫn, nóng hổi, hợp với mọi khẩu vị đã chinh phục bao tử mọi người thuộc mọi tôn giáo. Hễ nơi nào có bước chân con dân xứ Việt ở thì nơi đấy có Phở...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.