Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

20 Năm Vụ 11/9: Thế Giới Có An Toàn Hơn?

10/09/202116:14:00(Xem: 2212)

LTS: Nhà báo Phạm Trần, là một trong những người tham dự hội thảo bàn tròn về 20 năm sau ngày khủng bố 11 tháng 9 do Đài BBC tổ chức, đã gửi cho Việt Báo nguyên văn cuộc hội thảo để phổ biến đến bạn đọc của Việt Báo. Cảm ơn nhà báo Phạm Trần và Đài BBC. 

***

Một lá cờ Mỹ và hoa được đặt gần tên của một nạn nhân tại Đài tưởng niệm vụ 11/9 tại khu Ground Zero hôm 8/9/2021 ở New York, Hoa Kỳ
Chụp lại hình ảnh, Một lá cờ Mỹ và hoa được đặt gần tên của một nạn nhân tại Đài tưởng niệm vụ 11/9 tại khu Ground Zero hôm 8/9/2021 ở New York, Hoa Kỳ. (NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES)

 

Thế giới chưa an toàn và sẽ không an toàn chừng nào các lực lượng khủng bố trên thế giới vẫn còn tồn tại, một nhà báo, cựu phóng viên đài VOA từ Washington D.C. nói với BBC News Tiếng Việt hôm thứ Năm.

Sự kiện nước Mỹ bị tấn công vào ngày 11 tháng 09 năm 2001 đã thức tỉnh thế giới về một chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan đang tồn tại trong lòng các nước Trung Đông.

Giờ đây, sau 20 năm, liệu người Mỹ có cảm thấy an toàn hơn hay họ vẫn lo sợ về một cuộc tấn công khủng bố khác trên đất nước Hoa Kỳ hay nhằm vào công dân Mỹ ở nước ngoài.

Chống khủng bố bằng chiến tranh 'khủng bố'?

Tại cuộc hội luận chuyên đề Bàn Tròn Thứ Năm của BBC News Tiếng Việt hôm 09/09/2021 đánh dấu 20 năm sự kiện khủng bố xảy ra tại Hoa Kỳ ngày 11/9/2001, Tiến sỹ Vũ Quang Việt, cựu chuyên viên Liên Hiệp Quốc, người từng làm việc tại một văn phòng đặt tại Tòa Tháp Đôi ở New York trước thời điểm xảy ra vụ tấn công, cho rằng cuộc chiến tranh do Mỹ phát động chống lại chủ nghĩa khủng bố trên toàn thế giới thực chất là một 'cuộc chiến tranh khủng bố'.


"Bây giờ đặt vấn đề là chống khủng bố bằng cách làm một cuộc chiến tranh khủng bố dân trị dân thì có thể giải quyết được vấn đề gì không?", cựu Vụ trưởng Vụ Thống kê của Liên Hợp Quốc đặt vấn đề trên quan điểm riêng.

"Tôi nghĩ rằng không thể, nghĩa là mình phải tự bảo vệ mình, nếu có khủng bố thì phải có tất cả các biện pháp để mà tự bảo vệ dân mình, tự bảo vệ nước mình.

"Nhưng mà làm một cuộc chiến tranh khủng bố để chống khủng bố để mà thay đổi tư tưởng người ta thì điều đó rất là khó thành công."

TS. Vũ Quang Việt dẫn chứng việc Hoa Kỳ rút quân khỏi Afghanistan trong tháng 8/2021 như là một minh chứng cho sự 'thất bại' và lý giải cho nhận định trên quan điểm riêng của ông rằng đây là một 'cuộc chiến tranh khủng bố', ông nói:

"Chiến tranh mà muốn đánh bất cứ chỗ nào, tấn công cả vào những người không liên quan, tấn công dân lành thì cái đó nó xảy ra nhiều vấn đề. Thì tôi nghĩ đó là một thứ chiến tranh khủng bố."

"Mỹ hay các nước Tây phương muốn phát triển đa nguyên tự do dân chủ thì là phải ủng hộ chứ không phải vác quân đánh giùm.

"Nếu mà vác quân đánh giùm tôi nghĩ chẳng khác gì khủng bố."

Cùng tham gia hội luận, từ Washington D.C., nhà báo Phạm Trần, cựu phóng viên, ký giả đài VOA chia sẻ quan điểm khác của mình về cuộc chiến tranh chống khủng bố của Hoa Kỳ:

"Tôi không nghĩ đó là một cuộc chiến tranh khủng bố do Mỹ chủ trương để mà chống lại một lực lượng khủng bố khác.

"Thật sự theo lời của ông Tổng thống George W. Bush vào tối ngày 11 tháng 9 năm 2001 thì ông ấy nói rõ ràng là phản ứng của Hoa Kỳ là bảo vệ tự do, bảo vệ nền luật pháp của thế giới, không thể nào mà để cho các lực lượng phá hoại tự do hành động chống lại nước Mỹ hay chống lại bất cứ một nơi nào trên thế giới.

"Tôi cho đó là một lý tưởng tự do chống lại chủ trương khủng bố của quân khủng bố chứ không phải là Hoa Kỳ phát động một cuộc chiến tranh khủng bố để chống lại lực lượng khủng bố khác."

Khủng bố ngày 11/9: 102 phút làm thay đổi nước Mỹ và thế giới

Ông Phạm Trần giải thích thêm quan điểm của mình:

"Là bởi vì lý do nước Mỹ bị tấn công là do lực lượng Al-Qaeda và do Osama bin Laden lãnh đạo lúc đó đang ẩn náu ở bên Afghanistan.

"Ông Bush đã yêu cầu lực lượng Taliban phải bắt và trao trả Osama bin Laden cho nước Mỹ, nhưng Taliban từ chối.

"Bởi vậy, ngày 7 tháng 10, Tổng thống Bush đã họp với các nước đồng minh và đã ra lệnh cho các máy bay Mỹ và các máy bay của NATO cùng hợp tác ném bom xuống các vị trí của quân Al-Qaeda và quân Taliban, chứ không phải là nước Mỹ khơi động cuộc chiến, mà đây là chống lại lực lượng khủng bố khi nước Mỹ không bị tấn công."

Xây dựng dân chủ thiếu dự án?

Từ Paris, Tiến sỹ Nguyễn Văn Huy, nhà dân tộc học có nghiên cứu về văn hóa Islam và Trung Đông, đưa ra bình luận khi nhìn lại vụ tấn công khủng bố 11/9 và cuộc chiến chống khủng bố của Hoa Kỳ:

"Tôi cho rằng nếu nước Mỹ muốn cố gắng phổ biến tự do dân chủ của mình, tức là sức mạnh của các quốc gia phương Tây, là phải đào tạo một thành phần lãnh đạo địa phương, tức là những người gốc đó.

"Thứ nhất là phải giúp họ có một dự án chính trị, họ muốn xây dựng cái gì mới được.

"Nhìn kỹ lại Việt Nam Cộng hòa ngày xưa thì thấy giống như Afghanistan ngày nay hoặc Iraq, những thành phần được Mỹ giúp lên không có dự án nào hết. Họ chỉ nói là anh được bầu cử tự do và anh thành lập những gì anh muốn làm tốt cho bình đẳng - thì đó là nguyên tắc.

"Nhưng dân chủ phải có dự án thì mới thành công được, không có dự án không thành công được.

"Thành ra phải đào tạo họ, phải có một dự án xây dựng từ A đến Z, lúc đầu phải đào tạo người ra sao, phải giáo dục như thế nào và làm sao phải hướng dẫn người ta tập quen với những lối sống tự do dân chủ.

"Đằng này nước Mỹ đến đó đổ tiền ra đó rồi tin tưởng vào những người mà họ tin là trung thành.

"Rồi từ đó họ có những hiểu biết sai lầm rồi dẫn đến những hậu quả sai lầm mà cuối cùng chúng ta thấy hậu quả ngày nay là ở Iraq họ không được gì hết, ở Afghanistan cũng không được gì, mà cả ở Syria cũng không được gì hết.

"Tôi thấy nước Mỹ đang có vấn đề về nhân sự, về các quốc gia mà họ muốn dân chủ hóa."



"Tôi thấy rằng sự thiếu xót của người Mỹ trong các cuộc chiến mà lúc đầu rất là chính nghĩa, đúng, nhưng mà ở lâu ở quốc gia đó mà họ không tìm hiểu được văn hóa cũng như tâm lý của người dân đó, thành ra trở thành một lực lượng chiếm đóng."

Thế giới an toàn hơn sau 20 năm, tương lai thế nào?

Afghanisan: Đánh bom liều chết ngoài sân bay Kabul, nhiều người thiệt mạng

Liệu thế giới đã trở nên an toàn hay chưa sau 20 năm kể từ vụ khủng bố 11/9, tương lai tới đây sẽ thế nào, từ sau khi Hoa Kỳ bắt đầu phát động cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa khủng bố trên thế giới hai thập niên trước, trước câu hỏi này, nhà báo Phạm Trần thẳng thắn bày tỏ:

 

"Tôi có thể trả lời ngay là thế giới không an toàn và sẽ không an toàn chừng nào mà lực lượng khủng bố trên thế giới, tiêu biểu như Al-Qaeda và các lực lượng khác ở các nước vùng Trung Đông chưa bị loại khỏi mặt đất này."

Tuy nhiên, ông cũng cho rằng: "như thế không có nghĩa là cuộc chiến tranh chống khủng bố sẽ lan rộng cho đến khi tiêu diệt hết mầm mống của khủng bố."

Liên hệ với việc Mỹ rút quân hoàn toàn khỏi Afghanistan thời gian gần đây, nhà báo Phạm Trần đánh giá:

"Hậu quả của cuộc rút quân vừa rồi của Hoa Kỳ tại Afghanistan, sau 20 năm thì lại phục hồi sự sống cũng như lực lượng Al-Qaeda ở nước này.

"Bởi vì lực lượng Taliban từng nuôi dưỡng cũng như cho chỗ trú ẩn cho lực lượng Al-Qaeda.

"Vậy nên chúng ta thấy rằng vấn đề nan giải của thế giới chỉ hy vọng ổn định hơn thôi chứ thật ra mối đe dọa đó vẫn tồn tại và sẽ tồn tại mãi mãi."

Đồng quan điểm, TS Nguyễn Văn Huy so sánh chủ nghĩa khủng bố với đại dịch Covid đang hoành hành trên thế giới, ông nói:

"Theo tôi, thực sự sự khủng bố này chúng ta phải coi như dịch Covid, chúng ta phải sống chung với nó thôi.

"Nhưng vấn đề là làm sao chúng ta phải đề phòng và phòng ngừa, đừng để nó xảy ra trên đất nước của mình.

"Nếu chúng ta không phát huy được nền dân chủ tự do đến tất cả mọi người thì khủng bố Hồi giáo sẽ tiếp tục chống đối.

"Tại vì dân chủ tự do là đối thủ của nhất nguyên của Hồi giáo cực đoan.

"Thành ra ngày nào mà các quốc gia dân chủ cùng phát triển và con người muốn được sống tự do không dưới quyền của họ thì chắc chắn còn khủng bố."

Tưởng niệm bên đài tưởng niệm vụ 11/9 tại khu tưởng niệm Ground Zero, ở New York, Hoa Kỳ hôm 8/9/2021
Chụp lại hình ảnh. NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

 

Tưởng niệm bên đài tưởng niệm vụ 11/9 tại khu tưởng niệm Ground Zero, ở New York, Hoa Kỳ hôm 8/9/2021

Gửi ý kiến về khía cạnh này cho Bàn Tròn Thứ Năm, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà phân tích an ninh, chính trị từ Hà Nội bình luận:

"Biến cố khủng bố 11 tháng 9 dẫn nước Mỹ, các đồng minh của Mỹ và thế giới đến cuộc chiến chống khủng bố trên toàn thế giới, trước hết chống al-Qaeda. Mỹ đã tấn công Iraq, đưa quân đội và ở lại Afghanistan. Hàng chục nghìn dân thường thiệt mạng, tiêu tốn hàng nghìn tỷ USD và cho dù một số thủ lĩnh al-Qaeda đã bị bắt hoặc tiêu diệt, trong đó có Osama bin Laden, nhưng đến nay al-Qaeda vẫn hoạt động ở 17 nước. Cuộc chiến chống khủng bố vẫn phải tiếp tục, sau 20 năm, thế giới và nước Mỹ dường như đã không trở nên an toàn hơn.

"Khủng bố sẽ tồn tại cùng với loài người, các tổ chức và cá nhân khủng bố nào đó bị vô hiệu hóa, thì lại xuất hiện các tổ chức và cá nhân khủng bố khác. Từ việc khởi sự cuộc chiến chống khủng bố bởi tổng thống Mỹ George W. Bush, mặc dù đã nỗ lực hết sức, hiệu quả chống khủng bố quốc tế chưa mang lại nhiều kết quả căn bản, chủ yếu là do các cơ quan tình báo, an ninh nội địa Mỹ và đồng minh chưa nắm chắc tình hình và hoạt động của các tổ chức khủng bố.

Tưởng niệm 911
Chụp lại hình ảnh. Một người can tên nạn nhân tại Đài tưởng niệm vụ 11/9 tại khu Ground Zero ở New York, Hoa Kỳ hôm 8/9/2021. NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

"Afghanistan sẽ trở thành căn cứ địa của các nhóm khủng bố cũ và mới, là nơi nuôi nấng các tư tưởng và hành động cực đoan, gây bất ổn cho Trung Á, Trung Đông và thế giới; đe dọa an ninh Nga, Ấn Độ và các nước xung quanh. Thế giới chưa nhìn thấy ở Taliban khả năng quản trị quốc gia theo các cách thức thông thường, bắt đầu có làn sóng di dân, khủng hoảng nhân đạo đã bắt đầu xảy ra.

Mỹ và phương Tây sẽ cần tiếp tục hợp tác với phần còn lại của thế giới để tiếp tục chống khủng bố theo các tiếp cận có hiệu quả hơn. Sẽ cần bàn thảo, đóng góp và hành động mạnh mẽ hơn trong bối cảnh chính trị quốc tế đang diễn biến rất phức tạp liên quan đến các thế lực bá quyền mới."

Còn từ Amsterdam, Hà Lan cũng hôm 09/9, PGS. TS. Nguyễn Phương Mai, nhà nghiên cứu văn hóa Trung Đông chia sẻ góc nhìn với cuộc hội luận của BBC:

"Biến cố 11/9 khiến khủng bố và Hồi giáo cực đoan trở thành tâm điểm của sự quan ngại trên toàn thế giới. Từ cuộc chiến chống khủng bố do Tổng Thống Bush đề xướng, Mỹ đã tham gia vào các hoạt động quân sự trên 80 quốc gia với hơn một triệu người chết và 37 triệu người phải rời bỏ quê hương - theo số liệu của Đại học Brown.

"Tuy nhiên, nếu mục đích của cuộc chiến này là khiến Mỹ và thế giới an toàn hơn, thì mục đích đó khó có thể nói là thành công mỹ mãn. Khảo sát của ABC mới đây cho thấy chỉ có 49% người Mỹ cho rằng đất nước họ đã an toàn hơn trước hiểm hoạ khủng bố. Con số 10 năm trước là 64%.

"Chúng ta vẫn có Boko Haram, nhà nước IS đã sụp đổ nhưng chiến binh IS vẫn tồn tại, Taliban từ kẻ bại trận giờ thành kẻ đàm phán và cầm quyền. Internet đóng vai trò kết nối các thành phần cực đoan toàn cầu với nhau theo cách mà 20 năm trước là điều không thể xảy ra.

"Thật khó có thể nói rằng trong bối cảnh như vậy, thế giới đã trở nên an toàn hơn so với thời kỳ hầu hết chúng ta đều không quan tâm và nghe nói tới một tôn giáo có tên là Islam," bà Phương Mai nói với BBC trên quan điểm riêng.

(BBC)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Từ ngày nước Mỹ lập quốc, chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại bị đối thủ mang ra mổ xẻ, tấn công với những lời lẽ không phù hợp với tư cách một người tranh cử vị trí lãnh đạo quốc gia. Nhưng ngược lại, cũng chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại trở thành niềm hy vọng cho một đất nước đang đối đầu với mối nguy hiểm “duy nhất suốt 248 năm” (theo lời cựu Phó Tổng Thống Dick Chenny.) Đó là nụ cười của Kamala Harris – Một nụ cười đang ngày càng thay hình đổi dạng cuộc tranh cử tổng thống kinh điển của nước Mỹ.
Cựu Tổng Thống Donald Trump đã trình bầy kế hoạch kinh tế của ông tại Economic Club of New York trước đám đông các kinh tế gia, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà báo vào 5-9-2024 vừa qua. Buổi nói chuyện này nằm trong chiến dịch tranh cử. Kế hoạch kinh tế trong nhiệm kỳ 2 nếu ông thắng cử bao gồm nhiều chính sách mà ông đã thi hành trong bốn năm đầu cầm quyền. Ông tuyên bố sẽ loại bỏ nhiều chương trình của chính quyền Biden. Ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa quảng cáo chương trình của ông với thuế nội địa thấp, thuế nhập cảng cao chưa từng thấy, giảm bớt luật lệ, và kinh tế phát triển mạnh. Nhưng nhiều chuyên viên đã nghi ngờ giá trị của chương trình kinh tế này. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích đề xuất kinh tế của Trump như chúng ta sẽ thấy trong những phần dưới đây của bài báo này.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới không chỉ định hình tương lai chính trị của quốc gia trong vài năm tới mà còn đặt ra những câu hỏi căn bản về bản sắc và tương lai của chính nước Mỹ. Trong khi kết quả bầu cử sẽ quyết định nhiều vấn đề quan trọng, những xung đột sâu sắc về bản chất của nước Mỹ đã được phản ảnh rõ nét qua đường lối, chính sách nêu ra tại hai đại hội Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ vừa qua.
Tôi đã xem qua cả trăm bài viết với với nội dung và ngôn từ (“đầu đường xó chợ”) tương tự nhưng chưa bao giờ bận tâm hay phiền hà gì sất. Phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, các bạn DLV đều không quen cầm bút nên viết lách hơi bị khó khăn, và vô cùng khó đọc. Họ hoàn toàn không có khái niệm chi về câu cú và văn phạm cả nên hành văn lủng củng, vụng về, dài dòng, lan man trích dẫn đủ thứ nghị quyết (vớ vẩn) để chứng minh là đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước luôn luôn đúng đắn. Họ cũng sẵn sàng thóa mạ bất cứ ai không “nhận thức được sự đúng đắn” này, chứ không thể lập luận hay phản bác bất cứ một cáo buộc nào ráo trọi.
Ngày 20/7/1969, hai phi hành gia Neil Armstrong và Edwin Aldrin đi vào lịch sử như là hai người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng thế nhưng sự kiện này bị một số nhà “lý thuyết âm mưu” lên tiếng phủ nhận. Căn cứ vào những điểm “khả nghi” trong tấm hình chụp Armstrong đứng cạnh lá cờ cắm trên Mặt Trăng, họ quả quyết rằng tất cả chỉ là chuyện dàn dựng và bức hình này chỉ được chụp tại một sa mạc ở Nevada. Nhưng bằng chứng của vụ đổ bộ ấy đâu chỉ duy nhất một tấm hình? Tàu Appollo 11 phóng từ mũi Kennedy trước con mắt hàng chục ngàn người và hàng trăm triệu người qua ống kính truyền hình. Hàng trăm ngàn thước phim quay được và chụp được khi tàu Appollo vờn trên quỹ đạo quanh mặt trăng, cảnh tàu con rời tàu mẹ để đổ bộ, cảnh các phi hành gia đi bộ và cả những túi đất đá mang về từ Mặt Trăng v.v. Chúng ta thấy gì ở đây? Những bằng chứng xác thực thì nặng như núi nhưng, khi đã cố tình không tin, đã cố vạch ra những âm mưu thì chỉ cần mấy điểm khả nghi nhẹ tựa lông hồng.
Một bài bình luận của báo Chính phủ CSVN hôm 2/9/2024 viết: “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…” Những lời tự khoe nhân dịp kỷ niệm 79 năm (1945-2024) được gọi là “Tuyên ngôn độc lập” của ông Hồ Chí Minh chỉ nói được một phần sự thật, đó là Việt Nam đã có độc lập. Nhưng “tự do” và “ấm no hạnh phúc” vẫn còn xa vời. Bằng chứng là mọi thứ ở Việt Nam đều do đảng kiểm soát và chỉ đạo nên chính sách “xin cho” là nhất quán trong mọi lĩnh vực...
Năm 2012 Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng; năm 2013 trở thành Chủ Tịch Nước; đến năm 2018 tư tưởng Tập Cận Bình được chính thức mang vào Hiến Pháp với tên gọi “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”. Tập Cận Bình đem lại nhiều thay đổi sâu sắc trong xã hội Trung Quốc, mối bang giao Mỹ-Trung và nền trật tự thế giới...
Xem ra thì người Mỹ, không ít, đang chán tự do và nước Mỹ đang mấp mé bên bờ vực của tấn thảm kịch mà nước Đức đã sa chân cách đây một thế kỷ khi, trong cuộc bầu cử năm 1933, trao hết quyền tự do cho Adolf Hitler, để mặc nhà dân túy có đầu óc phân chủng, độc tài và máu điên này tùy nghi định đoạt số phận dân tộc. Mà nếu tình thế nghiêm trọng của nước Đức đã thể hiện từ trước, trong cương lĩnh đảng phát xít cả khi chưa nắm được chính quyền thì, bây giờ, với nước Mỹ, đó là Project 2025.
Từ 20 năm qua (2004-2024), vấn đề hợp tác giữa người Việt Nam ở nước ngoài và đảng CSVN không ngừng được thảo luận, nhưng “đoàn kết dân tộc” vẫn là chuyện xa vời. Nguyên nhân còn ngăn cách cơ bản và quan trọng nhất vì đảng Cộng sản không muốn từ bỏ độc quyền cai trị, và tiếp tục áp đặt Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh “làm nền tảng xây dựng đất nước”...
Cái ông Andropov (“nào đó”) nghe tên cũng có vẻ quen quen nhưng nhất thời thì tôi không thể nhớ ra được là ai. Cả ủy ban nhân dân Rạch Gốc và nhà văn Nguyên Ngọc cũng vậy, cũng bù trất, không ai biết thằng chả ở đâu ra nữa. Tuy vậy, cả nước, ai cũng biết rằng trong cái thế giới “bốn phương vô sản đều là anh em” thì bất cứ đồng chí lãnh đạo (cấp cao) nào mà chuyển qua từ trần thì đều “thuộc diện quốc tang” ráo trọi – bất kể Tây/Tầu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.