Hôm nay,  

Meena Asadi, nữ võ sĩ vô địch Karate của Afghanistan: Taliban nắm quyền sẽ không còn nữ giới thi đấu nữa - Đại sứ Nga: kháng chiến quân Afghan chỉ có 7,000 tay súng, thiếu xăng dầu, sẽ bị Taliban xóa sổ sớm - Người thân của 1 phóng viên DW bị Taliban bắn chết. BBC: Taliban thảm sát người thiểu số Hazara. Không còn hình ảnh nữ giới trên TV Afghanistan. Taliban truy nã người chế độ cũ - SG chết vì d

21/08/202108:03:00(Xem: 3426)

blankSG chết vì dịch 312 người/ngày. SG tăng 709 ca/24 giờ. Shipper ngừng hoạt động ở 8 quận, huyện TPSG. SG từ ngày 23.8, “ai ở đâu, ở yên đó”. Quân nhân trao dân SG 100.000 phần quà nhu yếu phẩm. 300 bác sĩ quân y vào giúp.
.
- Meena Asadi, nữ võ sĩ vô địch Karate của Afghanistan: Taliban nắm quyền sẽ không còn nữ giới thi đấu nữa
- Đại sứ Nga: kháng chiến quân Afghan chỉ có 7,000 tay súng, thiếu xăng dầu, sẽ bị Taliban xóa sổ sớm
- Người thân của 1 phóng viên DW bị Taliban bắn chết. BBC: Taliban thảm sát người thiểu số Hazara. Không còn hình ảnh nữ giới trên TV Afghanistan. Taliban truy nã người chế độ cũ
- SG chết vì dịch 312 người/ngày. SG tăng 709 ca/24 giờ. Shipper ngừng hoạt động ở 8 quận, huyện TPSG. SG từ ngày 23.8, “ai ở đâu, ở yên đó”. Quân nhân trao dân SG 100.000 phần quà nhu yếu phẩm. 300 bác sĩ quân y vào giúp.
- Mississippi: ai lây COVID phải tự cách ly ở nhà 10 ngày, dù đã chích ngừa. Vi phạm sẽ bị phạt tiền hay tù
- Đại học University of Virginia xóa tên 238 SV khóa mùa thu vì chưa báo cáo chích ngừa hay chưa
- Texas không ngăn nổi dịch, sẽ mất 72,000 việc làm, thiệt hại thu nhập quốc dân hơn 13 tỷ đôla
- chiến lược gia kêu gọi quân Mỹ tìm vaccine mới: mạnh hơn, cho đại dịch kế tiếp, kinh khủng hơn
- cô Allison Huỳnh và người chồng tỷ phú ly dị, ra tòa tranh chấp: chàng không muốn chia đôi tài sản
- HỎI 1: Tấm hình cho thấy 2 bệnh nhân COVID nằm ở sản y viện chờ chữa trị ở Florida? ĐÁP 1: Đúng vậy, hình chụp có thật
- HỎI 2: Chúng ta đều có lỗi với Afghanistan? ĐÁP 2: Đó là bài viết trên Foreign Affairs.
.
QUẬN CAM (VB-21/8/2021) --- Tin COVID tại VN, theo Bộ Y Tế, báo, đài. Trong 24 giờ, tính từ 18h30 ngày 20/8 đến 18h ngày 21/8, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.321 ca nhiễm mới, trong đó 22 ca nhập cảnh và 11.299 ca ghi nhận trong nước tại Bình Dương (4.505), TP. Sài Gòn (4.084), Tiền Giang (589), Đồng Nai (551), Long An (393), Đà Nẵng (197), Đồng Tháp (109), Cần Thơ (100), Tây Ninh (83), Hà Nội (76), Khánh Hòa (76), An Giang (71), Nghệ An (60), Bà Rịa - Vũng Tàu (57), Phú Yên (45), Kiên Giang (43), Bình Thuận (43), Bến Tre (42), Đắk Lắk (32), Quảng Nam (32), Trà Vinh (24), Hậu Giang (12), Gia Lai (11), Lâm Đồng (10), Bình Phước (8 ), Lạng Sơn (7), Cà Mau (6), Thừa Thiên Huế (6), Quảng Bình (4), Ninh Thuận (4), Bắc Ninh (3), Quảng Ngãi (3), Thanh Hóa (3), Hà Tĩnh (3), Ninh Bình (2), Bắc Giang (2), Nam Định (1), Hải Dương (1), Phú Thọ (1) trong đó có 7.428 ca trong cộng đồng.
.
- SG lây tăng 709 ca/24 giờ. Trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng 2.767 ca. Tại Bình Dương tăng 2.400 ca (vì ngày 21/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bình Dương đăng ký bổ sung 2.118 ca được lấy mẫu từ các ngày trước trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19), TP Sài Gòn tăng 709 ca, Tiền Giang tăng 222 ca, Đồng Nai giảm 135 ca, Long An tăng 26 ca.
.
SG chết vì dịch 312 người/ngày. Ngày 20/8, Tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 ghi nhận 390 ca tử vong: Tại TP. Sài Gòn (312), Bình Dương (41), Long An (8 ), Đồng Nai (7), Tiền Giang (7), Khánh Hòa (3), Sóc Trăng (3), Cần Thơ (2), Hà Nội (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bến Tre (1), Bình Thuận (1), Hải Dương (1), Nam Định (1), Trà Vinh (1).
.
Quân đội, công an vào giúp SG. Cục cảnh sát giao thông và Học viện Quân y xuất quân, tăng cường cán bộ chiến sĩ hỗ trợ chống dịch COVID-19 tại thành phố Sài Gòn và các tỉnh thành phía nam. Chiếu 21-8, Trung đoàn Gia Định tổ chức tiếp đón 300 bác sĩ, học viên Học viên Quân y vào tăng cường TP HCM. Trung đoàn Gia Định nhanh chóng sắp xếp nơi nghỉ ngơi, ăn uống cho đoàn công tác.

blankblank.
Quân nhân trao dân SG 100.000 phần quà nhu yếu phẩm. Ngày 21-8, Bộ Tư lệnh TP HCM gửi tặng nhu yếu phẩm cho người dân nhiều địa phương thuộc địa bàn TP. Đây là hoạt động trong khuôn khổ chiến dịch cao điểm trao 100.000 phần quà giúp nhân dân khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19.
.
Shipper ngừng hoạt động ở 8 quận, huyện TPSG. Lực lượng giao hàng ứng dụng công nghệ tạm ngưng hoạt động tại TP Thủ Đức, 8, 12, Gò Vấp, Bình Tân, Bình Thạnh, Bình Chánh và Hóc Môn từ ngày 23/8.

blank.
TP.SG từ ngày 23.8, “ai ở đâu, ở yên đó”. Từ ngày 23.8, TP.HCM triển khai 5 giải pháp tăng cường, nâng cao để hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh vào giữa tháng 9. Thứ nhất, người dân TP đảm bảo thực hiện quy định về giãn cách xã hội "ai ở đâu, ở yên đó"; nhà cách ly với nhà, tổ dân phố cách ly tổ dân phố, khu phố cách ly khu phố, phường xã cách ly với phường xã. Thứ 2, tập trung chăm lo cho bệnh nhân F0, điều trị người có triệu chứng chuyển nặng để hạn chế tỷ lệ tử vong. Thứ 3, tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm ở những khu vực "vùng đỏ" trên bản đồ Covid-19 TP.HCM. Thứ 4, tăng cường đẩy mạnh tiêm vắc xin cho người dân. Thứ 5, đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu, tiếp tục chăm lo đầy đủ hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời đến người dân khó khăn, yếu thế trên địa bàn TP.
.
Vaccine từ Ba Lan tới. Thông tin từ Bộ Y tế cho hay trưa nay 21-8, hơn 501.000 liều vắc xin AstraZeneca do Ba Lan viện trợ cho Việt Nam đã về đến sân bay Nội Bài, Hà Nội.
.
--- Theo tin của BBC, quân Taliban mới đây đã thảm sát và tra tấn tàn bạo nhiều thành viên người thiểu số Hazara (sắc tộc nhiều thứ 3 tại Afghanistan) đầu tháng 7/2021 tại tỉnh Ghazni. Các nhân chứng kể về thảm sát này cho hội nhân quyền Amnesty International.
.
--- Theo tin thông tấn Đức DW và nhiều thông tấn khác:
. TT Biden cam kết đưa tất cả công dân Mỹ rời Afghanistan để về Mỹ.
. Theo NATO, hơn 18,000 người đã được di tản kể từ hôm Chủ Nhật 15/8/2021.
. Taliban tăng các hoạt động truy tìm người đã hợp tác với Mỹ, đồng minh và chế độ cũ.
. Người trong gia đình của một phóng viên DW bị Taliban bắn chết.
. Taliban kêu gọi các giáo sĩ Hồi Giáo thúc giục toàn dân cầu nguyện.
. Trên các làn sóng truyền hình Afghanistan không còn nữ xướng ngôn viên, tất cả đều là nam.
.
--- Bản tin Reuters cho thấy chiến binh Taliban diễn hành ở thành phố Qalat, và video này được Taliban đăng lên mạng xã hội hôm Thứ Năm. Taliban mặc quân phục trắng toàn thân, mang súng, đi hàng dài. Ngày diễn hành không được Taliban nói rõ.
blankblank
.
--- Đại sứ Nga tại Afghanistan là Dmitry Zhirnov trả lời phỏng vấn của Reuters qua Zoom, nói rằng Nga và chính phủ mới Afghanistan sẽ kết thân để giữ hòa bình, không để các xung đột lan ra vùng Trung Á. Zhirnov nói lực lượng kháng chiến tại chiến khu Panjshir Valley --- hiện do Đệ nhất Phó Tổng Thống chế độ cũ là Amrullah Saleh, và do con trai cố lãnh chúa Ahmad Shah Massoud, chỉ huy -- sẽ bị Taliban xóa sạch trong tương lai.
.
Zhirnov nói quân kháng chiến này có 7,000 chiến binh, lại không có xăng hay nhiên liệu cần thiết có thể đưa vào, có 1 trực thăng lại không bay vì thiếu xăng. Zhimov nói họ sẽ bị xóa sổ sớm.
.
--- Tiểu bang Mississippi kinh hoàng về số người nhiễm dịch COVID, bây giờ ra lệnh mới rằng bất kỳ ai hễ dính dương tính coronavirus thì phải tự cách ly tại nhà trong 10 ngày, ngay cả khi người đó đã chích ngừa. Ai phạm luật cách ly này có thể bị phạt tiền hay tù.
.
Tiểu bang Mississippi thê thảm vì số người chích ngừa quá ít. Viên chức y tế tiểu bang Thomas Dobbs nói rằng Mississippi đang đối phó với "phần tệ hại nhất" của đại dịch và chỉ đoán được rằng tình hình sắp tệ hơn trong các ngày tới. Hôm Thứ Sáu tiểu bang có thêm 5,048 người dính dương tính, một kỷ lục.
.
--- Đại học University of Virginia tại thị trấn Charlottesville đã xóa tên hàng chục sinh viên vì không báo cáo họ đã chích ngừa chống COVID hay chưa. Tính tổng cộng, có 238 sinh viên bị xóa tên chính thức, mặt dù trong đó 49 sinh viên đã ghi danh và có lịch vào lớp mùa thu.
.
Brian Coy, phát ngôn nhân đại học UVA, nói rằng các sinh viên chưa ghi danh vào lịch học các lớp, "có thể sẽ không có ý về lại đại học này vào mùa thu này." Coy nói đại học đã xóa tên các sinh viên đó sau "nhiều lần nhắc nhở qua email, tin nhắn, gọi điện thoại, gọi cả cho phụ huynh về chuyện các sinh viên này chưa báo cáo chuyện chích ngừa rồi hay chưa." Hạn chót cho sinh viên là ngày 25/8/2021 để ghi danh lại vào khóa mùa thu.
.
--- Kinh tế gia hù dọa tiểu bang Texas? Viện Perryman Group, nơi nghiên cứu và phân tích kinh tế, bản doanh ở Waco, Texas, ước tính rằng Texas mà không ngăn chống dịch COVID nổi thì sẽ mất gần 72,000 việc làm và thu nhập quốc dân trong Texas sẽ giảm hơn 13 tỷ đôla.
.
Như thế, tính trung bình Texas sẽ mất $187,000 trên mỗi người lao động không thể trở lại việc làm vì tình hình đại dịch. Kinh tế thiệt hại là do đại dịch gây ra giảm sản lượng, hoạt động kinh doanh chậm lại. Nỗi sợ lây dịch sẽ làm nhiều công nhân phải ở nhà, có khi là phải chăm sóc thân nhân bị lây dịch.
.
--- Meena Asadi, nữ võ sĩ vô địch Karate từng đại diện Afghanistan tham dự Giải Nam Á 2010 (the 2010 South Asian Games) nói với Reuters hôm Thứ Sáu rằng cô bi quan về viễn ảnh các nữ vận động viên tại Afghanistan vì bây giờ Taliban đã nắm quyền trở lại.
.
Asadi nói rằng cô đã 2 lần vượt thoát ra khỏi Afghanistan vì bạo lực ở quê nhà, và bây giờ thì "tất cả các thành tựu và giá trị đều bị phá hủy, thời kỳ đen tối trở lại rồi, đặc biệt là cho nữ giới. Mọi thứ kết thúc đối với vận động viên nữ."
.
blank.
Asadi sống tại Indonesia từ 2015 và đã lập một câu lạc bộ võ Karate tại đây năm 2016. Ban đầu, cô chạy qua Pakistan khi mới 12 tuổi, và thắng được 30 huy chương trong các cuộc thi tài Karate. Trong Giải 2010 South Asian Games, cô thắng 3 huy chương, và trong Giải Vô Địch Karate Châu Á 2012 cô thắng 2 huy chương, và cũng là nữ vận động viên Afghanistan duy nhất tranh tài.
.
--- Mỹ cần phải chuẩn bị cho trận đại dịch kế tiếp, có thể sẽ kinh khủng hơn. Trong bài bình luận trên báo Defense One, Trung Tá Adam Scher, cựu phụ tá quân sự cho cố vấn của Bộ Trưởng Quốc Phòng về COVID, kêu gọi quân đội Mỹ phải "chuẩn bị sử dụng mức độ chưa từng có về các tiến bộ kỹ thuật quân sự để đánh trận chống một kẻ thù giấu mặt trên đất Mỹ."
.
Scher viết rằng quân đội Mỹ phải tham dự trận đánh kế tiếp bằng quốc phòng sinh hóa khi lập kế hoạch, lập chương trình và tính ngân sách để bảo vệ Hoa Kỳ. Hiện thời nỗ lực chống dịch của quân lực Mỹ đưa tới kết quả: 75% lính Mỹ đã chích ngừa, ít nhất 1 mũi chống COVID, tỷ lệ cao hơn tỷ lệ chung toàn quốc.
.
Nhưng Scger thúc giục Pentagon phải nhìn về phía trước, đặc biệt là viện nghiên cứu y khoa quân sự U.S. Army Medical Research Institute of Infectious Disease phải bắt đầu thử nghiệm trên cơ thể người để tìm loại vacicne thế hệ mới có sức mạnh phổ quát hơn để có thể chống các biến thể hiện nay và tương lại của siêu vi coronavirus.
.
--- Nhà khoa học Scott Hassan, 51 tuổi, cũng là tỷ phú trong nhóm sáng lập Google, bị vợ cũ là cô Allison Huynh, một nhà khoa học trong Robotics Laboratory của đại học Stanford University, cáo buộc là cố ý giấu tiền, trong khi lẽ ra chia tài sản khi ly dị phải chia cho cô và 3 con nhiều hơn.
.
Luật sư của cô Huỳnh là Pierce O’Donnell cho biết trong năm 2018, tải sản 2 vợ chồng là khoảng $1.8 tỷ đôla, thế rồi Hassan chỉ muốn chia chơ cô Huynh rất ít tiền, dùng đủ mọi thủ đoạn để khỏi chia tài sản và khi thương lượngt hì nói chỉ chia rất ít.
.
Hassan nói với báo New York Post rằng nói ông không muốn chia tài sản cho vợ và 3 đứa con còn vị thành niên là "không chính xác." Nhưng cô Huỳnh nói với báo này rằng Hassan tìm cách quậy phá, hù dọa để cô ngưng kiện tụng đòi chia tài sản công bình để chỉ nhận có chút xíu thôi.
.
Cô Huynh khám phá ra trang web allisonhuynh.com vào ngày 5/8/2021, giả như là chính cô lập trang đó nhưng lại chứa đầy thông tin bôi nhọ cô. Cô nghi ngờ ôngc hồng cũ làm tarng web đó. Luật sư O’Donnell thuê chuyên gia mạng tìm hiểu xem ai ở sau trang web này, nhưng các chuyên gia bó tay.
.
Cô Huỳnh kể rằng cô phải tự tìm lấy, thức suốt cả đêm, tìm ra cửa sau trang web mà Scottt Hassan vô ý chưa khép lại, thế là cô khám phá ra trang web đó đăng ký với tên Scott Wendell (tên đầy đủ của chồng cũ cô là Scott Wendell Hassan), trong khi email có chữ Hassan trong đó.
.
Mối tình của họ ban đầu dĩ nhiên là thơ mộng, gặp nhau năm 2000, Hassan đã nổi tiếng là nhà lập trình cột trụ của Google. Hassan và cô Huỳnh lúc đó cung học ở Stanford, do bạn hữu trong giới kỹ thuật giới thiệu cho họ quen nhau. Hassan là từ một gia đình quân sự, cô Huỳnh là sinh viên gốc Việt xuất sắc vào học Stanford bằng học bổng.
.
Cô Huỳnh kể hai người làm bạn nhau, cùng đi thể thao di hành, lướt thuyền, nghe hòa nhạc. Năm 2002, Hassan xin cưới cô Huỳnh. Trong khi Hassan giàu kinh khủng, thì mọi chuyện chi phí hôn nhân lại có vẻ như khiếm tốn. Hôn lễ tại Little White Chapel ở Vegas sau khi, theo hồ so8 tòa ghi, cô Huynh trả chi phí cho buổi tiệc đính hôn, trong khi cô còn món nợ vay đi học thời sinh viên
.
Huynh nói với báo NY Post rằng chồng cô bị chứng "carpal tunnel syndrome" (hội chứng tê bàn tay vì gõ bàn phím vi tính nhiều giờ trong ngày). Cô chăm sóc cho Hassan sức khỏe bình thường lại. Cô chi trả những chi phí trong gia đình. Bây giờ thì 2 người có 3 con -- ở lứa tuổi 13, 15 và 18.
.
Vào mùa thu 2014, hai người du lịch lãng mạn ở Fiji. Tại nơi này, Hassan bày tỏ tình yêu vợ qua cách viết tên 2 người lên xi măng ướt, chữ ‘Scott + Alli,’ với trái tim lớn vây quanh, theo cô Huỳnh kể.
.
blankNhững ngày lãng mạn bên nhau.
.
Nhưng 1 hay 2 tháng sau, Hassan gửi cô một tin nhắn qua phone rằng, "Tôi ra đi, cuộc hôn nhân kết thúc."
.
Thế là tranh cãi về chia tài sản. Luật sư của Hassan nói họ ly thân này 4/11/2015. Luật sư của cô Huỳnh nói là 2 tháng sau. Chỉ đồng ý về ngày kết thúc hôn nhân là 18/5/2020.
.
Tại sao tranh cãi về ngày ly thân sai biệt 2 tháng trong năm 2015? Vì trong năm 2015, Hassan lập công ty đầu tư Greenheart trị giá 1 tỷ đôla "hoàn toàn tách rời khỏi cô Huỳnh." Nhưng cô Huỳnh nói công ty đầu tư đó là tài sản chung, phải chia đôi, theo luật California.
.
Huỳnh nói cô "cầu nguyện rằng xin cho nhà tỷ phú [chồng cũ] sẽ không lừa gạt được các con anh ta và tôi trong khi anh ta bước ra đi với mọi thứ."
.
--- HỎI 1: Tấm hình cho thấy 2 bệnh nhân COVID nằm ở sản y viện chờ chữa trị ở Florida?
.
ĐÁP 1: Đúng vậy, hình chụp có thật, tại y viện Jacksonville Regeneron site. Tấm hình phóng lên mạng ngày 18/8/2021 cho thấy 2 bệnh nhân nằm ở sàn nhà, chờ chữa trị, tại trung tâm chữa trị bằng kháng thể monoclonal (monoclonal antibody treatment) tại C.B. Smith Park ở thị trấn Pembroke Pines, Florida.
.
blank.
Florida lập nhiều trung tâm chữa trị bệnh nhân COVID bằng kỹ thuật kháng thể M.A. theo phương pháp của công ty y học Regeneron. Tấm hình đó có thực, ban đầu phóng lên mạng Reddit rồi được chuyền đi khắp nơi. Người chụp tấm ảnh là Louie Lopez trong khi anh chờ được chữa trị ở một trung tâm tại thị trấn Jacksonville, Fla. Các viên chức y tế nói hồi giữa tháng 6/2021 tăng đột ngột bệnh nhân. Nhưng bây giờ đã có đưa vào nhiều ghế ngồi, và nhiều xe lăn để các bệnh nhân có thể ngồi trong khi chờ chữa trị. Chi tiết ở:
https://www.politifact.com/factchecks/2021/aug/20/viral-image/photo-real-it-shows-sick-covid-19-patients-floor-f/ 
.
--- HỎI 2: Chúng ta đều có lỗi với Afghanistan?
.
ĐÁP 2: Đó là bài viết trên Foreign Affairs.
.
Chúng ta đều có lỗi với Afghanistan
Tác giả: Michael McKinley, báo Foreign Affairs
Chuyển ngữ: Sinh Saigon
Báo Tiếng Dân, 16-8-2021
.
Lời người dịch: Tác giả bài này, Michael McKinley, là đại sứ Mỹ ở Afghanistan từ năm 2014 đến 2016. Ông đưa ra góc nhìn nhiều chiều, dựa trên nhiều thông tin và số liệu cụ thể, về sai lầm của Mỹ, yếu kém của chính quyền Afghanistan, phức tạp địa phương và địa chính trị, thế mạnh của Taliban…

Với ông, đó là “20 năm làm sai, nhìn lầm, và thất bại tập thể”. Bạn đọc có thể đồng ý hoặc không với một số kết luận của tác giả, nhưng đây là một bài viết đáng tham khảo, nhất là với những ai quan tâm đến sự thành bại trong việc Mỹ can thiệp vào nước khác.
.
***
.
Khi Afghanistan rơi vào tay Taliban, đã có dồn dập những lời đổ tội, lên án chính quyền Biden rút quân. Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia, tướng HR McMaster phản ánh bức xúc này khi nói, Afghanistan “không phải là vấn đề của Afghanistan, mà là vấn đề của nhân loại, ở ngay lằn ranh phân định giữa man rợ và văn minh”, và rằng, Mỹ đã thiếu ý chí để “tiếp tục hành động vì lợi ích của loài người”[*].

Điều đang xảy ra đúng là một bi kịch tệ hại, nhưng không nên đổ lỗi cho chỉ một bên. Lịch triệt thoái ngắn ngủi của chính quyền Biden, cho khớp với kỷ niệm 20 năm ngày 9/11, và ngay giữa mùa trận mạc, là một sai lầm. Nhưng tình hình tại chỗ hiện giờ chính là kết quả của 20 năm tính toán sai, chính sách sai, trải ba nhiệm kỳ tổng thống Mỹ, và cũng là thất bại của lãnh đạo Afghanistan trong việc cai quản đất nước vì lợi ích người dân. Lạ thay, nhiều người đang lớn tiếng chỉ trích hiện giờ cũng lại là những người đã kiến tạo các chính sách sai lầm trước đây.



Câu hỏi, tại sao Afghanistan ra nông nỗi này đã khiến 20 năm “chiến tranh chống khủng bố” trở nên khó biện minh hơn. Trong hơn ba năm tôi làm việc tại Kabul, từ năm 2013 – 2016 (gồm cả thời gian tôi làm đại sứ Mỹ, từ 2014 – 2016), tôi thấy rõ chiến lược của Mỹ tại Afghanistan gặp thử thách gay go đến mức nào. Mặc dù chúng ta phần lớn đã thành công trong việc loại trừ al Qaeda ra khỏi đất nước này và giảm thiểu nguy cơ tấn công khủng bố vào Mỹ, nhưng chúng ta đã thất bại trong cách giải quyết cuộc chiến, cách điều hướng sinh hoạt chính trị Afghanistan, và cách “xây dựng quốc gia”. Đồng thời, chúng ta đánh giá không đúng khả năng biến hoá của Taliban. Và, chúng ta cũng phán đoán sai về thực tế địa chính trị vùng này.

Nhưng, đây là lúc cần nhìn thẳng vào thực tế: Nếu trì hoãn rút quân Mỹ khoảng một hay hai năm nữa, thì kết cuộc có lẽ vẫn không đổi, vẫn sẽ là một thực tế rất buồn. Để tránh thực tế đáng buồn đó, người Mỹ sẽ phải dấn sâu vào Afghanistan không biết đến bao giờ, với cái giá là hàng chục tỉ USD mỗi năm, với chẳng mấy hy vọng có thể xây thêm được gì trên những thành tựu mong manh cũ, tại một đất nước được quản trị tồi, với chiến sự ngày càng tệ, và với điều chắc chắn duy nhất là sẽ có thêm nhiều người Mỹ thiệt mạng – vì Taliban sẽ tiếp tục nhắm vào mục tiêu là các lực lượng quân sự và ngoại giao Mỹ.



Vì vậy, khi bắt đầu đổ lỗi và rút kinh nghiệm cũng nên là khi những ai phê phán cuộc triệt thoái cần đánh giá khách quan những phán đoán sai và thất bại trong việc can thiệp vào Afghanistan, dẫn đến tình trạng bây giờ, cũng nên là khi họ nhận ra rằng trách nhiệm về những sai lầm đó cần được chia cho đều.

THẤT BẠI QUÂN SỰ

Cuộc tiến công vũ bão của Taliban, chiếm nhanh gọn hết thành phố này đến thành phố khác trong những ngày qua, cho thấy, dường như phán đoán sai lầm xót xa nhất chính là: Chúng ta đã đánh giá quá cao khả năng của Lực lượng An ninh và Quốc phòng Afghanistan (ANDSF) [gọi tắt là “quân đội”, hoặc “lực lượng chính phủ”]. Ngay cả khi không được Mỹ hỗ trợ chiến thuật, ANDSF đáng lẽ vẫn ở vị trí có thể bảo vệ các thành phố và căn cứ quân sự chủ chốt.

Như nhiều nhà quan sát cho thấy, quân đội trên giấy tờ rõ ràng là đông quân hơn, được trang bị và tổ chức tốt hơn lực lượng Taliban rất nhiều. Lực lượng Đặc biệt Afghanistan còn được so sánh với những lực lượng đặc biệt tốt nhất khu vực. Hồi tháng 3/2021, thông tin tình báo Mỹ dành cho quan chức chính quyền Biden còn dự báo rằng để chiếm phần lớn lãnh thổ, Taliban sẽ phải mất đến hai hoặc ba năm, chứ không phải vài tuần.



Cơn lạc quan tếu về năng lực quân đội Afghanistan là một hằng số, sau “đỉnh điểm” của việc điều quân Mỹ đến đây vào các năm 2009-2011. Các báo cáo mỗi nửa năm của Bộ Quốc phòng Mỹ gửi Quốc hội luôn nhấn mạnh đến mức độ chuyên nghiệp hoá và khả năng chiến đấu ngày càng tăng của quân đội Afghanistan.

Báo cáo về Tiến bộ An ninh và Ổn định tại Afghanistan tháng 12/2012 là một ví dụ tiêu biểu. Báo cáo nhấn mạnh rằng, lực lượng chính phủ đang thực hiện 80% các cuộc hành quân và đã thành công trong việc tuyển đủ quân số, đạt mức trần được phép là 352.000 binh sĩ và cảnh sát. Đến tháng 11/2013, Báo cáo còn đi xa hơn khi viết: “Các lực lượng Afghanistan hiện đang thành công trong việc bảo vệ an ninh cho dân chúng, họ tự chiến đấu trong các trận giao tranh”, và có thể giữ vững thành quả “đã được tạo ra bởi liên minh 50 quốc gia với các lực lượng được huấn luyện và trang bị tốt nhất thế giới”.

Đến năm 2014, các lực lượng Afghanistan được báo cáo rằng, đã “đích thân chỉ huy đến 99% các cuộc hành quân quy ước, và 99% các cuộc hành quân đặc biệt” và duy trì quân số “ngay dưới mức được phép là 352.000 quân”. Ngay cả khi tình hình xấu đi, Báo cáo năm 2017 vẫn mô tả quân đội Afghanistan là “nhìn chung có khả năng bảo vệ những trung tâm dân cư chính … và có thể đáp trả khi Taliban tấn công”.


Chỉ vài năm qua, các báo cáo mới nói về một thực trạng đáng ngại hơn. Năm 2017 và một lần nữa năm 2019, các bản báo cáo cho biết, hàng chục ngàn lính “ma” đã bị xoá tên khỏi danh sách lãnh lương – điều này cho thấy quân số thực chưa bao giờ ở mức gần 330.000 người, nói chi đến 352.000 người. Báo cáo của Bộ Quốc phòng gửi Quốc hội vào tháng 12/2020 ghi nhận, chỉ có “khoảng 298.000 nhân sự ANDSF đủ điều kiện lãnh lương”, ám chỉ vấn đề lính “ma” và bỏ ngũ thường xuyên diễn ra.

Tổng Thanh tra Đặc biệt về Tái thiết Afghanistan (SIGAR) khi theo dõi dòng lương bổng và trang thiết bị cho quân đội cũng phát hiện nhiều vấn đề, như phí phạm, gian lận, và quản lý tồi nguồn lực để cải tổ quân đội, khiến năng lực chiến đấu của lực lượng càng sa sút. Mức độ phí phạm và gian lận lên đến hàng tỉ USD với nạn tham nhũng, thường liên quan đến các quan chức cao cấp trong chính quyền Afghanistan. SIGAR đã đưa nhiều vụ ra ánh sáng, nhưng vẫn còn nhiều việc đáng lẽ phải làm để chấm dứt tình trạng này.

BẾ TẮC XÓI MÒN

Ngoài tiền tuyến, từ năm 2013 về sau, quân Taliban hầu như mỗi năm mỗi lấn tới, tạo ra tình trạng mà ngôn ngữ tại Washington gọi là tình trạng “Bế tắc xói mòn” – bất chấp người sáng lập Taliban là Mullah Omar đã chết năm 2013, bất chấp vụ ám sát người kế vị ông năm 2016, và bất chấp các cuộc oanh kích dữ dội nhất cuộc chiến của liên quân vào năm 2018-2019.

Hạt giống cho tình trạng bế tắc xói mòn đó được gieo sớm hơn nhiều. Thất bại trong việc đầu tư xây dựng lực lượng cảnh sát và quân đội, trong những năm ngay sau 2001, có nghĩa chính quyền đã đánh mất thời gian vàng để xây dựng lực lượng chiến đấu, ngay khi Taliban đang yếu thế, chỉ có thể phòng ngự. Xây dựng lực lượng không quân đã không được xem là ưu tiên trong hơn 10 năm; việc đào tạo thế hệ phi công mới cho Afghanistan chỉ bắt đầu năm 2009, chậm hơn so với nhu cầu – cũng vì quyết định chuyển đổi loại máy bay cho phi đội Afghanistan, từ máy bay Nga qua Black Hawk của Mỹ. Nhưng gần đây, vào lúc không quân Afghanistan chứng tỏ mình khá hiệu quả, thì thành công lại bị thu hẹp, vì quyết định năm 2021 rút đi hàng ngàn nhà thầu phụ trách bảo trì và hỗ trợ hành quân, sau khi các cố vấn Mỹ bắt đầu rút từ 2019.

Thật vậy, thất bại trong việc chuyển giao dịch vụ của 18.000 nhà thầu từng làm việc với quân đội Afghanistan – hoặc cung cấp bảo đảm tài chính cho việc thanh toán – đã gây thiệt hại cho chính quyền Kabul, cho dù đến nay cũng chưa rõ là nếu có được những dịch vụ hỗ trợ như vậy, thì lực lượng chính phủ sẽ có chiến đấu tiếp tục hay không.

Cũng nên biết là những dịch vụ này có thể duy trì hỗ trợ hậu cần cho quân chính phủ tại tuyến đầu và bảo trì cho không quân Afghanistan, kể cả khi các lực lượng Mỹ rút lui. Thay vào đó, cuộc triệt thoái ban đêm của lực lượng Mỹ khỏi Căn cứ Không quân Bagram, một điểm tựa hậu cần chủ chốt, sẽ trở thành biểu tượng khó quên cho thất bại quân sự ở Afghanistan. (Không duy trì năng lực hậu cần, còn gây ra một hậu quả khác, đó là cản trở việc di tản nhân viên sứ quán, và hàng chục ngàn người khác – ngoài các thông dịch viên – làm việc cho quân đội Mỹ, cho các phái đoàn ngoại giao, và các chương trình cứu trợ).

Trong khi đó, chiến lược chống Taliban mà Mỹ áp dụng chưa bao giờ đạt được những thành quả bền vững. Như Mike Mullen, cựu chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, nói với người phỏng vấn tuần này, rằng ông phản đối việc tăng quân sau năm 2011, vì “nếu chúng ta không có tiến bộ quan trọng, hoặc cho thấy tiến bộ quan trọng trong hơn 18 tháng qua, thì điều đó có nghĩa chiến lược của chúng ta đã sai, và phải có điều chỉnh”. Tuy nhiên, cho đến khi có lệnh rút quân, việc điều chỉnh chưa bao giờ diễn ra.

Hết năm này qua năm khác, binh lính Afghanistan có nhiều tháng đã không được lãnh lương, cũng không nhận đủ tiếp liệu cần thiết để tự vệ. Gần đây hơn, thủ phủ các tỉnh hầu như không được tăng viện đầy đủ, dù 18 tháng trước Mỹ đã làm rõ dự định sẽ rút quân trong vòng một năm, sau khi chính quyền Trump đạt được thoả thuận với Taliban, và ký hiệp định Doha vào tháng 2/2020. Binh lính Afghanistan còn bị cấp chỉ huy và các lãnh tụ chính trị bỏ rơi trong những tuần qua, trong khi Taliban tiến quân ngày càng mạnh. Giới lãnh đạo đó của họ cũng đã thảm bại suốt 20 năm trong việc xây dựng tinh thần đoàn kết quốc gia. Thật kinh ngạc, chính quyền Afghanistan đã không đưa ra được một lời kêu gọi cứu nguy nào, khi những tuyến phòng vệ lần lượt sụp đổ. Điều này giải thích tại sao lực lượng chính phủ đã không chiến đấu.

Một phán đoán sai lầm nữa liên quan đến yếu kém của các lãnh chúa địa phương. Từ 2001, nhiều người tin rằng các lãnh chúa này chỉ huy hàng ngàn tay súng và có thể điều động nhanh để chống Taliban. Cả Mỹ lẫn chính quyền Afghanistan đều tin điều này là thật, và hậu quả là họ đã thoả hiệp với các lãnh chúa, thường là những kẻ tàn bạo. Chuỗi sụp đổ của các cứ điểm – như Sheberghan, căn cứ địa của Abdul Rashid Dostum, cựu phó tổng thống (cũng là kẻ nhiều lần vi phạm nhân quyền); như Herat, trước nằm dưới quyền chi phối của cựu lãnh tụ mujahideen Ismail Khan; và như Mazar-e Sharif, trước do Atta Nur cai quản – cho thấy niềm tin nói trên là quá sai lầm. Tổng thống Afghanistan từng kêu gọi các lãnh chúa giúp đỡ, để chỉ thấy rằng họ không tụ tập được lực lượng vũ trang nào. Nói chung, đó là biểu tượng bi đát của chính quyền quốc gia Afghanistan, của quân đội, của khả năng nắm bắt tình hình, tại một quốc gia có thực tế chính trị manh múm.

Mỹ cũng đã quá tự tin với khả năng của mình trong một vấn đề khác, có ảnh hưởng xấu đến chiến cuộc sau này, đó là khả năng xử lý nơi trú ẩn của Taliban tại Pakistan. Trong nhiều năm, giới lãnh đạo Mỹ muốn chính quyền Pakistan ủng hộ để đạt đến một giải pháp hoà bình cho cuộc chiến Afghanistan. Nhưng họ thất bại, vì Islamabad muốn có nhiều chọn lựa hơn cho vấn đề Afghanistan. Tuy vậy, ngay cả sau khi đầu não vụ khủng bố 11/9 là Osama bin Laden, ông trùm al Qaeda, bị bắt khi đang sống lẩn trốn tại Abbottabad, thuộc Pakistan, thì Mỹ vẫn duy trì quan hệ gần gũi với Pakistan, vì vị trí chiến lược quan trọng của nước này trong khu vực.

Quả thật, sẽ vô cùng khó khăn để đánh bại một lực lượng phiến quân có chỗ dung thân ngay bên kia biên giới. Giới lãnh đạo Taliban ở các thành phố Quetta và Peshawar, thuộc Pakistan, đã có thể gây quỹ, lên kế hoạch tấn công, và tuyển quân mà không gặp trở ngại nào. Chính quyền Afghanistan đã liên tục yêu cầu Pakistan giúp đóng cửa các căn cứ Taliban tại xứ này. Nhưng bộ trưởng nội vụ Pakistan, vào tháng 7/2021, công nhận rằng các gia đình quân Taliban không ở đâu xa, mà đang sống ngay tại các khu ngoại ô thủ đô Islamabad.

NHÌN SAI THỰC TẾ AFGHANISTAN

Tại sao sau 20 năm, đã không có một chính quyền hữu hiệu xuất hiện ở Afghanistan? Mỹ chắc chắn đã bỏ nhiều công của để có một chính quyền như thế. Nỗ lực đặt để một nền dân chủ kiểu phương Tây tại Afghanistan, bắt đầu bằng hội nghị Bonn năm 2001, đến việc viết bản hiến pháp mới, đã liên tục diễn ra trong hơn 20 năm.

Cựu tổng thống Afghanistan, ông Hamid Karzai, thường phàn nàn về sự can thiệp quá đáng của Mỹ. Những “can thiệp” ấy có vẻ đã giữ cho sinh hoạt chính trị Afghanistan đi đúng hướng, nhưng lại mang đến những hậu quả khó lường. Khi ông Richard Holbrooke, đại diện đặc biệt của Mỹ về Afghanistan và Pakistan, tìm cách tạo ảnh hưởng trong cuộc bầu cử tổng thống Afghanistan năm 2009, ông đã không thể chặn đứng chiến thắng của ứng cử viên thổng thống Karzai như dự tính, mà chỉ biến vị tổng thống này trở thành thù địch.

Năm 2014, khi ngoại trưởng Mỹ John Kerry đứng ra làm trung gian để thành lập một chính phủ đoàn kết quốc gia, thì kết quả đạt được chỉ là một thoả hiệp chính trị bấp bênh, không hiệu quả, giữa tổng thống Ghani và đối thủ chính là ông Abdullah Abdullah. Trong cuộc bầu cử tổng thống sau đó, năm 2019, chỉ có chưa tới 2.000.000 cử tri Afghanistan đi bỏ phiếu, trong khi trước đó năm năm, con số này là 8.000.000 cử tri. Kết quả bầu cử gặp nhiều tranh cãi cũng cho thấy nền dân chủ tại Afghanistan chưa hề vững vàng, trong khi đe doạ từ Taliban ngày càng tăng.

Vào tháng 6/2021, khi lãnh đạo chính quyền đoàn kết quốc gia Afghanistan đến Washington gặp tổng thống Mỹ Joe Biden, sự đoàn kết nội bộ đã tiêu tan, chỉ còn trên danh nghĩa, và tổng thống Ghani ngày càng bị cô lập. Tuy nhiên, Washington có lẽ cứ tiếp tục tin vào vẻ đồng lòng cho mục tiêu chung, vì các phe đang cùng đối diện với đe doạ ngày càng lớn từ Taliban.

Giới lãnh đạo chính trị quốc gia Afghanistan chưa bao giờ thoả thuận với nhau về cách tốt nhất để chiến đấu chống Taliban. Có nhiều căng thẳng giữa các trung tâm quyền lực địa phương và trung ương Kabul, và giữa các sắc dân Pastun với các sắc dân thiểu số Tajik, Hazara và Uzbek. Thêm vào đó, cả Karzai lẫn Ghani đều chọn giải quyết vấn đề đại diện sắc tộc bằng cách ban phát địa vị và bổng lộc, thay vì làm điều đáng làm là thúc đẩy một tầm nhìn quốc gia chung. Ngoài ra, việc Mỹ tìm cách phát hiện, kể cả chọn lọc lãnh đạo cho các bộ ngành cũng góp phần làm mất sự độc lập và tính chính danh của chính quyền Afghanistan.

Về phần Taliban, ngược lại, họ cho thấy khả năng biến hoá cao, không chỉ như một tổ chức quân sự và khủng bố, mà còn như một phong trào chính trị. Sau 2001, Taliban tiếp tục được ủng hộ rộng rãi ở nhiều vùng tại Afghanistan, và có khả năng lôi kéo hàng chục ngàn người trẻ thuộc thế hệ mới tại Afghanistan đi theo mình. Ngay trong thời kỳ gia tăng quân số Mỹ những năm 2009-2011, Taliban cho thấy họ vẫn có thể hoạt động. Nỗ lực hoà giải của chính quyền Afghanistan với Taliban từ năm 2010 về sau càng cho thấy họ ngầm chấp nhận thế mạnh về chính trị và quân sự của Taliban. Mỹ quyết định đàm phán chính thức với Taliban năm 2018, và các chính phủ ngoại quốc chào đón phái đoàn Taliban, sau thoả thuận Doha vào tháng 2/2020, cũng cho thấy thực tế này.

Chúng ta đã nhận định sai về Taliban khi chiến đấu chống họ; chúng ta cũng nhận định sai về cam kết gần đây khi họ đàm phán hoà bình, trong khi họ chỉ đánh đòn gió ở Doha với chính quyền Ghani, sau khi đạt thoả thuận với Mỹ về lịch trình rút quân. Họ chưa bao giờ thực tâm muốn thỏa thuận. (Ý tưởng cho rằng Taliban đã thay đổi có vẻ là ý tưởng khá ngây thơ, ở thời điểm hiện tại, với những hình ảnh khiến ai nấy lo âu từ cuộc tiếp quản đang diễn ra). Tuy nhiên, ý định của họ, ở khía cạnh nào đó, cũng phản chiếu dự định của Mỹ: Mục tiêu tối hậu của các nhà đàm phán Mỹ chỉ là tạo điều kiện cho một cuộc rút quân Mỹ có trật tự. Và Taliban luôn biết rõ điều này.

Giờ đây, lời đe doạ quốc tế sẽ không công nhận Taliban vì họ chiếm Kabul bằng vũ lực không còn ý nghĩa nhiều nữa. Các lãnh tụ Taliban không quan tâm liệu Mỹ có công nhận chính quyền của họ hay không, vì các chính quyền khác trong cộng đồng quốc tế có lẽ rồi sẽ công nhận họ, bất kể Mỹ làm gì.

Cũng cần kể đến một loạt những phán đoán sai và lỗi lầm khác liên quan đến tham vọng của Mỹ trong nỗ lực “xây dựng quốc gia” tại Afghanistan. Đối với giới chức Mỹ, nhiều điều họ thực hiện có vẻ có hiệu quả: Mỹ đã ra tay hậu thuẫn một chính quyền đại diện, củng cố cơ quan lập pháp, mang lại một mức độ an ninh nhất định, và thiết lập các dịch vụ xã hội. Nỗ lực của Mỹ đã thay hình đổi dạng nền giáo dục Afghanistan, với mức tăng trưởng cấp số nhân trong số nữ sinh đến trường, số nữ sinh viên đại học, và số nữ nhân viên đi làm các ngành nghề. Các quyền dân sự được luật hoá, một nền báo chí và tư pháp tự do hình thành. Hàng triệu người tị nạn cũng đã trở về Afghanistan trong những năm sau 2001.

Nhưng, ngay trong các lĩnh vực trên, chúng ta đã thổi phồng quá đáng các ưu điểm. Chúng ta đã làm ít hơn những gì có thể làm để chống tham nhũng, đã công khai làm việc với các quan chức cao cấp trong chính quyền và quân đội mà người dân Afghanistan đều biết là phải chịu trách nhiệm vì hối lộ, lạm dụng quyền thế và xúc phạm nhân quyền.

Chương trình chống ma tuý của chúng ta cũng thất bại thảm hại: Việc sản xuất thuốc phiện tiếp tục gia tăng trong hầu hết 10 năm qua, Văn phòng Liên Hiệp Quốc về Ma tuý và Tội phạm ước tính, diện tích trồng thuốc phiện gia tăng khoảng 37% trong năm 2020. Mức tăng trưởng kinh tế của Afghanistan, được hy vọng sẽ từng bước cho phép chính quyền trang trải chi phí, là điều được nhấn mạnh năm này qua năm khác tại hội nghị các nước tài trợ, mặc dù đó là điều khó có thể xảy ra trong tương lai gần. Những dự án hoành tráng chỉ dậm chân tại chỗ, chẳng hạn đã phải mất 15 năm để lấp đặt tua-bin mới tại Đập thuỷ điện Kajaki – biểu tượng của sự hào phóng Mỹ dành cho Afghanistan từ thập niên 1950.

AI ĐÃ ĐỂ MẤT AFGHANISTAN?

Vào tháng 2/2021, Nhóm Nghiên cứu Afghanistan do quốc hội Mỹ chỉ định đã đưa ra các đề xuất về lộ trình sắp tới. Nhóm nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tiếp tục hỗ trợ nhà nước và người dân Afghanistan; tiếp tục ngoại giao để ủng hộ quá trình hoà bình; tiếp tục làm việc với các lực lượng thân cận tại địa phương; tiếp tục kéo dài hiện diện của quân Mỹ để giúp các cuộc đàm phán hoà bình Doha hoàn thành. Tiếc là chỉ có một trong những đề xuất này được thực hiện, trước và sau khi phổ biến lộ trình, nhưng điều đó cũng không thể ngăn chặn sự sụp đổ chúng ta đang thấy lúc này. Xét cho cùng, sự sống còn của đất nước Afghanistan không nên hoàn toàn lệ thuộc vào việc lính Mỹ sẽ tiếp tục có mặt hay không.

Có một lập luận nghe bùi tai, do những người chỉ trích việc rút quân đưa ra, đó là: Đất nước Afghanistan dưới quyền Taliban sẽ lại trở thành nơi dung túng các nhóm khủng bố đe doạ an ninh Mỹ. Thực ra, lập luận này là lời khen ngược, rằng chúng ta đã thành công trong việc giảm mối đe doạ từ Afghanistan xuống mức tối thiểu – đây chính là mục tiêu ban đầu khiến Mỹ can thiệp. Tuy nhiên, cái giá phải trả rất đáng kể: Hơn 1.000 tỉ USD, 2.400 binh sĩ thiệt mạng (cùng hàng ngàn nhân viên các nhà thầu dân sự), và hơn 20.000 người Mỹ bị thương.

Có lẽ, mối đe doạ khủng bố sẽ trỗi dậy nhanh hơn dưới chính quyền Taliban tương lai. Nhưng, kết luận rằng hậu quả này đòi hỏi Mỹ phải hiện diện dài lâu, chẳng khác gì cho rằng quân đội Mỹ phải có mặt thường trực tại nhiều nơi trên thế giới – những nơi mà tổ chức Nhà nước Hồi giáo (còn gọi là ISIS), và các chân rết của Al-Qaeda, đang hoạt động với lực lượng lớn hơn lực lượng ở Afghanistan và đặt ra mối đe doạ lớn hơn cho Mỹ. Chưa kể lập luận này cũng quên rằng năng lực của Mỹ trong việc giám sát và tập kích các nhóm khủng bố đã gia tăng rất lớn kể từ năm 2001.

Nói cho cùng, quyết định của Washington rút quân Mỹ không phải là lý do duy nhất, hoặc lý do quan trọng nhất, khiến tình hình diễn ra như hiện nay ở Afghanistan. Lý do nằm ở những chính sách thất bại trong 20 năm qua, và nằm ở yếu kém của giới lãnh đạo chính trị Afghanistan. Chúng ta vẫn có thể hy vọng rằng Mỹ sẽ không kẹt vào cuộc tranh cãi độc hại quanh câu hỏi “Ai đã để mất Afghanistan?” Nhưng, nếu phải hỏi câu này, hãy nhận ra rằng tất cả chúng ta đều có lỗi.
.
____
.
Tác giả: P. Michael Mckinley là đại sứ Mỹ tại Afghanistan từ năm 2014 đến 2016. Ông cũng là đại sứ Mỹ tại Brazil, Colombia và Peru, và là Cố vấn Cấp cao của Ngoại trưởng Mike Pompeo.
.
Ghi chú của người dịch:

[*] Xem thêm tại đây: “Not an Afghanistan problem but a humanity problem” (https://www.bbc.com/news/av/world-asia-58191964) – Gen McMaster.
.
Các nội dung trong ngoặc vuông là của người dịch. (Bình Luận từ Facebook)
https://baotiengdan.com/2021/08/20/chung-ta-deu-co-loi-voi-afghanistan/ 
.
.




Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Canada: Sáu người đã bị bắt trong vụ trộm vàng trị giá hàng chục triệu đô la năm ngoái tại Sân bay Quốc tế Pearson ở Toronto, theo lời cảnh sát Canada và Mỹ cho biết hôm thứ Tư. Cảnh sát cũng đã ra lệnh truy nã ba người khác. Tất cả 9 nghi phạm đã bị truy tố tội trộm với hơn 19 tội danh.
Diễm biến mất. Giáo sư nói với tôi con người không thể tự biến mất. Bà hỏi chủ tiệm tóc kỹ hơn, cô chủ tiệm nói lý do cô khẳng định Diễm “biến mất”, là vì tất cả bạn bè của Diễm ở Bình Tân, ở thị trấn, ở quê của mẹ, đều cùng một thời điểm đột ngột mất liên lạc với Diễm. Không phải là chặn Zalo hay block Facebook, mà đơn giản là biến mất. Chủ tiệm tóc có vài học trò học xong nghề cũng lên mở tiệm hoặc làm thuê gần Bình Tân, Quận 12, là những chị Diễm thường ghé ở nhờ mỗi khi lên Sài Gòn. Họ đều nói họ mất liên lạc với Diễm cùng một thời điểm.
Biden kêu gọi Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) tăng gấp ba lần mức thuế 7,5% hiện tại đối với thép và nhôm nhập cảng từ Trung Quốc, với lý do TQ cạnh tranh không công bằng đối với công nhân Mỹ từ “các sản phẩm thay thế giá rẻ giả tạo của Trung Quốc được sản xuất với lượng khí thải cao hơn”.
Phá giá đôla để tăng xuất cảng... Các cố vấn chủ chốt của Donald Trump được cho là đang âm mưu những cách mới để phá giá đồng tiền Mỹ nếu Trump thắng cử tổng thống vào tháng 11, theo Politico đưa tin. Động thái này sẽ là một nỗ lực mạnh mẽ và đầy rủi ro nhằm nâng cao xuất cảng của Mỹ và giảm thâm hụt thương mại với cái giá phải trả là lạm phát tăng cao và gây nguy hiểm cho sự thống trị toàn cầu của đồng đô la cũng như vị thế là đồng tiền dự trữ chính của thế giới.
Thêm một vụ đâm dao ở Úc châu: làn trước ở thương xá, lần này ở nhà thờ. Bốn người bị thương trong vụ đâm tại Nhà thờ Christ the Good Shepherd ở Sydney, theo cơ quan dịch vụ khẩn cấp New South Wales cho biết hôm thứ Hai. Cảnh sát cho biết họ đã bắt giữ một nghi phạm đang "hỗ trợ [họ] điều tra."
Israel hôm Chủ Nhật cho biết hơn 300 phi cơ không người lái và tên lửa đã được phóng từ Iran, Iraq và Yemen nhằm vào Israel, đồng thời nói thêm rằng phần lớn chúng đã bị bắn rớt trên bầu trời. Israel nêu chi tiết hơn rằng Iran đã phóng 185 phi cơ không người lái, 110 tên lửa đất đối đất và 36 tên lửa hành trình. Israel cho biết 99% phi đạn này đã bị phòng không Israel vô hiệu hóa.
Trung Quốc sẽ gây chiến tranh sau năm 2027? TQ yêu cầu các công ty mạng viễn thông loại bỏ chip nước ngoài trước năm 2027. Trung Quốc đã yêu cầu các nhà mạng viễn thông loại bỏ chip bán dẫn do nước ngoài sản xuất khỏi mạng của họ trước năm 2027, tờ Wall Street Journal đưa tin hôm thứ Sáu, trích dẫn những người quen thuộc với chủ đề này.
Antony Võ lãnh 9 tháng tù vì nghe lời Trump, tham dự bạo lực tấn công tòa nhà Quốc Hội ra tòa thủ đô. Thẩm phán Tanya Chutkan, giám sát vụ can thiệp bầu cử của cựu Tổng thống Donald Trump, đã bác bỏ quan điểm hôm thứ Tư rằng các bị cáo bị bỏ tù bị buộc tội về một số tội ác bạo lực nhất trong cuộc bạo loạn ở Điện Capitol Hoa Kỳ là “con tin” - một nhãn hiệu mà Trump và các đồng minh của ông thường dùng để mô tả các tù nhân.
Báo Nikkei hôm thứ Tư đưa tin Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida sẽ ký hơn 70 thỏa thuận tại cuộc gặp hôm nay. Một quan chức Mỹ giấu tên nói với các phóng viên: “Đây có lẽ là tập hợp các sản phẩm có ý nghĩa quan trọng lớn nhất mà chúng tôi từng thấy”. Kishida đã đến Washington ngày hôm Thứ Ba trong chuyến thăm cấp nhà nước.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.