Hôm nay,  

Mẹ

04/09/202008:59:00(Xem: 4851)

 

Ho Thi Kim Tram
Mẹ không làm việc ở Tổng Nha Điền Địa nữa, không còn mỗi ngày lên xuống xe buýt sáng chiều. Mẹ chuyển về làm việc ở Ty Điền Địa cho gần nhà, chỉ cần đi bộ.

Ngày nào cũng vậy, từ nhà, mẹ đi dọc vỉa hè đường Công Lý quẹo phải ngã tư đường Yên Đỗ, quen thuộc đến nỗi nhắm mắt mẹ cũng đi tới nơi. Suốt nhiều năm làm việc, mẹ chưa bao giờ phàn nàn về phương tiện đi lại. Thời gian của mẹ như chiếc đồng hồ, chính xác lắm! Mẹ còn một cuốn sổ ghi chép đầy đủ các mục thu chi hàng ngày, dù mẹ chẳng hề học qua lớp kế toán. Tôi chưa bao giờ xem thử mẹ viết những gì trong cuốn sổ nhỏ đó, nhưng đoán là nó đã rất có ích cho cuộc sống của mẹ con chúng tôi.

Những năm 60-70, khi đi làm hoặc ra phố, mẹ luôn mặc những bộ áo dài rất lịch sự. Tóc mẹ bới gọn sau gáy, kẹp cây kẹp tăm nhỏ hai bên mái cho tóc khỏi xòa ra mặt. Mẹ còn không quên xịt tí nước hoa, thói quen lúc xưa khi đi chơi với cha. Trông mẹ thật quý phái, xinh đẹp với nụ cười có hai đồng tiền nơi khóe miệng. Nhiều lúc nhìn mẹ sửa soạn đi công chuyện tôi thấy thương mẹ quá, rồi dại dột suy nghĩ tại sao cha mất sớm để mẹ phải sống hoài phí tuổi thanh xuân với năm đứa con thơ dại.

Một ngày, đi học về tôi đã thấy mẹ trong nhà. Một điều rất lạ! Đợi đến buổi cơm chiều, mẹ bình thản kể lại chuyện bị té xỉu trên đường đi làm về lúc trưa. Cũng may mẹ ngã trước cửa nhà, là phòng mạch tư của một ông bác sỹ. Ông đã sơ cứu, cho mẹ nằm nghỉ tại phòng mạch của ông tới lúc mẹ tỉnh táo để về nhà. Đó là lần đầu tiên tôi biết mẹ bị cao huyết áp, dễ đưa đến tai biến nguy hiểm. Bác sỹ khuyên mẹ nên vào bịnh viện làm các xét nghiệm để phòng tái phát. Từ đó, mẹ thường xuyên ra vào viện Y Học Dân Tộc của bác sỹ Trương Thìn. Có lần mẹ phải nằm bịnh viện điều trị ba tuần. Mẹ ưu tư lắm! Việc làm ở sở, việc học của các con, việc thăm nuôi người bịnh, v..v... Lo lắng nhiều vậy mà mẹ không một lần xin bác sỹ cho về nhà. Tôi chưa thấy ai thích ở bịnh viện hơn ở nhà như mẹ. Mẹ là vậy, thà chịu cô đơn trong bịnh viện còn hơn để con cái phải chăm sóc mà xao lãng việc học. Có lẽ bản năng sinh tồn của mẹ là sự tồn sinh của anh em chúng tôi.



Từ ngày xảy ra tai nạn, thực đơn của mẹ bắt đầu thay đổi: cá hấp hoặc nướng với ít gia vị, rau xanh hấp hoặc luộc, v..v... thường do mẹ tự làm. Mẹ uống thuốc, đo huyết áp thường xuyên. Mẹ tôn trọng lời khuyên của bác sỹ vì đã từng nuôi cha bịnh. Thấy mẹ ngày ngày đi làm, tự chăm sóc chính mình, tôi không dám hỏi han. Tôi sợ nhìn nét mặt bình thản của mẹ. Không phải tôi sợ bị mẹ la mắng, chỉ sợ mẹ có chuyện gì buồn trong lòng mà không ai biết. Tôi sợ lời nói nghiêm khắc của mẹ làm trái tim nhỏ bé của tôi tổn thương. Tôi chẳng bao giờ tâm sự với mẹ, vì tôi tuy hiền lành nhưng tính độc lập và bướng bỉnh. Lớn lên tôi hiểu, mẹ có một cuộc sống nội tâm sâu sắc mà bà cố che dấu bằng vẻ ngoài lạnh lùng. Mẹ sống quá nguyên tắc dễ bị nhầm tưởng là khô khan.

Ho Thi Kim Tram 02
Người mẹ nào chẳng muốn ôm con vào lòng nựng nịu lúc con nhỏ, hoặc lắng nghe con nói chuyện như một người bạn thân khi con lớn lên? Mẹ tôi cũng vậy! Nhưng tôi lại không có thói quen kể lể nỉ non với mẹ như cách của em gái tôi. (Cũng may mẹ rất hiểu tâm tính của mỗi đứa con). Cho đến khi mẹ được anh cả bảo lãnh sang Mỹ, và nhiều năm sau mẹ lâm bịnh nặng. Lúc bấy giờ Mỹ chưa lập bang giao với Việt Nam, tôi vẫn cố đem giấy tờ đi Thái Lan với niềm tin sẽ được gặp mẹ. Lần đầu bị từ chối, tôi vẫn nuôi hy vọng khi trở lại Thái Lan lần thứ nhì, và Tòa Đại Sứ Mỹ đã chấp thuận hồ sơ của tôi.

Có tôi bên cạnh, mẹ trở nên yêu đời và khỏe hơn rất nhiều, có thể cùng con cháu đi chơi mỗi cuối tuần khiến cho anh cả và em trai tôi phải ngạc nhiên. Chúng tôi không ngờ đó là khoảnh khắc vui vẻ cuối cùng của cuộc đời mẹ!

Một tháng phép do Tòa Đại Sứ Mỹ chấp thuận qua rất nhanh. Lúc chỉ còn ở chơi với mẹ vài ngày trước khi trở về Việt Nam, tôi nấu những thức ăn mẹ thích để dành trong tủ lạnh cho mẹ. Vậy mà, tôi vẫn chưa nói được một câu rất bình thường “Mẹ, con thương mẹ” để rồi ân hận khóc thầm trên chuyến bay dài xuyên Thái Bình Dương...

Hồ Thị Kim Trâm

Ý kiến bạn đọc
15/09/202019:37:57
Khách
Vâng, cám ơn chị rất nhiều,tôi đồng ý với chị có rất nhiều người con rất thương yêu cha mẹ nhưng chưa bao giờ nói.Vâng, người mẹ Việt Nam là một suối nguồn không bao giờ cạn cho con cái và gia đình.
Cám ơn chị
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày 21 tháng 4 năm 1975, Tư Tưởng ghé ngang hậu cứ, dẫn ba thằng em: Bắc Hà, Th/úy Trọng và tui đi nhậu ở quán Thuỷ Tiên, gần Bộ Chỉ Huy Thiết Đoàn ngày xưa, trước khi dời vô Phi trường Vĩnh Long...
Trên đường đến phòng trưng bày tác phẩm nghệ thuật của Gertrude Stein, tôi bước đi với tâm trạng phấn khích của một người sắp gặp Ernest Hemingway. Nắng chiều Paris phản chiếu từ cửa sổ những quán cà phê xuống con đường đá cũ tạo thành bóng râm dài phía trước. Tiếng reo hò chen lẫn tiếng đàn từ mấy quán bar nhỏ nơi góc phố gây nên bầu không khí sôi động dội vào tâm trí tôi...
Tôi bán hàng giải khát trước cổng nhà máy, khách hàng là những công nhân, bộ đội và cán bộ trong nhà máy. Tôi là “mụ” bán hàng “phản động” luôn tơ tưởng đến chuyện vượt biên. “tri kỷ” của tôi có chị Ky buôn bán ở xa cảng miền Tây, nghề mới của chị sau cuộc đổi đời 1975, trước kia chị là nhân viên một ngân hàng quận Gò Vấp. Chị Ky là hàng xóm, hôm nào ghé quán tôi không chỉ để uống ly đá chanh, uống ly cà phê mà cũng là dịp cùng tôi tâm tình than thở cuộc sống dưới thời xã hội chủ nghĩa, mơ ước chuyện vượt biên...
Mạ xếp hạng chuyện học hành của con cái là quan trọng hàng đầu. Với tiệm sách và quán cà phê, Mạ đã quán xuyến, lo cho gia đình có cuộc sống sung túc, thoải mái một thời gian dài...
Nghe tin chú Nghĩa sắp cưới vợ, bà con trong khu phố xôn xao nửa tin nửa ngờ. Chuyện lập gia đình ai trưởng thành chả thế! Ấy vậy mà với chú Nghĩa thì chuyện này hơi lạ. Đến khi chú đem thiệp đi mời hẳn hoi vậy chắc chắn là sự thật rồi không còn nghi ngờ gì nữa!
Từ ngày về hưu non, hai vợ chồng tôi cứ lục lọi hết website này đến website khác để tìm nơi đẹp đi du lịch; sợ rằng sự hào hứng của tuổi trẻ sẽ không còn nữa, nên phải đi hết những chỗ mình ao ước từ hồi nhỏ đã đọc sách mà không có thì giờ và phương tiện để thực hiện...
Cơn mưa nhỏ lướt qua bầu trời từ bình minh cũng đã chấm dứt; một tia nắng vàng lách qua lùm cây sồi chui vào góc chuồng cừu lớn. Những chú cừu đực ngập trong rơm rạ của máng ăn buổi sáng vừa ngẩng đầu về phía tia nắng và kêu be be...
Bây giờ, việc đi về giữa Mỹ và Việt Nam thật dễ dàng. Nhưng vào thập niên 80, 90 người đi kẻ ở tưởng chừng là biệt ly mãi mãi. Bạn đã nói với tôi như thế trong nước mắt. Và với sự ngăn cấm của gia đình, với tuổi trẻ khờ dại nông nổi, họ đã lạc mất nhau. Để rồi suốt phần đời còn lại, nỗi đau vẫn còn là vết thương rưng rức. Tôi xin ghi lại câu chuyện tình của bạn, như là một lời đồng cảm...
Ngạn rời căn nhà đó và xuống đây theo đơn xin đi làm trong hảng thịt bò. Ngày Ngạn đi cũng buồn tẻ ảm đạm như ngày anh rời đất nước. Người vợ và hai đứa con tiễn anh ở bến xe buýt ''Con chó rừng''...
Chiếc ghe vượt biển nhỏ xíu, mỏng mảnh của chúng tôi vậy mà chất lúc nhúc đến hơn 80 thuyền nhân, chẳng khác nào một cái lá lạc loài trên đại dương mênh mông, không biết đâu là bờ bến. Đoàn người rời bỏ quê hương tụm năm tụm ba, rải rác khắp thuyền, co ro trong cái lạnh ngoài khơi xa tít tắp, đầu óc hoang mang với trăm ngàn ý nghĩ...
Hôm ấy, trên facebook Group của nhóm cựu thuyền/ bộ nhân ty nạn Thailand, có xuất hiện bài post của Đức, chụp hình vợ chồng Đức đang tiễn con gái tại sân bay Tân Sơn Nhất đi qua Dallas Hoa Kỳ định cư theo chồng mới cưới. Ôi, chàng Đức chung chuyến tàu của tôi. Nhiều người quen cũ vào để lại những comments chúc mừng, cũng là những người tôi biết mặt biết tên, tôi liền vào tham dự, góp vui...
Người ta nói: “Hết quan là hoàn dân” và chỉ mong có vậy, đừng hết quan hoàn…tàn phế” thì buồn quá! Hôm nay lão Dụng đã tự ngồi dậy được. Lão không nhớ là mình đã nằm như khúc gỗ mục, bất động bao lâu rồi! “Mới đó mà đã lại sang một năm mới. Thời gian bây giờ có nghĩa gì đâu chứ!”: Lão lẩm nhẩm một mình!...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.