Hôm nay,  

Vài điều cơ bản về sự làm thẳng đường cong cho COVID-19

28/03/202014:26:00(Xem: 9355)

Vài điều cơ bản về sự làm thẳng đường cong cho COVID-19

 

Tuấn Nguyễn, D.V.M, D.T.M.

Cường C. Nguyễn, M.D., AGAF, FACG, FASGE

 

 Từ khi bệnh dịch COVID-19 bộc phát từ Vũ Hán và lan tràn trên khắp thế giới, các bác sĩ, giới lãnh đạo cộng đồng, và chính quyền khắp nơi đã không ngừng yêu cầu dân chúng quan tâm đến việc tách rời để giảm thiểu số ngưòi tử vong. Khi đề cập đến việc tách rời và các lợi ích của việc này, ba chữ flattening the curve -- làm thẳng đường cong -- hay được nhắc đến.

 

Đường cong

Tại sao gọi đường này là đường cong và đường này biểu hiệu cho điều gì?

Nếu một quả bóng túc cầu bị đá lên, quả bóng này sẽ bay lên trên không một đoạn trong một khoảng một thời gian rồi rơi xuống đất. Nếu vẽ quĩ đạo quả banh từ lúc bị đá đến lúc rơi xuống đất, chúng ta sẽ hình dung được cái đường bay của quả banh gần giống như chữ U bị lật ngược và bị bóp lại ở đỉnh. Đường này không thẳng mà cong nên được gọi là đường cong.

Đường cong này biểu hiệu cho số người tiên đoán bị nhiễm bệnh. Cái đỉnh của đường này càng cao bao nhiêu thì càng nhiều người bị nhiễm bệnh bấy nhiêu. Nói một cách khác, điểm cao nhất của đường cong này là lúc trận dịch hung bạo nhất. Sau đó, con số người bị ảnh hưởng từ từ giảm dần vì nhiều lý do. Thí dụ, khi một bệnh dịch bắt đầu, nó có thể tấn công những người yếu nhất và dễ mắc bệnh nhất. Những người này chết và chỉ còn những người có thể tự chống lại bệnh này sống sót. Vì nhiều người chết nên cộng đồng tự nhiên được tách rời và không còn cơ hội cho con vi trùng lan bệnh sang người khác. Một thí dụ thứ hai là có bệnh thường bộc phát theo mùa như cảm cúm vào mùa đông, ngược với sốt rét, một trong những bệnh hay xẩy ra vào mùa hè.

Trong biểu đồ dưới đây, đường cong bên trái (trông như 1 parabol) là đường biểu diễn tiến trình của một bệnh dịch không có thuốc chữa và không có thuốc ngừa. Điểm A là cao điểm, là đỉnh điểm của bệnh dịch này khi cộng đồng không phản ứng kịp thời hoặc không thực thi những biện pháp để giảm thiểu, ngăn chặn sự truyền nhiễm.


blank

Khả năng can thiệp của hệ thống y tế được biểu hiệu bởi đường thẳng nằm ngang C trong hình vẽ bên trên. Khi đường thẳng C ở phía dưới điểm A là lúc nghiêm trọng và cần phải tránh với mọi giá. Khi trường hợp này xẩy ra như đang diễn biến ở Ý và Tây Ban Nha, nhà thuơng và hệ thống y tế bị tràn ngập và không thể chữa trị cho tất cả mọi người. Vì thế xẩy ra tình trạng là có bệnh nhân lẽ ra có thể cứu được mà phải thiệt mạng. Chính vì thế, mọi cấp lãnh đạo đều muốn làm thẳng đường cong.

 

Lợi ích của sự làm thẳng đường cong

Khi đường cong của bệnh dịch được làm doãng ra, thẳng ra, đỉnh điểm của bệnh dịch sẽ là điểm B trong hình vẽ. Số người bị nhiễm bệnh có thể không thay đổi nhưng con số bệnh nhân tăng lên chậm hơn, không tràn ngập hệ thống y tế. Khi điểm B thấp hơn đường thẳng C, giường bệnh ở nhà thuơng và dụng cụ cấp cứu sẽ đầy đủ hơn. Bệnh nhân được chăm sóc kỹ lưỡng và xác xuất cho việc sinh tồn đương nhiên được tăng lên rất nhiều. Một thí dụ đơn giản cho việc cung cầu này là việc đậu xe ở parking lot (bãi đậu xe): vì số chỗ đậu xe có giới hạn nên nếu tât cả xe đổ xô về cùng một lúc thì thế nào cũng có người không có chỗ đậu và còn thêm đụng chạm. Một thí dụ thực tế hơn nữa là trận dịch Spanish flu năm 1918. Lúc đó, ở Philadelphia, các quan chức thành phố đã lờ đi các báo động rằng cúm đã lan rộng trong cộng đồng. Họ cho phép một cuộc diễn hành quy tụ hàng trăm ngàn người. Hậu quả là chỉ trong vòng hai, ba ngày, hàng ngàn người xung quanh khu vực Philadelphia bắt đầu chết. Con số tử vong cuối cùng là 16.000 người trong vòng sáu tháng. Trong khi đó, tại St. Louis, chính quyền đã nhanh chóng thúc giục dân chúng thực hiện sự tách rời. Chính phủ đóng cửa trường học và hạn chế giao thông. Kết quả là St. Loius chỉ có 2.000 người chết - một phần tám số thương vong ở Philadelphia.
 

Biện pháp để làm thẳng đường cong được nhắc nhở nhiều bây giờ là sự tách rời. Bằng chứng về lợi ích của sự tách rời đã và đang được phổ biến rộng rãi cho nhiều bệnh dịch khác nhau, từ Ebola, đến SARS, và kể cả trận dịch COVID-19. Một vài chi tiết liên quan đến những nghiên cứu mới về sự tách rời và COVID-19 được liệt kê ở: https://vietbao.com/p301409a302617/2/vai-dieu-co-ban-ve-bien-phap-tach-roi-de-giam-thieu-covid-19 .

 
Vào thời điểm này, khi thuốc chữa còn đang được nghiên cứu và thuốc ngừa thì chưa có, chúng ta có hai sự lựa chọn: chúng ta cùng nhau tự tách rời để làm thẳng đường cong và giúp sức cho cuộc đấu tranh chống lại COVID-19. Ngược lại, chúng ta cũng có thể quyết định con đường khác, để mặc thiên nhiên và cứ tiếp tục cuộc sống như không có gì đã và đang xẩy ra. Nếu chọn đường này, e rằng nhiều sự tách rời, nhiều sự chia ly vĩnh viễn rồi cũng xẩy ra. Sự tách rời nào có lý hơn, nhân tạo hay thiên tạo?

 



  

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Có một câu hỏi thường trực trong tâm trí người tiêu dùng là: “Nên chọn rau củ quả tươi hay đông lạnh?” Trái với quan niệm phổ biến cho rằng đồ đông lạnh chưa ít chất dinh dưỡng hơn đồ tươi, các nghiên cứu khoa học và nhiều chuyên gia lại cho thấy một bức tranh khác, phức tạp và thú vị hơn nhiều. Một nghiên cứu đã so sánh giá trị dinh dưỡng của nhiều loại thực phẩm như bắp, cà rốt, bông cải xanh (broccoli), rau cải bó xôi (spinach), các loại đậu, đậu xanh, dâu tây (strawberries) và dâu xanh (blueberries) ở hai dạng đồ tươi và đồ đông lạnh. Kết quả cho thấy lượng vitamin trong rau củ quả đông lạnh “tương đương hoặc thậm chí cao hơn” so với rau củ quả tươi. Các nghiên cứu khác cũng xác nhận rằng sự khác biệt lớn về hàm lượng dinh dưỡng giữa hai loại thực phẩm này chỉ xảy ra khi rau củ quả tươi bị mất dưỡng chất sau vài ngày để trong tủ lạnh.
Đi bộ là một trong những hình thức vận động đơn giản và phổ biến nhất để giữ sức khỏe. Thế nhưng, chỉ cần thử bước lùi vài bước, lợi ích thậm chí còn nhiều hơn. Đi bộ kiểu ngược về phía sau, đi lùi, hay còn gọi là “retro walking,” đang ngày càng thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu và thể thao. Không chỉ giúp cải thiện thăng bằng, phương pháp này còn kích thích những nhóm bắp thịt ít được sử dụng và thậm chí còn có tác dụng tích cực đến não bộ.
Sự sống trên Trái Đất tuy phức tạp nhưng lại được hình thành từ một số ít thành phần cơ bản. Chẳng hạn, DNA và RNA của chúng ta chỉ được cấu tạo thành từ năm nucleobase, trong khi khoảng 90.000 loại protein khác nhau trong cơ thể đều được tạo nên từ 20 loại axit amin. Mẫu vật mà tàu vũ trụ OSIRIS-REx đem về trái đất từ tiểu hành tinh Bennu cho thấy sự hiện diện của cả 5 loại nucleobase – adenine, guanine, cytosine, thymine và uracil, cùng với các chất khoáng chưa từng thấy trước đây trong đá ngoài vũ trụ. Kết quả nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Nature Astronomy, còn cho thấy Bennu chứa nhiều loại muối khác nhau, vốn được cho là có vai trò quan trọng trong giai đoạn sơ khai của sự sống.
Dopamine, thường được mệnh danh là “hormone hạnh phúc,” từ lâu đã được xem như nguồn cơn của những cảm xúc vui vẻ, phấn khởi sau những lần mua sắm thỏa thích hay thưởng thức một tô phở ngon lành. Sự quan tâm đối với dopamine được thể hiện rõ ràng qua hàng ngàn clip trên TikTok, mọi người chia sẻ cách điều chỉnh dopamine, từ việc tìm cách tăng cường hoặc hạn chế dopamine hàng ngày, cho đến các khái niệm như “cao trào dopamine” (dopamine rushes), “thiếu hụt dopamine” (dopamine withdrawals), “cai dopamine” (dopamine fasts), hay “tái thiết lập dopamine” (dopamine resets).
Trong cuộc sống tất bật hàng ngày để mưu sinh, có người luôn thấy mình không có đủ thời gian để nghỉ ngơi và giải trí. Thậm chí có người làm ‘đầu tắt mặt tối’ cả đời mà vẫn không thấy đủ. Họ muốn có thêm thì giờ để làm những việc mình thích. Nhưng khổ nỗi, mỗi ngày chỉ có 24 giờ, mỗi năm chỉ có 12 tháng, và những người sống hơn 100 tuổi thì chẳng có mấy ai? Tuy nhiên, làm việc nhiều quá sẽ dễ đưa tới căng thẳng về thể chất và tinh thần để rồi kéo theo nhiều hệ quả tiêu cực, mà trong đó có việc sút giảm năng suất lao động và bệnh hoạn. Những nghiên cứu của y học ngày nay đã cho chúng ta thấy điều đó và khuyên con người nên có thì giờ cho sự nghỉ ngơi và giải trí.
Với lượng thông tin khổng lồ trong tầm tay, ngày nay chúng ta thường có xu hướng đọc lướt để tiếp nhận nội dung nhanh chóng. Nhưng các chuyên gia nghĩ gì về thói quen đọc này—và liệu bạn có nên thay đổi cách đọc của mình?
Tại sao không thử làm theo những cách mà khoa học ủng hộ này để đem lại hạnh phúc nhiều hơn trong đời bạn? Một vài người sinh ra hạnh phúc hơn những người khác. Nhưng cho dù bạn thuộc loại người ca hát yêu đời trong lúc tắm và nhảy múa trong mưa, hay là loại người có khuynh hướng khắc khổ hơn, thì hạnh phúc không chỉ là điều gì đó xảy ra đối với chúng ta. Tất cả chúng ta có thể thay đổi tập quán để theo đuổi nó nhiều hơn trong cuộc sống của mình.
Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ là một trong những vị trí quan trọng nhất trong nhánh hành pháp liên bang, với vai trò đứng đầu Bộ Tư pháp (DOJ) và chịu trách nhiệm thực thi pháp luật. Nhưng công việc cụ thể của bộ trưởng tư pháp là gì?
Cháy rừng khiến khói lửa bao trùm bầu trời Los Angeles trong khi lực lượng cứu hỏa đang nỗ lực dập lửa. Những trận hỏa hoạn kinh hoàng đã càn quét qua khu vực, thiêu rụi hơn 10,000 công trình, phần lớn là nhà dân, biến nhiều khu vực như Pacific Palisades, Altadena, Pasadena và các cộng đồng khác ở California chỉ còn lại hoang tàn. Khi lệnh sơ tán được gỡ bỏ và người dân bắt đầu trở về nhà, một mối nguy hiểm khác đang rình rập và đe dọa mọi người: ô nhiễm nguồn nước uống. Điều đáng lo ngại là nhiều người không nhận ra rằng hệ thống cung cấp nước uống có thể bị ảnh hưởng nặng nề bởi cháy rừng cùng nguy cơ các hóa chất độc hại có thể xâm nhập vào nguồn nước.
Số người đọc sách để cho vui có vẻ đã và đang sút giảm dần. Năm mươi phần trăm (50%) người lớn tuổi tại Anh Quốc nói rằng họ không đọc sách thường xuyên (tăng 42% từ năm 2015) và hầu hết mọi người ở lớp tuổi từ 16 đến 24 nói rằng họ chưa bao giờ đọc sách, theo nghiên cứu của The Reading Agency cho biết. Nhưng điều đó ngụ ý gì? Sự ưa thích của con người đối với việc xem video thay vì đọc văn bản có ảnh hưởng tới não bộ hay sự tiến hóa của chúng ta không? Những người đọc sách giỏi thực sự có cấu trúc não bộ gì? Nghiên cứu mới của Mikael Roll, một giáo sư âm vị học của Đại Học Lund University, Thụy Điển, được in trong tạp chí Neuroimage, đã tìm ra câu trả lời cho những điều đó.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.