Bạn,
Để kể với bạn nghe tập tục về Tết "Có Nhẹ Chà", Tết nguyên đán của người sắc tộc thiểu số Hà Nhì tại miền nuí VN. Tết này diễn ra trước Tết Nguyên đán của người Kinh với nhiều tập tục rất đặc biệt. Báo quốc nội viết như sau.
Việc ăn Tết của người Hà Nhì vào những ngày nào không cố định trước như Tết của người Kinh, mà do hội đồng già làng trưởng bản bàn bạc và thống nhất để áp dụng cho từng năm. Chiều hôm tất niên mỗi gia đình mổ một con gà để cúng tiễn biệt năm cũ. Đêm hôm đó được coi là đêm giao thừa, khắp bản làng Hà Nhì tiếng giã bánh giầy, bánh trôi làm rung động cả một vùng rừng núi. Vào lúc đầu canh ba nhà nhà thi nhau mổ lợn. Gọi là "thi" vì người Hà Nhì quan niệm nhà nào mổ lợn xong sớm, chọc tiết lợn một lần là được ngay, thì sang năm sẽ phát tài phát lộc, cuộc sống no ấm, con cháu sum vầy.
Thịt lợn được pha chế thành 3 thứ: Xương riêng, nạc riêng và mỡ riêng. Riêng khoanh đuôi sấn sâu vào mông tới hàng cân thịt, nhiều ít tuỳ thuộc trọng lượng của từng con lợn. Khoanh đuôi đó sẽ được xát muối, treo lên gác bếp, ăn sau cùng; ăn hết khoanh đuôi ấy mới coi là hết hương vị ngày Tết. Quãng 5 giờ sáng cả nhà quây quần quanh mâm bánh giầy, bánh trôi. Bánh trôi chấm với mật ong rừng tinh khiết, màu hổ phách, dẻo như tơ, ngọt mà không khé, mùi thơm thật khó tả. Bánh chưng của người Hà Nhì được thay bằng bánh gù, hình ống, dài hơn một gang tay. Gia đình nào cũng nhồi lạp xường, lạp xường của người Hà Nhì ngon thơm đặc biệt, do có nhiều loại gia vị chiết xuất từ hoa quả. Trong mấy ngày Tết, người cao tuổi lập thành từng nhóm, nhóm này đi chúc Tết gia đình của nhóm kia, họ này đi chúc Tết họ kia, với lời lẽ tốt đẹp và tình cảm chân thành. Tại bữa tiệc khoản đãi, người khách quý nhất sẽ được mời một mâm riêng. Trên mâm, một bên bày 6 chén rượu; 4 chén để rửa 4 tay chân, 1 chén rửa mặt, còn 1 chén để uống. Một bên đặt một giỏ cơm, xung quanh giỏ cắm hoa mào gà, trong giỏ cơm có một khoanh thịt mỡ đã luộc chín, giữa khoanh thịt mỡ nhét sẵn mấy quả ớt đỏ. Người khách được quyền tự do lựa chọn, hoặc bên này hoặc bên kia. Khi khách chọn xong, một cô gái là con của gia đình sẽ đến quỳ xuống trước mặt khách, vái lạy khách 3 lạy rồi cúi đầu xin phép khách để lui vào nhà trong. (Đấy là thứ nghi lễ đặc biệt trang trọng, như một đặc ân, chỉ tiến hành ở những gia đình nền nếp và chỉ dành cho những bậc thượng khách). Sau khi chọn xong "phần" của mình, người khách vui vẻ đặt lên mâm mấy đồng tiền mừng tuổi rồi hát một bài, lời tự biên, mang nội dung cảm ơn và cầu mong điều may mắn, hạnh phúc cho gia chủ.
Bạn,
Tết Nguyên đán của người Hà Nhì diễn ra chừng 1 tuần lễ. Suốt 1 tuần đó, ngày cũng như đêm, khắp trong bản ngoài mường đâu đâu cũng tưng bừng, nhộn nhịp. Khi các cụ ngồi bên mâm rượu, ôn chuyện lai lịch dòng tộc từ 9,10 đời trước; hoặc nói với nhau những ước nguyện về dâu hiền cháu thảo, về kinh nghiệm mùa màng..., thì ngoài trời, các loại trống, chiêng, đàn, sáo rộn rã vang lên. Trong bộ trang phục truyền thống đẹp nhất của mình, từng đôi nam thanh nữ tú tay giấu trong tay, mắt soi vào mắt, cùng say sưa nhảy những điệu sơn vũ được lưu truyền từ muôn kiếp cha ông. Sau những trò chơi đố lá dang dở, sau những cuộc hát đối nửa chừng và cuối cùng là sau những ngày vui Tết, rất nhiều đôi đã lứa trở nên tâm đầu ý hợp, chỉ đợi ngày buộc chỉ cổ tay...
Để kể với bạn nghe tập tục về Tết "Có Nhẹ Chà", Tết nguyên đán của người sắc tộc thiểu số Hà Nhì tại miền nuí VN. Tết này diễn ra trước Tết Nguyên đán của người Kinh với nhiều tập tục rất đặc biệt. Báo quốc nội viết như sau.
Việc ăn Tết của người Hà Nhì vào những ngày nào không cố định trước như Tết của người Kinh, mà do hội đồng già làng trưởng bản bàn bạc và thống nhất để áp dụng cho từng năm. Chiều hôm tất niên mỗi gia đình mổ một con gà để cúng tiễn biệt năm cũ. Đêm hôm đó được coi là đêm giao thừa, khắp bản làng Hà Nhì tiếng giã bánh giầy, bánh trôi làm rung động cả một vùng rừng núi. Vào lúc đầu canh ba nhà nhà thi nhau mổ lợn. Gọi là "thi" vì người Hà Nhì quan niệm nhà nào mổ lợn xong sớm, chọc tiết lợn một lần là được ngay, thì sang năm sẽ phát tài phát lộc, cuộc sống no ấm, con cháu sum vầy.
Thịt lợn được pha chế thành 3 thứ: Xương riêng, nạc riêng và mỡ riêng. Riêng khoanh đuôi sấn sâu vào mông tới hàng cân thịt, nhiều ít tuỳ thuộc trọng lượng của từng con lợn. Khoanh đuôi đó sẽ được xát muối, treo lên gác bếp, ăn sau cùng; ăn hết khoanh đuôi ấy mới coi là hết hương vị ngày Tết. Quãng 5 giờ sáng cả nhà quây quần quanh mâm bánh giầy, bánh trôi. Bánh trôi chấm với mật ong rừng tinh khiết, màu hổ phách, dẻo như tơ, ngọt mà không khé, mùi thơm thật khó tả. Bánh chưng của người Hà Nhì được thay bằng bánh gù, hình ống, dài hơn một gang tay. Gia đình nào cũng nhồi lạp xường, lạp xường của người Hà Nhì ngon thơm đặc biệt, do có nhiều loại gia vị chiết xuất từ hoa quả. Trong mấy ngày Tết, người cao tuổi lập thành từng nhóm, nhóm này đi chúc Tết gia đình của nhóm kia, họ này đi chúc Tết họ kia, với lời lẽ tốt đẹp và tình cảm chân thành. Tại bữa tiệc khoản đãi, người khách quý nhất sẽ được mời một mâm riêng. Trên mâm, một bên bày 6 chén rượu; 4 chén để rửa 4 tay chân, 1 chén rửa mặt, còn 1 chén để uống. Một bên đặt một giỏ cơm, xung quanh giỏ cắm hoa mào gà, trong giỏ cơm có một khoanh thịt mỡ đã luộc chín, giữa khoanh thịt mỡ nhét sẵn mấy quả ớt đỏ. Người khách được quyền tự do lựa chọn, hoặc bên này hoặc bên kia. Khi khách chọn xong, một cô gái là con của gia đình sẽ đến quỳ xuống trước mặt khách, vái lạy khách 3 lạy rồi cúi đầu xin phép khách để lui vào nhà trong. (Đấy là thứ nghi lễ đặc biệt trang trọng, như một đặc ân, chỉ tiến hành ở những gia đình nền nếp và chỉ dành cho những bậc thượng khách). Sau khi chọn xong "phần" của mình, người khách vui vẻ đặt lên mâm mấy đồng tiền mừng tuổi rồi hát một bài, lời tự biên, mang nội dung cảm ơn và cầu mong điều may mắn, hạnh phúc cho gia chủ.
Bạn,
Tết Nguyên đán của người Hà Nhì diễn ra chừng 1 tuần lễ. Suốt 1 tuần đó, ngày cũng như đêm, khắp trong bản ngoài mường đâu đâu cũng tưng bừng, nhộn nhịp. Khi các cụ ngồi bên mâm rượu, ôn chuyện lai lịch dòng tộc từ 9,10 đời trước; hoặc nói với nhau những ước nguyện về dâu hiền cháu thảo, về kinh nghiệm mùa màng..., thì ngoài trời, các loại trống, chiêng, đàn, sáo rộn rã vang lên. Trong bộ trang phục truyền thống đẹp nhất của mình, từng đôi nam thanh nữ tú tay giấu trong tay, mắt soi vào mắt, cùng say sưa nhảy những điệu sơn vũ được lưu truyền từ muôn kiếp cha ông. Sau những trò chơi đố lá dang dở, sau những cuộc hát đối nửa chừng và cuối cùng là sau những ngày vui Tết, rất nhiều đôi đã lứa trở nên tâm đầu ý hợp, chỉ đợi ngày buộc chỉ cổ tay...
Gửi ý kiến của bạn