Hôm nay,  

Khoảng cách giàu nghèo trong nước Mỹ - Phần 2

7/14/201914:25:00(View: 4843)
Khoảng cách giàu nghèo trong nước Mỹ - Phần 2
  
Đoàn Hưng Quốc

 

  

Khoảng cách giàu nghèo hiện tăng vọt không chỉ ở Mỹ mà còn tệ hại hơn nhiều tại các nước bao gồm Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam v.v… nhưng bài này chỉ viết về Hoa Kỳ. Khi nói đến chênh lệch giàu nghèo ở Mỹ ngày nay không thể giải thích bằng chủ nghĩa Mác của giai cấp chủ nhân bóc lột thợ thuyền,  mà chính yếu bắt nguồn từ cấu trúc xã hội không thay đổi kịp theo đà phát triển của hai trào lưu toàn cầu hóa và điện toán hóa.

                                                                                 

Tài sản của 0.1% những người giàu nhất nước Mỹ hiện bằng 90% dân chúng dưới cùng gộp lại [1]. Khoảng cách thu nhập giữa thiểu số giàu và  đa số còn lại cách xa nhất kể từ năm 1928, tức là trước cuộc Đại Khủng Hoảng 1929 [2]. Điều này khiến quần chúng phẫn nộ dẫn đến cao trào dân túy của Tổng Thống Donald Trump thuộc cánh hữu, cùng sự bộc phát của khuynh hướng xã hội bên cánh tả mà tiêu biểu là ứng cứ viên Tổng Thống Bernie Sanders. Tình trạng nói trên làm rạn nứt xã hội và thách thức đến chính nền tảng dân chủ của Hoa Kỳ. Bài viết này phân tích những nguyên nhân khiến chênh lệch giàu nghèo nhảy vọt như vậy, mà nhìn chung là đến từ toàn cầu hóa, điện toán hóa và cấu trúc xã hội.

 

  1. Lý do thứ nhất khi xã hội thông tin toàn cầu ngày nay tạo cơ hội cho hiện tượng “winner takes all” tức là phần thưởng dành trọn vẹn cho kẻ thắng cuộc. Chẳng hạn đại đa số mọi người đều dùng Google, Facebook, Amazon nên những công ty này bỏ rất xa các đối thủ cạnh tranh còn lại. Mức thu nhập của một danh ca hạng nhất như Lady Gaga hay Taylor Swift triệu lần nhiều hơn hàng ngàn ban nhạc kém nổi tiếng khác. Lương bổng của một CEO trung bình cao gấp 361 lần công nhân viên [3]. Dù không ai bóc lột ai nhưng lợi tức xã hội tập trung vào một thiểu số rất ít thành phần ưu tú (elites) mà bỏ rơi rất xa đa số còn lại.

 

  1. Vào giữa thế kỷ 20 một hãng chế tạo xe hơi như GM thuê hàng trăm ngàn công nhân thợ thuyền với mức lương đủ để sống trong giới trung lưu cho dù không có trình độ đại học. Ngày nay những công ty như Google và Facebook không cần đến lao động chân tay (blue collar) trong khi Amazon và Walmart mướn hàng trăm ngàn nhân viên nơi các trạm trung chuyển nhưng chỉ với đồng lương tối thiểu (minimum wage). Như vậy xã hội khi điện toán hóa ưu đãi thành phần chuyên viên học thức mà bỏ rơi những người không có tay nghề cao.

 

  1. Công nhân của GM, Ford trước đây khi về già sống thoải mái nhờ vào lương hưu trí (pension). Ngày nay chế độ pension gần như chấm dứt, hàng chục triệu người Mỹ với mức lương thấp không đóng đủ vào các quỹ hưu trí cá nhân (401K hay IRA) nên không có tiền để nghĩ hưu hoặc phải dựa vào trợ cấp xã hội.

 

  1. Khoảng cách giàu nghèo một phần do lương bổng nhưng phần lớn nhờ vào đầu tư tích lũy đất đai, địa ốc và chứng khoán [4][5]. Thí dụ mức lương ở Texas và Cali không cách xa nhau, nhưng nếu mua nhà thì sau 30 năm ở Cali sẽ hơn Texas rất nhiều. Những ai đầu tư tích lũy địa ốc và chứng khoáng ngày càng giàu hơn trong lúc số còn lại thụt lùi hay dậm chân tại chổ. Trong vòng 40 năm nay mức lương trung bình của người dân Mỹ không tăng nếu tính sau lạm phát [6] trong khi giá trị cổ phiếu và nhà đất tăng vọt, nhất là ở các trung tâm thương mại vùng Cali, New YorkWashington DC. Khoảng 20% dân Mỹ sống ở ven hai bờ biển Đông Bắc và Tây Hoa Kỳ nhưng gặt hái gần hết những thành quả kinh tế mà bỏ rơi số đông ở các tiểu bang còn lại.

 

  1. Lương bổng nhiều ít tùy thuộc vào năng xuất lao động của từng cá nhân trong khi tài sản đất đai, địa ốc và chứng khoán tích lũy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ tạo thành chế độ giai cấp vốn là hiểm họa cho nền dân chủ và tính lưu động (mobility) trong xã hội tư bản, ngày nào “con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa.”

 

  1. Phân tích tiếp về vấn đề hương hỏa ngày xưa các điền chủ có hàng chục đứa con nên khi chết ruộng đất bị cắt manh múng nhỏ dần cho từng gia đình nên là một hình thức giảm bớt giàu nghèo. Trái lại giờ đây những gia đình giàu có và trung lưu ở các thành phố lớn thường chỉ có 1 hay 2 người con nên gia tài nếu tích lũy sau vài thế hệ sẽ tăng lũy tiến, tạo ra hố sâu với mọi thành phần còn lại.

 

  1. Trường học giỏi và công ăn việc làm tốt tập trung vào các trung tâm thương mại như Cali, Boston, New York, Washington DC. Giá sinh hoạt tại những khu vực thị tứ này vô cùng đắt đỏ nên người dân ở những tiểu bang khác sẽ không đủ tiền để dọn về tìm cơ hội mới. Cho nên con cái những gia đình ở miền Tây và Đông Bắc Hoa Kỳ có nhiều triển vọng thăng tiến (cho dù cuộc sống chật vật) trong khi mọi người dân còn lại không có hy vọng tiến thân.

 

  1. Tiền và quyền lực đi đôi với nhau. Amazon là một trong những công ty lớn nhất nước Mỹ chẳng những luồn lách để không trả thuế mà lại còn được hưỡng ưu đãi nhà nước (tax incentives) mỗi khi muốn khuếch trương sang một khu vực nào. Người Mỹ gọi đây là corporate welfare.

 

  1. Giới tư bản có corporate welfare còn nhà nghèo hưởng social welfare (trợ cấp xã hội). Cả hai đều không đóng thuế nên chỉ có thành phần trung lưu đóng thuế nuôi cả hai đầu nên rốt cuộc ngày càng…nghèo. Người Mỹ là giới trung lưu bị rút ruột (hollowing the middle class) trong khi giai cấp trung lưu chính là nền tảng của xã hội dân sự và dân chủ.

 

  1. Trong 20 năm nay nhà đất và chứng khoáng tăng vọt chủ yếu là nhờ Ngân Hàng Trung Ương cho hạ lãi suất để khuếch trương tín dụng (loose monetary policy). Chính sách này lợi nhiều cho những người có nhiều tài sản trong khi không giúp nhà nghèo thoát khỏi cảnh túng quẫn.

 

 

Nói chung trừ vài nước nhỏ ít dân như Thụy Sĩ hay Singapore nơi mà đa số có bằng đại học, những quốc gia còn lại đều chia ra một thành phần chuyên môn trong khi đa số còn lại không cần bằng đại học. Thách thức tại Mỹ và Âu Châu là xã hội điện toán hóa ưu đãi giới chuyên gia trí tuệ trong khi toàn cầu hóa mang công việc sản xuất sang những quốc gia có mức lương thấp. Kết quả là thành quả xã hội đổ dồn vào thành phần ưu tú mà bỏ rơi giai cấp công nhân thợ thuyền.

 

***

 

[1] Warren: Top 0.1% own about as much as the bottom 90% - Politifact 01/31/2019
[2]  U.S. income inequality, on rise for decades, is now highest since 1928 – Pew Research 12/05/2013

[3] CEO Pay Skyrockets To 361 Times That Of The Average Worker – Forbes 05/22/2018

[4] Compare Wealth Components across Groups – Federal Reserve

[5] Các quỹ hưu trí (401K, IRA) cũng là một hình thức đầu tư chứng khoán

[6] For most U.S. workers, real wages have barely budged in decades – Pew Research Center 08/07/2019



 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ngài tự nhận trọn đời ngài chỉ là một nhà sư đơn giản, nhưng sóng gió tiền định đã đưa ngài vào ngôi vị Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 để gánh vác chức lãnh đạo cả đạo và đời cho dân tộc Tây Tạng từ khi ngài còn thơ ấu. Ngài từ những ngày mới lớn, miệt mài tu học theo lời Đức Phật dạy về hạnh từ bi và trí tuệ, nhưng từ khi chưa đủ tuổi thành niên đã chứng kiến khắp trời khói lửa chinh chiến để tới lúc phải đào thoát, vượt nhiều rặng núi Hy Mã Lạp Sơn để xin tỵ nạn tại Ấn Độ.
Zohran Mamdani tuyên bố tranh cử thị trưởng New York vào tháng 10/2024. Khi đó, phần lớn New York vẫn không biết đến vị lập pháp tiểu bang 33 tuổi này là ai. Ngày 1/7/2025, Zohran Mamdani chính thức đánh bại cựu Thống đốc Andrew Cuomo, chiến thắng vòng bầu cử sơ bộ cuộc tranh cử thị trưởng New York vào tháng 11/2025.
Tồn tại qua hơn hai thế kỷ, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ chưa bao giờ là một cánh cửa vô tri. Mỗi nhiệm kỳ Tòa để lại một dấu ấn ảnh hưởng đến đời sống người dân. Có nhiệm kỳ, Roe v. Wade1 mất hiệu lực, tòa cắt quyền phá thai khỏi tay người phụ nữ, coi như món nợ trả về từng tiểu bang, tự lo tự liệu. Có nhiệm kỳ, cánh cửa Affirmative Action2 sập lại, đám trẻ da màu nghèo khỏi cơ hội cầu tiến. Có nhiệm kỳ, Tòa thả lỏng súng đạn, cãi vã sân trường cũng đủ gây đổ máu3. Nhưng cũng đã có những nhiệm kỳ Tòa đứng thẳng lưng, bảo vệ người dân buộc Bạch Ốc Nixon phơi ra hồ sơ mật với Pentagon Papers
Nelson Mandela (1918-2013), quán quân Giải Nobel Hòa Bình năm 1993, nhà hoạt động chống chế độ phân biệt chủng tộc bị tù 27 năm, và là vị tổng thống người da đen đầu tiên được bầu trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên của nước Nam Phi vào năm 1994, đã từng nói rằng, “Giáo dục là vũ khí có sức mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới.” Hơn ai hết, Nelson Mandela là người không những hiểu rõ giá trị thực sự của nền giáo dục mà còn áp dụng kiến thức đó trong việc làm thay đổi đất nước và dân tộc Nam Phi của ông. Ông đã dẫn dắt Nam Phi từ một quốc gia ngập chìm trong bóng tối của thù hận, phân hóa và lạc hậu để vươn mình lên trong ánh sáng của đoàn kết, hòa bình và phát triển.
Hoa Kỳ đã tấn công Iran. Chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gợi ý rằng có thể trì hoãn bất kỳ hành động quân sự nào của Mỹ trong nhiều tuần, ông tuyên bố vào ngày 21/6 rằng máy bay Mỹ đã tấn công ba địa điểm hạt nhân của Iran, bao gồm cả cơ sở bị chôn sâu ở Fordow. Các quan chức Iran xác nhận rằng các cuộc không kích đã diễn ra. Mặc dù ông Trump khẳng định rằng các địa điểm này đã bị "xóa sổ", nhưng vẫn chưa rõ các cuộc tấn công đã gây ra thiệt hại gì.
Jena, Louisiana – một thị trấn 4.000 dân lọt thỏm giữa rừng thông – nơi bảng hiệu đầu làng ca ngợi đội bóng nữ vô địch của bang, nhưng cách đó chỉ ba dặm, sau hàng rào kẽm gai và lời Kinh Thánh treo lủng lẳng, là Trại Giam ICE đồ sộ - do GEO Group điều hành. Nơi đây hiện giam giữ hơn 1000 người – phần lớn chưa từng bị kết tội hình sự, nhiều người chỉ là dân đang xin tị nạn hợp pháp, số còn lại chưa kịp hiểu vì sao mình bị bắt...
Tại sao Trump lại vội vàng ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và chính sách mới như vậy?AI: Có hai lý do.Đầu tiên, tổng thống vội vàng vì nếu có bất kỳ điều gì sai trái xảy ra vào đầu nhiệm kỳ, ông có thể đổ lỗi cho chính quyền trước và nhà nước (những người làm việc cho ông). Nếu để lâu, những điều sai trái sẽ là trách nhiệm của ông, và Trump không thích chịu trách nhiệm.Thứ hai, ông biết trong hai năm nữa, đảng Cộng hòa sẽ mất quyền kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử quốc hội và ông sẽ trở thành què quặt. Ông cần phải hoàn thành mọi việc ngay bây giờ. Ông muốn tập trung vào các doanh nghiệp của mình trong hai năm cuối nhiệm kỳ tổng thống,
Bao dung – một từ nghe thật thanh thoát. Âm tiết của nó cũng thật bình dị, thốt ra từ thanh quản nhẹ nhàng không cần uốn nắn, như cỏ mọc từ đất, như mưa từ trời. Vậy mà ngày nay, trong một xã hội đứng đầu thế giới về tự do, về quyền con người, hai từ “bao dung” bỗng dưng khó tìm. Chính trong tháng Sáu này, tháng gọi là Pride Month, những câu chuyện thương tâm về cộng đồng LGBTQ+ bị chìm trong bóng tối. Có lẽ trong sáu tháng qua, nước Mỹ có quá nhiều những phát ngôn, biến cố, thay đổi mà đối với truyền thông, đó là điều cần phải nói, và nói mỗi ngày. Hoặc cũng có lẽ, trong một chính quyền đang nỗ lực bác bỏ DEI, đóng chặt cửa với di dân, thì truyền thông cũng không dám đào sâu về những gì thuộc về cộng đồng yếu thế. Cho dù, đó là một án mạng lấy đi cuộc sống một con người, hoặc chấm dứt những nguyên tắc vốn đã được nhìn nhận hàng thập kỷ.
“Nơi nào người ta bắt đầu đốt sách, nơi đó người ta rồi cũng sẽ thiêu người.”— Heinrich Heine. Câu nói nổi tiếng từ thế kỷ XIX của thi sĩ Heinrich Heine, tưởng chỉ là tiếng vọng u ám của bóng ma lịch sử nhưng hôm nay, giữa thế kỷ XXI, lời cảnh báo ấy lại trở nên rúng động – ngay trên đất nước từng được xem là ngọn hải đăng của tự do học thuật. Oái oăm thay, những dấu hiệu đầu tiên của bóng tối không phát xuất từ một chế độ độc tài phương Đông, mà từ chính nước Mỹ – xứ sở từng được xem là ngọn hải đăng của giáo dục tự do.
Donald Trump không đội vương miện, nhưng ông đã luyện được cách bắt cả một đảng chính trị quỳ gối. Và cũng như các ông vua cổ đại, ông không cần luật – ông chính là luật. Nếu Toà Tối cao chống đối, ông sẽ gọi đó là “phản quốc.” Nếu truyền thông phản biện, ông gọi đó là “tin giả.” Nếu có cuộc bầu cử mà ông thua, ông sẽ bảo đó là “gian lận.” Và nếu có ai dám nói điều gì khác, ông sẽ gửi quân đội tới – như ông đã làm ở Los Angeles, để dạy cho đám biểu tình “hỗn xược” ấy một bài học về dân chủ... bằng đạn cao su và lựu đạn cay.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.