Hôm nay,  

Xuyên qua việc Đức dẫn độ người Việt về VN, vài nét về Luật tị nạn của Đức quốc, Art 16a

31/03/201917:09:00(Xem: 8695)

Lá Thư từ Đức Quốc
 

Xuyên qua việc Đức
dẫn độ người Việt về VN,
vài nét về Luật tị nạn của Đức quốc,  Art 16a

   

* Lê Ngọc Châu
 

Mỗi quốc gia đều có những luật lệ căn bản riêng. Trên phương diện tị nạn cũng vậy: Luật tị nạn. Tuy nhiên ở Đức vì nhận thấy có sự lạm dụng và đặc biệt liên quan đến làn sóng di dân mở cửa, không hay thiếu kiểm soát vào gần cuối năm 2015 nên Quốc hội Đức từ vài năm nay đã thông qua nhiều thay dổi về luật tị nạn Đức để giải quyết vấn đề.

 

Xin nói trước, luật Đức vốn phức tạp và càng khó hiểu hơn vì Đức ngữ vốn khó, lại càng khó hiểu hơn vì lối viết, lối hành văn rất phức tạp mà ngay cả người dân Đức bình thường cũng chưa hiểu rõ một cách cặn kẽ. Vì thế, tốt nhất người nộp đơn xin tị nạn phải cần luật sư chuyên ngành cố vấn.

Độc giả cũng đã biết vụ doanh nhân Việt trốn sang Berlin, có dư tiền mướn Luật sư (LS), xin tị nạn ở Đức nhưng cho đến ngày tin đương sự về VN đầu thú thủ tục hồ sơ vẫn chưa xong, là một ví dụ.

 

Cách đây vài ngày, ông Nguyễn Quang Hồng Nhân (NQHN) và vợ bị Đức "dẫn độ" về VN. Dĩ nhiên đây là sự ngạc nhiên lớn đối với người Việt ở hải ngoại nói chung và chính người viết có thấy tin, bài viết liên quan trên liên mạng nhưng vì không rõ nội vụ nên chẳng dám lạm bàn. Tuy nhiên, nếu độc giả nào đọc báo có thể đã đọc qua tin tôi giới thiệu qua mục Lá Thư từ nước Đức về chuyện "Đan Mạch thông qua chính sách tị nạn mới - Trục xuất thay vì hội nhập". Đức cũng không ngoại lệ đã thắt chặt chính sách tị nạn và quy định trục xuất nghiêm ngặt (nhất là đối với các kẻ phạm tội). Chưa hết, Đức còn thay đổi đạo luật mở rộng danh sách các nước "thuộc diện an toàn" để dễ dàng trục xuất người tị nạn đến từ các quốc gia này khỏi phải tốn nhiều thời gian, công sức để duyệt xét đơn tị nạn.
 
Riêng về việc ai đến Đức từ một đệ tam quốc gia nào đó cũng có sự phức tạp của nó. Điển hình đương sự đúng ra phải xin tị nạn ở nước đầu tiên họ đến. Không những Đức mà hầu hết các quốc gia thuộc EU hầu như đều áp dụng nguyên tắc này để từ chối cho tị nạn. Còn người nào đi du lịch sang Đức rồi xin tị nạn cũng khó tránh khỏi những trở ngại. Đức trên căn bản không khước từ việc "đương sự mượn dịp đi du lịch" nộp đơn xin tị nạn, cho đương sự được tạm dung trong thời gian "duyệt xét" nhưng khả năng đạt kết quả rất ít, lý do dễ hiểu khó giải bày là đương sự bị theo dõi, áp bức. Làm thế nào để chứng minh "thật sự bị csVN áp bức (ví dụ như trường hợp NQHN)" là cả một vấn đề khó khăn, khó thuyết phục được cơ quan xét hồ sơ tị nạn vì NẾU thật sự bị "nhà nước theo dõi, bị áp bức" thì sẽ giải thích thế nào cho khả tín khi đương sự được phép ung dung đi "du lịch" nước ngoài dù bất cứ dưới hình thức nào?

 

Đức là một nước "Dân Chủ Pháp Trị". Đức có những luật lệ riêng mà ngay cả người Đức phải tuân theo vì vậy "người tị nạn nói chung (nhất là những ai ở ngoài Đức)" phải tôn trọng luật của xứ họ đến cho nên khi Đức dẫn độ một người nào đó xin tị nạn NẾU bị bát đơn thì Đức phải có lý do của họ nhưng (theo tôi nghĩ) vì muốn "bảo mật dữ liệu cá nhân" nên cơ quan thẩm quyền Đức không công bố chi tiết. Chuyện Đức "dẫn độ" chúng ta nghe biết chắc là phải có lý do thiết thực mà có lẽ "đương sự, thân nhân hay Luật sư của họ (nếu có) nắm vững hơn người ngoài. Ngay cả chuyện cô con gái còn ở đây cũng vậy vì theo luật Đức cô ta đã trên 18 tuổi nên có quyền tự quyết định, kể cả việc bây giờ nộp đơn xin tị nạn. Xét cho hay không tùy cơ quan đặc trách tị nạn của Đức nhưng theo thiển ý cô ta có thể "uyển chuyển" để giải quyết. Tuy nhiên cũng là chuyện cá nhân và đi từ căn bản này tôi xin được miễn bàn thêm.

 

Ngoài ra, người viết dựa vào tin ngắn ngày 15.02.2019 của AFP để độc giả biết rõ quan điểm của Đức liên quan đến chính sách tị nạn, rằng Đức  "phân biệt rõ ràng giữa những người cần được bảo vệ và những người không có quyền cư trú."

 

Để rộng đường dư luận tôi mạo muội giới thiệu Luật 16a thuộc luật cơ bản của Đức: Luật tị nạn bằng tiếng Việt do tôi (không phải LS, may mắn nhờ tốt nghiệp TU (Technical University) Đức nên cũng biết chút ít tiếng Đức (thua xa người học luật hay kém Đức ngữ hơn dân học kinh tế, ngôn ngữ học) chuyển ngữ theo khả năng tiếng Việt hạn hẹp của mình, kèm bản chính bằng tiếng Đức và Anh ngữ  để đồng hương tiện theo dõi. Mong hoan hỷ cho mọi sơ sót. Đa tạ (LNC)

* * *

* Luật cơ bản cho Cộng hòa Liên bang Đức    Art 16a

 

 blank

                               


(1) Những người "bị đàn áp chính trị" được hưởng quyền tị nạn.


2. Đoạn 1 sẽ không áp dụng cho bất kỳ ai nhập từ một quốc gia thành viên của các cộng đồng châu Âu hoặc từ một quốc gia thứ ba khác đảm bảo áp dụng Công ước về tình trạng người tị nạn và Công ước bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơ bản. Các quốc gia ngoài Cộng đồng Châu Âu áp dụng các điều kiện của câu 1 được xác định theo luật yêu cầu sự chấp thuận của Hội đồng Liên bang (Bundesrat). Trong các trường hợp của câu 1, các biện pháp chấm dứt có thể được thực hiện độc lập với kháng cáo chống lại chúng.


(3) Theo luật, cần có sự đồng ý của Hội đồng Liên bang (Bundesrat), các quốc gia có thể được xác định ở đâu, trên cơ sở tình hình pháp lý, áp dụng luật pháp và các điều kiện chính trị chung, không có sự khủng bố chính trị, hình phạt hay đối xử vô nhân đạo. Người ta cho rằng một người nước ngoài từ một quốc gia như vậy sẽ KHÔNG bị truy tố trừ khi anh ta trình bày những sự thật chứng minh cho "giả định" rằng anh ta đang bị truy tố trái với giả thuyết này.


(4) Trong các trường hợp được nêu trong đoạn 3 và trong các trường hợp khác không có căn cứ hoặc không có căn cứ rõ ràng, việc thi hành chấm dứt các biện pháp cư trú chỉ bị Tòa án đình chỉ nếu có nghi ngờ nghiêm trọng về tính hợp pháp của biện pháp này; phạm vi kiểm tra có thể bị giới hạn và bất kỳ đơn nộp muộn nào cũng có thể bị bỏ qua. Các chi tiết sẽ được xác định bởi pháp luật.

 

(5)  Đoạn 1 đến 4 sẽ không loại trừ các thỏa thuận quốc tế được ký kết giữa các quốc gia thành viên của Cộng đồng châu Âu với nhau và với các quốc gia thứ ba, liên quan đến các nghĩa vụ phát sinh từ Công ước liên quan đến tư cách pháp lý của người tị nạn và Công ước bảo vệ quyền con người và quyền tự do cơ bản, mà sự áp dụng những quyền này tại các quốc gia ký kết phải được đảm bảo, các quy tắc thẩm quyền để kiểm tra các đơn xin tị nạn, bao gồm cả việc công nhận lẫn nhau các quyết định tị nạn.

***

Deutsche Version: Grundgesetz für die Bundesrepublik Deutschland

 

(1) Politisch Verfolgte genießen Asylrecht.

 

(2) Auf Absatz 1 kann sich nicht berufen, wer aus einem Mitgliedstaat der Europäischen Gemeinschaften oder aus einem anderen Drittstaat einreist, in dem die Anwendung des Abkommens über die Rechtsstellung der Flüchtlinge und der Konvention zum Schutze der Menschenrechte und Grundfreiheiten sichergestellt ist. Die Staaten außerhalb der Europäischen Gemeinschaften, auf die die Voraussetzungen des Satzes 1 zutreffen, werden durch Gesetz, das der Zustimmung des Bundesrates bedarf, bestimmt. In den Fällen des Satzes 1 können aufenthaltsbeendende Maßnahmen unabhängig von einem hiergegen eingelegten Rechtsbehelf vollzogen werden.

 

(3) Durch Gesetz, das der Zustimmung des Bundesrates bedarf, können Staaten bestimmt werden, bei denen auf Grund der Rechtslage, der Rechtsanwendung und der allgemeinen politischen Verhältnisse gewährleistet erscheint, daß dort weder politische Verfolgung noch unmenschliche oder erniedrigende Bestrafung oder Behandlung stattfindet. Es wird vermutet, daß ein Ausländer aus einem solchen Staat nicht verfolgt wird, solange er nicht Tatsachen vorträgt, die die Annahme begründen, daß er entgegen dieser Vermutung politisch verfolgt wird.

 

(4) Die Vollziehung aufenthaltsbeendender Maßnahmen wird in den Fällen des Absatzes 3 und in anderen Fällen, die offensichtlich unbegründet sind oder als offensichtlich unbegründet gelten, durch das Gericht nur ausgesetzt, wenn ernstliche Zweifel an der Rechtmäßigkeit der Maßnahme bestehen; der Prüfungsumfang kann eingeschränkt werden und verspätetes Vorbringen unberücksichtigt bleiben. Das Nähere ist durch Gesetz zu bestimmen.

 

(5) Die Absätze 1 bis 4 stehen völkerrechtlichen Verträgen von Mitgliedstaaten der Europäischen Gemeinschaften untereinander und mit dritten Staaten nicht entgegen, die unter Beachtung der Verpflichtungen aus dem Abkommen über die Rechtsstellung der Flüchtlinge und der Konvention zum Schutze der Menschenrechte und Grundfreiheiten, deren Anwendung in den Vertragsstaaten sichergestellt sein muß, Zuständigkeitsregelungen für die Prüfung von Asylbegehren einschließlich der gegenseitigen Anerkennung von Asylentscheidungen treffen.

 

.. ..

English: Article 16a [Right of asylum]

 

(1) Persons persecuted on political grounds shall have the right of asylum.

 

(2) Paragraph (1) of this Article may not be invoked by a person who enters the federal territory from a member state of the European Communities or from another third state in which application of the Convention Relating to the Status of Refugees and of the Convention for the Protection of Human Rights and Fundamental Freedoms is assured. The states outside the European Communities to which the criteria of the first sentence of this paragraph apply shall be specified by a law requiring the consent of the Bundesrat. In the cases specified in the first sentence of this paragraph, measures to terminate an applicant’s stay may be implemented without regard to any legal challenge that may have been instituted against them.

 

(3) By a law requiring the consent of the Bundesrat, states may be specified in which, on the basis of their laws, enforcement practices and general political conditions, it can be safely concluded that neither political persecution nor inhuman or degrading punishment or treatment exists. It shall be presumed that a foreigner from such a state is not persecuted, unless he presents evidence justifying the conclusion that, contrary to this presumption, he is persecuted on political grounds.

 

(4) In the cases specified by paragraph (3) of this Article and in other cases that are plainly unfounded or considered to be plainly unfounded, the implementation of measures to terminate an applicant’s stay may be suspended by a court only if serious doubts exist as to their legality; the scope of review may be limited, and tardy objections may be disregarded. Details shall be determined by a law.

 

(5) Paragraphs (1) to (4) of this Article shall not preclude the conclusion of international agreements of member states of the European Communities with each other or with those third states which, with due regard for the obligations arising from the Convention Relating to the Status of Refugees and the Convention for the Protection of Human Rights and Fundamental Freedoms, whose enforcement must be assured in the contracting states, adopt rules conferring jurisdiction to decide on applications for asylum, including the reciprocal recognition of asylum decisions.

 

 

* ©     Lê Ngọc Châu – (Nam Đức, Chiều 31.03.2019)

          - Url: Internet + GG_D Art 16a

 



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nelson Mandela (1918-2013), quán quân Giải Nobel Hòa Bình năm 1993, nhà hoạt động chống chế độ phân biệt chủng tộc bị tù 27 năm, và là vị tổng thống người da đen đầu tiên được bầu trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên của nước Nam Phi vào năm 1994, đã từng nói rằng, “Giáo dục là vũ khí có sức mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới.” Hơn ai hết, Nelson Mandela là người không những hiểu rõ giá trị thực sự của nền giáo dục mà còn áp dụng kiến thức đó trong việc làm thay đổi đất nước và dân tộc Nam Phi của ông. Ông đã dẫn dắt Nam Phi từ một quốc gia ngập chìm trong bóng tối của thù hận, phân hóa và lạc hậu để vươn mình lên trong ánh sáng của đoàn kết, hòa bình và phát triển.
Hoa Kỳ đã tấn công Iran. Chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gợi ý rằng có thể trì hoãn bất kỳ hành động quân sự nào của Mỹ trong nhiều tuần, ông tuyên bố vào ngày 21/6 rằng máy bay Mỹ đã tấn công ba địa điểm hạt nhân của Iran, bao gồm cả cơ sở bị chôn sâu ở Fordow. Các quan chức Iran xác nhận rằng các cuộc không kích đã diễn ra. Mặc dù ông Trump khẳng định rằng các địa điểm này đã bị "xóa sổ", nhưng vẫn chưa rõ các cuộc tấn công đã gây ra thiệt hại gì.
Jena, Louisiana – một thị trấn 4.000 dân lọt thỏm giữa rừng thông – nơi bảng hiệu đầu làng ca ngợi đội bóng nữ vô địch của bang, nhưng cách đó chỉ ba dặm, sau hàng rào kẽm gai và lời Kinh Thánh treo lủng lẳng, là Trại Giam ICE đồ sộ - do GEO Group điều hành. Nơi đây hiện giam giữ hơn 1000 người – phần lớn chưa từng bị kết tội hình sự, nhiều người chỉ là dân đang xin tị nạn hợp pháp, số còn lại chưa kịp hiểu vì sao mình bị bắt...
Tại sao Trump lại vội vàng ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và chính sách mới như vậy?AI: Có hai lý do.Đầu tiên, tổng thống vội vàng vì nếu có bất kỳ điều gì sai trái xảy ra vào đầu nhiệm kỳ, ông có thể đổ lỗi cho chính quyền trước và nhà nước (những người làm việc cho ông). Nếu để lâu, những điều sai trái sẽ là trách nhiệm của ông, và Trump không thích chịu trách nhiệm.Thứ hai, ông biết trong hai năm nữa, đảng Cộng hòa sẽ mất quyền kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử quốc hội và ông sẽ trở thành què quặt. Ông cần phải hoàn thành mọi việc ngay bây giờ. Ông muốn tập trung vào các doanh nghiệp của mình trong hai năm cuối nhiệm kỳ tổng thống,
Bao dung – một từ nghe thật thanh thoát. Âm tiết của nó cũng thật bình dị, thốt ra từ thanh quản nhẹ nhàng không cần uốn nắn, như cỏ mọc từ đất, như mưa từ trời. Vậy mà ngày nay, trong một xã hội đứng đầu thế giới về tự do, về quyền con người, hai từ “bao dung” bỗng dưng khó tìm. Chính trong tháng Sáu này, tháng gọi là Pride Month, những câu chuyện thương tâm về cộng đồng LGBTQ+ bị chìm trong bóng tối. Có lẽ trong sáu tháng qua, nước Mỹ có quá nhiều những phát ngôn, biến cố, thay đổi mà đối với truyền thông, đó là điều cần phải nói, và nói mỗi ngày. Hoặc cũng có lẽ, trong một chính quyền đang nỗ lực bác bỏ DEI, đóng chặt cửa với di dân, thì truyền thông cũng không dám đào sâu về những gì thuộc về cộng đồng yếu thế. Cho dù, đó là một án mạng lấy đi cuộc sống một con người, hoặc chấm dứt những nguyên tắc vốn đã được nhìn nhận hàng thập kỷ.
“Nơi nào người ta bắt đầu đốt sách, nơi đó người ta rồi cũng sẽ thiêu người.”— Heinrich Heine. Câu nói nổi tiếng từ thế kỷ XIX của thi sĩ Heinrich Heine, tưởng chỉ là tiếng vọng u ám của bóng ma lịch sử nhưng hôm nay, giữa thế kỷ XXI, lời cảnh báo ấy lại trở nên rúng động – ngay trên đất nước từng được xem là ngọn hải đăng của tự do học thuật. Oái oăm thay, những dấu hiệu đầu tiên của bóng tối không phát xuất từ một chế độ độc tài phương Đông, mà từ chính nước Mỹ – xứ sở từng được xem là ngọn hải đăng của giáo dục tự do.
Donald Trump không đội vương miện, nhưng ông đã luyện được cách bắt cả một đảng chính trị quỳ gối. Và cũng như các ông vua cổ đại, ông không cần luật – ông chính là luật. Nếu Toà Tối cao chống đối, ông sẽ gọi đó là “phản quốc.” Nếu truyền thông phản biện, ông gọi đó là “tin giả.” Nếu có cuộc bầu cử mà ông thua, ông sẽ bảo đó là “gian lận.” Và nếu có ai dám nói điều gì khác, ông sẽ gửi quân đội tới – như ông đã làm ở Los Angeles, để dạy cho đám biểu tình “hỗn xược” ấy một bài học về dân chủ... bằng đạn cao su và lựu đạn cay.
Ryanne Mena là một nhà báo đưa tin về tội phạm và an toàn công cộng cho Southern California News Group. Thứ Sáu, 6/6, ngày đầu tiên diễn ra cuộc biểu tình phản đối chính sách nhập cư của chính quyền Trump, chống lại các cuộc bố ráp của Cảnh Sát Di Trú (ICE), Mena đã có mặt ngay trên đường phố Los Angeles, bên ngoài Trung tâm giam giữ Metropolitan,L.A. Tại đây, cô bị trúng đạn hơi cay ở đùi bên trái Ngày kế tiếp, nữ phóng viên này bị trúng đạn cao su của các đặc vụ liên bang bắn vào đầu, bên phải, cách tai của cô chỉ khoảng 1 inch. Những tấm ảnh Mena và các đồng nghiệp khác bị thương lan tỏa khắp Instagram, Twitter.
Giữa lúc Tòa Bạch Ốc đang tìm mọi cách cứu vớt mối quan hệ Trump-Musk thì các cựu quan chức an ninh y tế cho biết chính quyền Trump hủy bỏ $766 triệu trong các hợp đồng nghiên cứu phát triển vaccine mRNA để chống lại các loại đại dịch cúm. Với họ, đây là đòn giáng mới nhất vào quốc phòng quốc gia. Họ cảnh báo rằng Hoa Kỳ có thể phải nhờ đến lòng trắc ẩn của các quốc gia khác trong đại dịch tiếp theo. ABC News dẫn lời Beth Cameron, cố vấn cao cấp của Trung tâm Đại dịch thuộc Brown University Pandemic Center, và là cựu giám đốc Hội đồng an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc, cho biết: “Các hành động của chính quyền đang làm suy yếu khả năng phòng ngừa của chúng ta đối với các mối đe dọa sinh học. Việc hủy bỏ khoản đầu tư này là một tín hiệu cho thấy chúng ta đang thay đổi lập trường về công tác chuẩn bị ứng phó với đại dịch. Và điều đó không tốt cho người dân Mỹ.”
Ăn mặc đẹp là nói về thời trang. Lịch sử “thời trang cao cấp” thuộc về truyền thống của Pháp: Haute couture từ thế kỷ 17. Đến thế kỷ 19, ngành thời trang cao cấp đã phát triển thành một phương tiện kích thích tăng trưởng trong nền kinh tế Pháp. Trong thời gian này, các nhà tạo mốt như Dior, Chanel và Balenciaga đã được thành lập. Tuy nhiên, vào thế kỷ 20, ngành thời trang cao cấp ở Pháp đã mất đi phần lớn sự huyền bí của mình và phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các thị trường quốc tế khác, đặc biệt là ở Ý và Hoa Kỳ. Sự thành công của bối cảnh thời trang quốc tế và tiềm năng lợi nhuận đã thu hút sự chú ý của các tập đoàn hàng xa xỉ, được tiên phong bởi ông trùm kinh doanh người Pháp và người sáng lập LVMH Bernard Arnault vào năm 1987. Ngày nay, các tập đoàn này vẫn tiếp tục duy trì hoạt động lịch sử của các nhà thời trang xa xỉ thông qua việc bổ nhiệm các giám đốc sáng tạo, những người diễn giải và chỉ đạo triết lý thiết kế của thương hiệu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.