QUÀ CHO NĂM MỚI
Nguyễn Trần Diệu Hương
Cuối năm, dù có hay không có thì giờ nhìn lại 365 ngày vừa qua, ngưởi ta đều buồn man mác vì biết mình vừa mất đi một phần đời không bao giờ còn tìm lại đươc. Với Nhà Thơ Trịnh Y Thư thì:
Chiều cuối năm xuống phố
Rừng người chẳng ai nghe
Chỉ thấy hình với bóng
Trong mắt của Trịnh Y Thư, đá được nhân cách hóa,được kính trọng như những người từng trải, nhiều kinh nghiệm đáng cho chúng ta học hỏi:
Các ngài có mặt trên mặt đất này
bao nhiêu triệu năm rồi
loài người chúng tôi làm sao bì kịp
tôi sẽ lắng nghe – vâng sự lặng thinh của đá
là lời nói chân tình nhất tôi từng nghe qua.
Từ khi đọc tập thơ "Phế tích của ảo ảnh", mà bìa trước được trình bày theo trường phái hội họa Picasso, chúng tôi đã nhìn những núi đá chập chùng bao quanh "thung lũng hoa vàng" ở miền Bắc California bằng một con mắt khác.

Ngay cả những viên sỏi nhỏ nằm trên đường, câm nín yên lặng dưới bước chân mỗi ngày cũng được chúng tôi kính trọng hơn, có thể dạy cho chúng tôi sự nhẫn nhục, và khiêm tốn.

Ngay cả những viên sỏi nhỏ nằm trên đường, câm nín yên lặng dưới bước chân mỗi ngày cũng được chúng tôi kính trọng hơn, có thể dạy cho chúng tôi sự nhẫn nhục, và khiêm tốn.
Chì với hai câu thơ, tác giả "Phế tích của ảo ảnh" đã giới thiệu được với người đọc cốt lõi của Phật giáo :
Lên chùa ăn bát cơm chay
chợt nghe tiền kiếp chật dày thời gian
chợt nghe tiền kiếp chật dày thời gian
Ngày Tết, thi sĩ đi chùa không phải để cầu xin điều gì với Phật, mà chỉ để:
Lên chùa ăn bát cơm chay
hỏi han mới biết nợ vay kiếp người
rồi đây như chiếc lá rơi
hạ đông ngọn cỏ dặm khơi ảnh nhòa.
hỏi han mới biết nợ vay kiếp người
rồi đây như chiếc lá rơi
hạ đông ngọn cỏ dặm khơi ảnh nhòa.
Đến giữa năm, Nhà Thơ chìm trong suy tư với những câu thơ lục bát:
Tháng Năm tôi ngỡ Tháng Mười
Dấu chân tao tác một đời hợp tan
Thàng Mười tôi ngỡ Tháng Năm
Ngỡ chuông tịnh độ trăng rằm ngoài hiên
Nếu Nhà Thơ Nguyễn Công Trứ đã chán đời mà than bằng thơ lục bát
Kiếp sau xin chớ làm người
Làm thân cây đứng giữa trời mà reo
Thì hậu bối của ông, Trịnh Y Thư đã dùng thơ 5 chữ để đồng cảm :
Những điều không muốn nhớ
Cứ vây bủa một đời
Kiếp sau làm giống hổ
Trong rừng mà chạy chơi
Từng câu thơ lục bát trong "Phế tích của ảo ảnh" sẽ nằm lại trong tâm thức của độc giả sau khi xếp sách:
Xin cho môt khoảng trời xanh
Dầu không tri kỷ vẫn quang nỗi buồn
Xin cho một góc trời gần
Dẫu không duyên nợ vẫn cần vòng tay
Mỗi sáng chải tóc trước gương, chắc cũng như chúng tôi, người đọc sẽ nhớ thơ của Trịnh Y Thư:
Sáng ra thấy tóc chấm vai
Chợt hay năm tháng đã dài đời nhau
Thơ của một người có học vị về môn Toán, nhưng yêu cổ văn, giỏi dịch thuật, có đầy đủ các nốt nhạc của cuộc đời.
Thơ của anh dễ đi vào lòng độc giả, và nằm rất lâu (có thể là đến hết đời) ở đó. Với riêng chúng tôi, từ ngày đọc "Phế tích của ảo ảnh", bỗng dưng thấy mình từ bi, và dịu dàng hơn vì đã nghe Nhà thơ nhắc:
một mai về với mây ngàn
chỉ xin nhớ chút dịu dàng của nhau.
Xin cảm ơn anh Trịnh Y Thư, và xin giới thiệu với những người yêu tiếng Việt "từ khi mới ra đời" một thi phẩm rất hay: "Phế tích của Ảo ảnh".
Nguyễn Trần Diệu Hương
Đầu năm Tây, cuối năm Ta
JAN 2019
Gửi ý kiến của bạn