Xuân Niệm
Vậy là gần Tết... Nhiều lễ hội chuẩn bị tưng bừng...
Báo Việt Nam Mới kể chuyện Đà Nẵng: Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, đường hoa xuân Đà Nẵng được tổ chức tại đường Bạch Đằng, từ khu vực cầu Rồng đến trước trụ sở HĐND TP Đà Nẵng và Trần Hưng Đạo.
Tại con đường hoa xuân sẽ trang trí biểu tượng linh vật Kỷ Hợi, tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật như bài chòi, thổi kèn hơi, chợ đêm Sơn Trà...phục vụ người dân và du khách.
Báo Dân Trí kể: Thầy và trò trường ĐH Đại Nam vừa tự tay gói hơn 1.000 chiếc bánh chưng dành tặng những hoàn cảnh kém may mắn trong cuộc sống.
Chương trình "Tấm bánh nghĩa tình" của trường ĐH Đại Nam đã bước sang năm thứ 8 với sự tham gia của hàng ngàn cán bộ, giảng viên và sinh viên tham gia quyên góp, thực hiện. Chương trình đã quyên góp được hơn 1 tỷ đồng, tận tay gói hơn 10.000 tấm bánh mang Tết về cho hàng chục ngàn người kém may mắn trong xã hội.
Bản tin VietnamNet kể chuyện Sài Gòn: Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, nhiều hộ nông dân trồng hoa ở vùng ngoại thành phường Thới An (quận 12, TP.SG) đang tất bật chăm sóc cho hoa để kịp cung ứng ra thị trường vào dịp Tết.
Loài hoa đặc trưng được nông dân ưa trồng tại vùng ven Sài Gòn này là hoa mào gà, cúc Hà Nội, dừa cạn... với số lượng lên đến hàng nghìn chậu/hộ.
Báo Giao Thông kể chuyện hoa mai Hà Nội kén người: Mai trắng hay còn gọi nhất chi mai nổi tiếng là loại hoa hiếm có, khó trồng và rất kén người chơi.
Theo các chủ vườn tại Nhật Tân (Hà Nội), để có một gốc mai đến khi bán ra thị trường phải mất nhiều năm trời chăm sóc với những yêu cầu khắt khe. Mỗi cây mai nhỏ tại đây có giá từ 1,5 - 2 triệu đồng, cây cỡ lớn hơn từ 5 - 6 triệu đồng. Đặc biệt, cây có tuổi thọ càng lâu, thế cây càng độc, lạ thì giá càng cao, có thể lên tới vài chục triệu đồng.
Nhất chi mai có gốc xù xì, thân đen óng và không có quả. Vì vậy, việc nhân giống loại hoa này sẽ gặp không ít khó khăn.
Báo Đầu Tư Tài Chánh kể chuyện bánh Quảng Ngãi: Bánh thuẫn là bánh đặc sản truyền thống của tỉnh Quảng Ngãi, không thể thiếu trong các dịp Tết cổ truyền, cúng gia tiên,…
Ngay từ giữa tháng chạp âm lịch, nhiều hộ làm bánh của làng đúc bánh thuẫn đã tất bật từ mờ sớm đến đêm khuya để kịp phục vụ tết.
Chỉ mới bước chân vào làng xã Đức Thạnh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, người đi đường có thể nhận thấy mùi thơm của các lò làm bánh thuẫn. Từ khắp đầu làng cuối xóm, không khí luôn tất bật để nhanh chóng cho ra lò những mẻ bánh thuẫn phục vụ tết.
Báo Dân Việt kể chuyện hoa Đà Nẵng: Hoa chậu, hoa treo tăng giá, nhà nông lãi đậm.
Người dân trồng hoa ở làng nghề Dương Sơn (xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) đang rất phấn khởi vì được mùa, giá bán tăng cao hơn so với năm ngoái. Với vụ trồng hoa thắng lợi, năm nay bà con sẽ đón một cái tết cổ truyền sung túc, đầm ấm.
...Ông Ngô Văn Lâu – Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Châu cho biết, làng hoa Dương Sơn có diện tích 4,5ha, với hơn 24 hộ thành viên. Hoa trồng ở đây chủ yếu là các loại như: hoa hướng dương, hoa lan mokara, lan hồ điệp, hoa súng, hoa sen, dạ yến thảo,... với đủ sắc màu.
Báo Hà Tĩnh kể: Cận tết, nơi được mệnh danh là "thủ phủ lá dong" lớn nhất Hà Tĩnh nằm ở thôn Vĩnh Phúc, xã Đức Vĩnh (Đức Thọ) lại tất bật từ sáng đến tối mịt. Người người, nhà nhà bận rộn cắt tỉa, thu hoạch những vườn dong có lá to đẹp vận chuyển đến khắp nơi trong tỉnh để phục vụ người dân gói bánh chưng.
Ở thôn Vĩnh Phúc hầu như nhà nào cũng trồng cây lá dong. Mùa tết, có nhà có đến bốn, năm vạn lá dong đưa ra chợ bán, nhà ít cũng đủ gói bánh chưng hay biếu, tặng người quen.
Bản tin VTV kể chuyện ở xã đảo Thổ Chu, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang: Xã đảo Thổ Chu có hơn 2.000 dân, là một trong những xã đảo đông nhất nhì vùng biển Tây Nam. Từ chỗ chỉ có 17 hộ dân đầu tiên ra đảo vào năm 1993, đến nay đảo Thổ Chu đã có hơn 550 hộ dân sinh sống với các hoạt động kinh tế đa dạng như: nuôi trồng, khai thác thủy sản và dịch vụ du lịch. Qua buổi sáng, người dân ở đảo lại trở về với lồng bè nuôi cá và những chuyến tàu đánh bắt. Nhịp sống ở đảo cứ vậy, yên bình và từng bước chuyển mình
Theo người dân ở đảo, những buổi sáng cuối năm thường xôm tụ và đông vui hơn ngày thường. Tuy nhiên, đến khoảng ngày rằm hoặc 20 tháng Chạp Âm lịch, đảo Thổ Chu sẽ trở nên vắng lặng vì nhiều người trở về đất liền để ăn Tết và thăm quê.
Báo Công Thương kể chuyện: Giá đang nhích dần từng ngày, hôm đầu tuần thịt lợn hơi là 43.000 đồng/kg, thì nay đã tăng lên 45.000 đồng, có chỗ còn bán được giá 48.000 đồng.
Mấy ngày qua,mặt hàng thịt lợn tại các chợ có chiều hướng tăng giá mạnh. Khảo sát của người viết tại mội số chợ truyền thống và chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội cho thấy các mặt hàng thịt lợn đều tăng giá từ 20 – 30% so với thời điểm giá ở những tháng trước đó. Cụ thể, thịt ba chỉ có giá từ 80.000 -90.000 đồng/kg; thịt nạc vai giá từ 90 – 100.000 đồng/kg, chân giò có giá từ 80 – 100 nghìn đồng/kg, sườn non 90- 100.000 đồng/kg...
Bản tin VnExpress kể chuyện tâm linh: Nhiều người tin vào quan niệm đến 'vay' ở đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh) thì công việc kinh doanh sẽ thuận lợi, may mắn.
Ngôi đền Bà Chúa Kho ở làng Cô Mễ, xã Vũ Ninh, Bắc Ninh nổi tiếng từ lâu vì nhiều người tin Bà Chúa Kho ban cho người đến đây vốn liếng, sự thành công trong việc làm ăn. Người hành hương chủ yếu là dân kinh doanh, buôn bán. Thời điểm cận Tết và tháng Giêng Âm lịch, người dân cung tiến mâm lễ chất đầy vàng mã với quan niệm “đầu năm đi vay, cuối năm trả nợ”.
Tạp Chí Tài Chánh kể chuyện hàng dỏm, hàng nhái: nguồn cung thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới là vấn đề không đáng lo ngại. Tuy nhiên, mối lo nhất phải kể tới là nếu không kiểm soát chặt, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ dễ bề hoành hành.
Vừa qua, Tổng cục Quản lý thị trường và lực lượng quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra tình hình vi phạm hàng giả, hàng nhái tại 4 cửa hàng trên địa bàn Hà Nội là phố Hàng Đào, Hàng Dầu, Hàng Buồm đã phát hiện nhiều hàng thực phẩm thiếu hóa đơn, chứng từ, nhãn hiệu không rõ nguồn gốc.
Nhiều loại bánh kẹo, bánh mứt, các loại hạt, hoa quả sấy… không rõ nguồn gốc xuất xứ được buôn bán và tiêu thụ tràn lan tại các chợ.
Vậy là gần Tết... Nhiều lễ hội chuẩn bị tưng bừng...
Báo Việt Nam Mới kể chuyện Đà Nẵng: Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, đường hoa xuân Đà Nẵng được tổ chức tại đường Bạch Đằng, từ khu vực cầu Rồng đến trước trụ sở HĐND TP Đà Nẵng và Trần Hưng Đạo.
Tại con đường hoa xuân sẽ trang trí biểu tượng linh vật Kỷ Hợi, tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật như bài chòi, thổi kèn hơi, chợ đêm Sơn Trà...phục vụ người dân và du khách.
Báo Dân Trí kể: Thầy và trò trường ĐH Đại Nam vừa tự tay gói hơn 1.000 chiếc bánh chưng dành tặng những hoàn cảnh kém may mắn trong cuộc sống.
Chương trình "Tấm bánh nghĩa tình" của trường ĐH Đại Nam đã bước sang năm thứ 8 với sự tham gia của hàng ngàn cán bộ, giảng viên và sinh viên tham gia quyên góp, thực hiện. Chương trình đã quyên góp được hơn 1 tỷ đồng, tận tay gói hơn 10.000 tấm bánh mang Tết về cho hàng chục ngàn người kém may mắn trong xã hội.
Bản tin VietnamNet kể chuyện Sài Gòn: Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, nhiều hộ nông dân trồng hoa ở vùng ngoại thành phường Thới An (quận 12, TP.SG) đang tất bật chăm sóc cho hoa để kịp cung ứng ra thị trường vào dịp Tết.
Loài hoa đặc trưng được nông dân ưa trồng tại vùng ven Sài Gòn này là hoa mào gà, cúc Hà Nội, dừa cạn... với số lượng lên đến hàng nghìn chậu/hộ.
Báo Giao Thông kể chuyện hoa mai Hà Nội kén người: Mai trắng hay còn gọi nhất chi mai nổi tiếng là loại hoa hiếm có, khó trồng và rất kén người chơi.
Theo các chủ vườn tại Nhật Tân (Hà Nội), để có một gốc mai đến khi bán ra thị trường phải mất nhiều năm trời chăm sóc với những yêu cầu khắt khe. Mỗi cây mai nhỏ tại đây có giá từ 1,5 - 2 triệu đồng, cây cỡ lớn hơn từ 5 - 6 triệu đồng. Đặc biệt, cây có tuổi thọ càng lâu, thế cây càng độc, lạ thì giá càng cao, có thể lên tới vài chục triệu đồng.
Nhất chi mai có gốc xù xì, thân đen óng và không có quả. Vì vậy, việc nhân giống loại hoa này sẽ gặp không ít khó khăn.
Báo Đầu Tư Tài Chánh kể chuyện bánh Quảng Ngãi: Bánh thuẫn là bánh đặc sản truyền thống của tỉnh Quảng Ngãi, không thể thiếu trong các dịp Tết cổ truyền, cúng gia tiên,…
Ngay từ giữa tháng chạp âm lịch, nhiều hộ làm bánh của làng đúc bánh thuẫn đã tất bật từ mờ sớm đến đêm khuya để kịp phục vụ tết.
Chỉ mới bước chân vào làng xã Đức Thạnh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, người đi đường có thể nhận thấy mùi thơm của các lò làm bánh thuẫn. Từ khắp đầu làng cuối xóm, không khí luôn tất bật để nhanh chóng cho ra lò những mẻ bánh thuẫn phục vụ tết.
Báo Dân Việt kể chuyện hoa Đà Nẵng: Hoa chậu, hoa treo tăng giá, nhà nông lãi đậm.
Người dân trồng hoa ở làng nghề Dương Sơn (xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) đang rất phấn khởi vì được mùa, giá bán tăng cao hơn so với năm ngoái. Với vụ trồng hoa thắng lợi, năm nay bà con sẽ đón một cái tết cổ truyền sung túc, đầm ấm.
...Ông Ngô Văn Lâu – Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Châu cho biết, làng hoa Dương Sơn có diện tích 4,5ha, với hơn 24 hộ thành viên. Hoa trồng ở đây chủ yếu là các loại như: hoa hướng dương, hoa lan mokara, lan hồ điệp, hoa súng, hoa sen, dạ yến thảo,... với đủ sắc màu.
Báo Hà Tĩnh kể: Cận tết, nơi được mệnh danh là "thủ phủ lá dong" lớn nhất Hà Tĩnh nằm ở thôn Vĩnh Phúc, xã Đức Vĩnh (Đức Thọ) lại tất bật từ sáng đến tối mịt. Người người, nhà nhà bận rộn cắt tỉa, thu hoạch những vườn dong có lá to đẹp vận chuyển đến khắp nơi trong tỉnh để phục vụ người dân gói bánh chưng.
Ở thôn Vĩnh Phúc hầu như nhà nào cũng trồng cây lá dong. Mùa tết, có nhà có đến bốn, năm vạn lá dong đưa ra chợ bán, nhà ít cũng đủ gói bánh chưng hay biếu, tặng người quen.
Bản tin VTV kể chuyện ở xã đảo Thổ Chu, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang: Xã đảo Thổ Chu có hơn 2.000 dân, là một trong những xã đảo đông nhất nhì vùng biển Tây Nam. Từ chỗ chỉ có 17 hộ dân đầu tiên ra đảo vào năm 1993, đến nay đảo Thổ Chu đã có hơn 550 hộ dân sinh sống với các hoạt động kinh tế đa dạng như: nuôi trồng, khai thác thủy sản và dịch vụ du lịch. Qua buổi sáng, người dân ở đảo lại trở về với lồng bè nuôi cá và những chuyến tàu đánh bắt. Nhịp sống ở đảo cứ vậy, yên bình và từng bước chuyển mình
Theo người dân ở đảo, những buổi sáng cuối năm thường xôm tụ và đông vui hơn ngày thường. Tuy nhiên, đến khoảng ngày rằm hoặc 20 tháng Chạp Âm lịch, đảo Thổ Chu sẽ trở nên vắng lặng vì nhiều người trở về đất liền để ăn Tết và thăm quê.
Báo Công Thương kể chuyện: Giá đang nhích dần từng ngày, hôm đầu tuần thịt lợn hơi là 43.000 đồng/kg, thì nay đã tăng lên 45.000 đồng, có chỗ còn bán được giá 48.000 đồng.
Mấy ngày qua,mặt hàng thịt lợn tại các chợ có chiều hướng tăng giá mạnh. Khảo sát của người viết tại mội số chợ truyền thống và chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội cho thấy các mặt hàng thịt lợn đều tăng giá từ 20 – 30% so với thời điểm giá ở những tháng trước đó. Cụ thể, thịt ba chỉ có giá từ 80.000 -90.000 đồng/kg; thịt nạc vai giá từ 90 – 100.000 đồng/kg, chân giò có giá từ 80 – 100 nghìn đồng/kg, sườn non 90- 100.000 đồng/kg...
Bản tin VnExpress kể chuyện tâm linh: Nhiều người tin vào quan niệm đến 'vay' ở đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh) thì công việc kinh doanh sẽ thuận lợi, may mắn.
Ngôi đền Bà Chúa Kho ở làng Cô Mễ, xã Vũ Ninh, Bắc Ninh nổi tiếng từ lâu vì nhiều người tin Bà Chúa Kho ban cho người đến đây vốn liếng, sự thành công trong việc làm ăn. Người hành hương chủ yếu là dân kinh doanh, buôn bán. Thời điểm cận Tết và tháng Giêng Âm lịch, người dân cung tiến mâm lễ chất đầy vàng mã với quan niệm “đầu năm đi vay, cuối năm trả nợ”.
Tạp Chí Tài Chánh kể chuyện hàng dỏm, hàng nhái: nguồn cung thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới là vấn đề không đáng lo ngại. Tuy nhiên, mối lo nhất phải kể tới là nếu không kiểm soát chặt, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ dễ bề hoành hành.
Vừa qua, Tổng cục Quản lý thị trường và lực lượng quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra tình hình vi phạm hàng giả, hàng nhái tại 4 cửa hàng trên địa bàn Hà Nội là phố Hàng Đào, Hàng Dầu, Hàng Buồm đã phát hiện nhiều hàng thực phẩm thiếu hóa đơn, chứng từ, nhãn hiệu không rõ nguồn gốc.
Nhiều loại bánh kẹo, bánh mứt, các loại hạt, hoa quả sấy… không rõ nguồn gốc xuất xứ được buôn bán và tiêu thụ tràn lan tại các chợ.
Gửi ý kiến của bạn