Hôm nay,  

Chiến Tranh và Mậu Dịch

7/26/201700:00:00(View: 9859)

...Trung Quốc đang gây ra nhiều vấn đề về an ninh cho Hoa Kỳ...

Dư luận quốc tế theo dõi quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vì e sợ mâu thuẫn ngoại thương có thể dẫn tới trận chiến mậu dịch giữa hai nền kinh tế dẫn đầu thế giới với hậu quả sẽ lan rộng tới các thị trường khác. Hôm Thứ Tư 19 vừa qua tại thủ đô Hoa Kỳ, hội nghị kinh tế cấp cao giữa hai nước lâm vào bế tắc nên người ta càng lo ngại kịch bản đó. Mục Diễn đàn Kinh tế sẽ nhìn sâu xa hơn để tìm hiểu vì sao….

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa trong tiết mục Diễn đàn Kinh tế tuần này. Thưa quý thính giả, vào đầu Tháng Tư tại thượng đỉnh ở Mar-a-Lago giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc, đôi bên đưa ra kỳ hạn 100 ngày để giải tỏa mâu thuẫn về mậu dịch giữa hai nền kinh tế dẫn đầu thế giới ở hai bờ Thái Bình Dương. Kỳ hạn này đã hết vào giữa tháng này mà không đạt kết quả đáng kể ngoài việc Trung Quốc cho nhập khẩu thịt bò của Mỹ và bán gà của Tầu vào Hoa Kỳ. Sau đó, người ta theo dõi kỳ họp kinh tế đầu tiên trong khuôn khổ gọi là Đối tác Chiến lược giữa hai nước. Tuần qua, từ Bắc Kinh, Phó Thủ tướng Uông Dương đã qua họp với hai Tổng trưởng Ngân khố và Thương mại của Hoa Kỳ mà không có tới một thông cáo chung nà hế. Giới quan sát cho rằng mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế giữa hai quốc gia đang thành trầm trọng hơn và thậm chí có thể dẫn tới xung đột mậu dịch với hậu quả bất lợi cho các thị trường khác trên thế giới. Thưa ông Nghĩa, ông nhận định ra sao về chuyện này?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Là Ủy viên Bộ Chính Trị, ông Uông Dương nổi tiếng là có tinh thần cởi mở từ khi còn làm Bí thư Trùng Khánh rồi Bí thư Quảng Đông, vậy mà ông thất bại trong kỳ họp vừa qua, tới độ tránh tiếp xúc với truyền thông báo chí và đôi bên cũng chẳng có một tuyên bố chung như cô vừa trình bày. Ngược lại, Tổng trưởng Ngân Khố là Steve Mnuchin và Tổng trưởng Thương Mại là Wilbur Ross đều có những phát biểu khá gay gắt trước khi hủy bỏ cuộc họp báo. Quả nhiên là quan hệ kinh tế giữa hai nước đã tới hồi căng thẳng.

Nguyên Lam: Ông giải thích thế nào về tình trạng đó khi nhiều người cho là Nội các và Ban tham mưu của Tổng thống Hoa Kỳ có nhiều doanh gia như chính ông Donald Trump nên sẽ dễ thỏa hiệp với Trung Quốc trong tinh thần của các con buôn?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi trộm nghĩ là truyền thông báo chí nhận định sai. Về mối quan hệ với Trung Cộng, lý luận sai là Donald Trump chỉ là con buôn nên sẽ vì quyền lợi kinh tế mà thỏa hiệp với Bắc Kinh. Sự thật là Chính quyền Trump không nhượng bộ Bắc Kinh về kinh tế nên phiên họp tuần qua mới tan vỡ, sau khi phía Hoa Kỳ đưa ra nhiều đòi hỏi cụ thể, như về ngành thép mà chúng ta nên thấy rằng chỉ là tiểu tiết của một màn nói thách. Thứ hai, ít ai chú ý là từ Tháng Tư cho đến gần đây ông Trump nhiều lần giàng vấn đề an ninh vào quan hệ mậu dịch với các nước. Nghịch lý ở đây là Hoa Kỳ có động thái toàn diện y hệt lãnh đạo Bắc Kinh, tức là coi kinh tế chỉ là một phần của quan hệ chiến lược bao gồm cả an ninh.

- Thứ ba, người ta cũng nhận định sai khi tưởng Chính quyền Trump đang lui về chủ trương tự cô lập để bảo vệ quyền lợi của Mỹ mà không còn lý gì đến các mâu thuẫn quốc tế. Thật ra, Hoa Kỳ đang can thiệp vào nhiều nơi, từ Trung Đông, Trung Á, đến Đông Âu. Riêng tại Châu Á, thì Hoa Kỳ đòi bảo vệ quyền tự do hàng hải trên vùng biển Đông Nam Á và kín đáo yểm trợ Philippines, Malaysia và Indonesia trong việc giải trừ khủng bố nên làm Bắc Kinh khó chịu. Sau cùng, người ta sở dĩ lầm vì cứ tưởng kế hoạch võ khí hạch tâm của Bắc Hàn khiến Chính quyền Trump cần tới sự can thiệp hay can gián của Trung Quốc mà bỏ qua mâu thuẫn kinh tế và an ninh với Bắc Kinh tại khu vực Đông Nam Á. Có lẽ chúng ta nên nhìn lại toàn bộ vấn đề.

Nguyên Lam: Thưa ông, chúng ta nên nhìn lại như thế nào?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trước hết là về tình hình căng thẳng do sự khiêu khích của Bắc Hàn và thái độ Bắc Kinh. Người ta không thấy Bắc Kinh can gián Bắc Hàn mà còn cùng Liên bang Nga kín đáo giải vây kinh tế cho chế độ hung đồ tại Bình Nhưỡng. Lãnh đạo Trung Quốc có thể nghĩ khác. Họ e ngại sự sụp đổ của chế độ Bắc Hàn nên đang lặng lẽ tăng cường hiện diện về quân sự tại vùng biên giới giữa hai nước, nhưng lại cũng muốn giăng bẫy Hoa Kỳ. Nếu Mỹ không phản ứng mạnh với Bắc Hàn vì sợ nguy cơ chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên và Đông Bắc Á thì sẽ mang tiếng khiếp nhược trước sự cứng rắn của Bắc Kinh. Nếu Hoa Kỳ có thái độ dữ dội với Bình Nhưỡng thì lại gây rủi ro chiến tranh và lãnh tội hung hăng trong khi Bắc Kinh tỏ ra là đang cố mưu tìm giải pháp ngoại giao trong khu vực. Khi lâm vào cảnh ngộ khó xử như vậy thì Chính quyền Hoa Kỳ không thể nhượng bộ Bắc Kinh về kinh tế mà còn dùng đòn bẩy mậu dịch để gây sức ép. Thành thử kinh tế cũng là một phần của bài toán an ninh mà thôi. Nhìn như vậy thì các nước Đông Nam Á cũng rơi vào thế kẹt nếu cứ muốn làm ăn với Bắc Kinh mà lại cần đến sự yểm trợ quân sự và sức bảo vệ của Hoa Kỳ.

Nguyên Lam: Trở lại hồ sơ kinh tế đơn thuần thì thưa ông, mâu thuẫn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc gồm có những gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trước hết, quan hệ kinh tế giữa các nước với nhau mới chỉ thật sự theo quy luật tự do với tối thiểu hạn chế từ mấy chục năm thôi, chứ nó không hoàn toàn lý tưởng như người ta thường nghĩ. Thứ hai, trong mấy chục năm đó, cụ thể là từ sau Thế Chiến II và trong 40 năm chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ đã dùng quyền lợi kinh tế để có thêm đồng minh, nên yểm trợ các nước với cái giá phải trả là bị nhập siêu ngày một nặng hơn. Trong khi đó thì nước nào cũng có biện pháp bảo hộ mậu dịch chứ không hoàn toàn giải phóng ngoại thương như họ vẫn nói, kể cả trường hợp Nhật Bản hay Đức và lộ liễu nhất chính là trường hợp của Trung Quốc với các tập đoàn kinh tế nhà nước vẫn được đảng chặt chẽ bảo vệ. Không phải là ngẫu nhiên mà Hoa Kỳ chưa công nhận quy chế kinh tế thị trường như Bắc Kinh yêu cầu. Thế rồi sau khi Liên bang Xô viết tan rã năm 1991 thì nhu cầu tìm kiếm đồng minh hết là ưu tiên của Hoa Kỳ nên nhiều nước kiếm lời nhờ làm ăn với Mỹ đã gặp khó khăn, điển hình là Nhật.

- Trong khi đó, tự do mậu dịch hay toàn cầu hóa như giải pháp lý tưởng thật ra cũng có mặt trái bên trong từng nước, là nếu nhiều thành phần có lợi thì nhiều thành phần khác lại vất vả vì bị cạnh tranh kịch liệt hơn, hoặc bị đào thải, công nhân mất việc, lợi tức sa sút. Tình trạng ấy xảy ra cho nước Mỹ từ lâu và kết tụ thành một vấn đề lớn khiến ông Donald Trump đắc cử Tổng thống vào năm ngoái. Ông thắng cử nhờ huy động thành phần bị thiệt hại vì tự do mậu dịch và đưa ra lập luận có vẻ bảo hộ mậu dịch nhưng sự thật lại chẳng đơn giản như vậy.

Nguyên Lam: Thưa ông, nếu sự thật lại không đơn giản như vậy thì đấy là gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trên bề mặt, Chính quyền Donald Trump đòi thương thuyết lại những điều khoán bất lợi trong các hiệp ước thương mại đã ký kết, như Hiệp ước Tự do Thương mại Bắc Mỹ là NAFTA, hay Hiệp ước Song phương với Hàn Quốc. Trong thực tế thì vì quan hệ gắn bó đã phát triển từ lâu, một số tiểu bang hay thành phần có lợi nhờ các hiệp ước có khi lại bị thiệt khi Hoa Kỳ đòi xét lại, như tiểu bang Texas trong hồ sơ NAFTA với xứ Mexico, hay các tiểu bang Kentucky, Wisconsin và Florida trong luồng giao dịch với Âu Châu.

- Vì các tiểu bang trên đều ủng hộ ông Trump nên khối dân biểu nghị sĩ bên đảng Cộng Hòa cũng có thể gây trở ngại cho việc Hành pháp tái thương thuyết các hiệp ước. Một trường hợp cụ thể khác là Hoa Kỳ đả kích chiến lược sản xuất thừa rồi xuất khẩu thép của Trung Quốc làm ngành thép Mỹ bị thiệt hại mà vì thép là một sản phẩm chiến lược cho an ninh nên lý do an ninh thật ra có động lực chính trị là bảo vệ công nhân hay doanh nghiệp thép của Mỹ.

- Tuy nhiên, ngoài bản thân ông Trump thì Nội các và Ban tham mưu về kinh tế và thương mại của Chính quyền Trump lại dày kinh nghiệm trên doanh trường và biết rõ hai mặt lợi hại của tự do thương mại nên sẽ chẳng đơn giản đòi hỏi giải pháp bảo hộ mậu như nhiều người lo ngại. Ngoài ra, chúng ta đừng quên rằng luật lệ Hoa Kỳ còn cho Hành pháp nhiều quyền hạn về thương mại nếu an ninh quốc gia bị đe dọa, kể cả quyền áp đặt hạn ngạch xuất nhập khẩu hoặc dựng hàng rào quan thuế, nên Chính quyền Trump còn có thể kéo dài việc đàm phán với nhiều đòn phép mà chưa chắc Quốc hội đã có thể ngăn được.

Nguyên Lam: Ông vừa phân tích một khía cạnh rắc rối trong hệ thống luật lệ Hoa Kỳ, như các dân biểu nghị sĩ Cộng Hòa thấy tiểu bang của mình bị thiệt hại vì Hành pháp Cộng Hòa đòi xét lại các hiệp ước thương mại, nhưng chưa chắc là họ đã có thể ngăn được. Một cách cụ thể thì thưa ông chuyện đó là gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi lại phải nhắc lại rằng chính Tổ chức Thương mại Thế giới WTO cũng cho các nước thành viên được viện dẫn lý do an ninh quốc gia để đòi hỏi ngoại lệ trong hiệp ước tự do thương mại. Hoa Kỳ lại còn có đạo luật thương mại từ năm 1962 cho Hành pháp sử dụng quyền trả đũa. Vì vậy, Chính quyền Trump sẽ tận dụng những quyền hạn ấy không chỉ với Trung Quốc mà với mọi đối tác kinh tế khác. Nếu Quốc hội Mỹ muốn ngăn cản động thái ấy thì phải ban hành luật mới với đa số đủ cao để vượt qua quyền phủ quyết của Tổng thống. Với tâm lý quần chúng hiện nay tại Hoa Kỳ, chưa chắc là Quốc hội Mỹ đã thành công trong nỗ lực cản trở vì ta đừng quên rằng ngay từ năm ngoái đa số Dân Chủ lẫn nhiều giới chức dân cử bên Cộng Hòa đều chống Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương gọi là TPP, trước khi ông Trump đắc cử Tổng thống rồi rút khỏi Hiệp ước này. Vì vậy, đòn phép chống thép Tầu của Chính quyền Trump để bảo vệ an ninh quốc gia không chỉ thu hẹp vào Trung Quốc mà thôi.

Nguyên Lam: Như vậy, có lẽ thính giả của chúng ta hiểu ra vì sao Hoa Kỳ nhất quyết không nhượng bộ Trung Quốc khiến hội nghị vừa qua giữa hai nước đã gặp bế tắc. Thưa ông, kết luận sau cùng ở đây là gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi cho là Hoa Kỳ không lui về chủ trương tự cô lập mà còn ưu tiên quan tâm đến an ninh và lồng chuyện an ninh vào kinh tế. Vì Trung Quốc đang gây ra nhiều vấn đề về an ninh cho Hoa Kỳ, từ Đông Bắc Á xuống tới Đông Nam Á, nên sẽ được tận tình chiếu cố và mâu thuẫn mậu dịch sẽ chỉ tăng chứ không giảm. Mà vì kinh tế cũng là an ninh, các nước khác nên tự chuẩn bị cho nhiều đòn phép sắp tới về mậu dịch của Hoa Kỳ.

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin cảm tạ chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa về bài phân tích kỳ này.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ngài tự nhận trọn đời ngài chỉ là một nhà sư đơn giản, nhưng sóng gió tiền định đã đưa ngài vào ngôi vị Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 để gánh vác chức lãnh đạo cả đạo và đời cho dân tộc Tây Tạng từ khi ngài còn thơ ấu. Ngài từ những ngày mới lớn, miệt mài tu học theo lời Đức Phật dạy về hạnh từ bi và trí tuệ, nhưng từ khi chưa đủ tuổi thành niên đã chứng kiến khắp trời khói lửa chinh chiến để tới lúc phải đào thoát, vượt nhiều rặng núi Hy Mã Lạp Sơn để xin tỵ nạn tại Ấn Độ.
Zohran Mamdani tuyên bố tranh cử thị trưởng New York vào tháng 10/2024. Khi đó, phần lớn New York vẫn không biết đến vị lập pháp tiểu bang 33 tuổi này là ai. Ngày 1/7/2025, Zohran Mamdani chính thức đánh bại cựu Thống đốc Andrew Cuomo, chiến thắng vòng bầu cử sơ bộ cuộc tranh cử thị trưởng New York vào tháng 11/2025.
Tồn tại qua hơn hai thế kỷ, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ chưa bao giờ là một cánh cửa vô tri. Mỗi nhiệm kỳ Tòa để lại một dấu ấn ảnh hưởng đến đời sống người dân. Có nhiệm kỳ, Roe v. Wade1 mất hiệu lực, tòa cắt quyền phá thai khỏi tay người phụ nữ, coi như món nợ trả về từng tiểu bang, tự lo tự liệu. Có nhiệm kỳ, cánh cửa Affirmative Action2 sập lại, đám trẻ da màu nghèo khỏi cơ hội cầu tiến. Có nhiệm kỳ, Tòa thả lỏng súng đạn, cãi vã sân trường cũng đủ gây đổ máu3. Nhưng cũng đã có những nhiệm kỳ Tòa đứng thẳng lưng, bảo vệ người dân buộc Bạch Ốc Nixon phơi ra hồ sơ mật với Pentagon Papers
Nelson Mandela (1918-2013), quán quân Giải Nobel Hòa Bình năm 1993, nhà hoạt động chống chế độ phân biệt chủng tộc bị tù 27 năm, và là vị tổng thống người da đen đầu tiên được bầu trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên của nước Nam Phi vào năm 1994, đã từng nói rằng, “Giáo dục là vũ khí có sức mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới.” Hơn ai hết, Nelson Mandela là người không những hiểu rõ giá trị thực sự của nền giáo dục mà còn áp dụng kiến thức đó trong việc làm thay đổi đất nước và dân tộc Nam Phi của ông. Ông đã dẫn dắt Nam Phi từ một quốc gia ngập chìm trong bóng tối của thù hận, phân hóa và lạc hậu để vươn mình lên trong ánh sáng của đoàn kết, hòa bình và phát triển.
Hoa Kỳ đã tấn công Iran. Chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gợi ý rằng có thể trì hoãn bất kỳ hành động quân sự nào của Mỹ trong nhiều tuần, ông tuyên bố vào ngày 21/6 rằng máy bay Mỹ đã tấn công ba địa điểm hạt nhân của Iran, bao gồm cả cơ sở bị chôn sâu ở Fordow. Các quan chức Iran xác nhận rằng các cuộc không kích đã diễn ra. Mặc dù ông Trump khẳng định rằng các địa điểm này đã bị "xóa sổ", nhưng vẫn chưa rõ các cuộc tấn công đã gây ra thiệt hại gì.
Jena, Louisiana – một thị trấn 4.000 dân lọt thỏm giữa rừng thông – nơi bảng hiệu đầu làng ca ngợi đội bóng nữ vô địch của bang, nhưng cách đó chỉ ba dặm, sau hàng rào kẽm gai và lời Kinh Thánh treo lủng lẳng, là Trại Giam ICE đồ sộ - do GEO Group điều hành. Nơi đây hiện giam giữ hơn 1000 người – phần lớn chưa từng bị kết tội hình sự, nhiều người chỉ là dân đang xin tị nạn hợp pháp, số còn lại chưa kịp hiểu vì sao mình bị bắt...
Tại sao Trump lại vội vàng ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và chính sách mới như vậy?AI: Có hai lý do.Đầu tiên, tổng thống vội vàng vì nếu có bất kỳ điều gì sai trái xảy ra vào đầu nhiệm kỳ, ông có thể đổ lỗi cho chính quyền trước và nhà nước (những người làm việc cho ông). Nếu để lâu, những điều sai trái sẽ là trách nhiệm của ông, và Trump không thích chịu trách nhiệm.Thứ hai, ông biết trong hai năm nữa, đảng Cộng hòa sẽ mất quyền kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử quốc hội và ông sẽ trở thành què quặt. Ông cần phải hoàn thành mọi việc ngay bây giờ. Ông muốn tập trung vào các doanh nghiệp của mình trong hai năm cuối nhiệm kỳ tổng thống,
Bao dung – một từ nghe thật thanh thoát. Âm tiết của nó cũng thật bình dị, thốt ra từ thanh quản nhẹ nhàng không cần uốn nắn, như cỏ mọc từ đất, như mưa từ trời. Vậy mà ngày nay, trong một xã hội đứng đầu thế giới về tự do, về quyền con người, hai từ “bao dung” bỗng dưng khó tìm. Chính trong tháng Sáu này, tháng gọi là Pride Month, những câu chuyện thương tâm về cộng đồng LGBTQ+ bị chìm trong bóng tối. Có lẽ trong sáu tháng qua, nước Mỹ có quá nhiều những phát ngôn, biến cố, thay đổi mà đối với truyền thông, đó là điều cần phải nói, và nói mỗi ngày. Hoặc cũng có lẽ, trong một chính quyền đang nỗ lực bác bỏ DEI, đóng chặt cửa với di dân, thì truyền thông cũng không dám đào sâu về những gì thuộc về cộng đồng yếu thế. Cho dù, đó là một án mạng lấy đi cuộc sống một con người, hoặc chấm dứt những nguyên tắc vốn đã được nhìn nhận hàng thập kỷ.
“Nơi nào người ta bắt đầu đốt sách, nơi đó người ta rồi cũng sẽ thiêu người.”— Heinrich Heine. Câu nói nổi tiếng từ thế kỷ XIX của thi sĩ Heinrich Heine, tưởng chỉ là tiếng vọng u ám của bóng ma lịch sử nhưng hôm nay, giữa thế kỷ XXI, lời cảnh báo ấy lại trở nên rúng động – ngay trên đất nước từng được xem là ngọn hải đăng của tự do học thuật. Oái oăm thay, những dấu hiệu đầu tiên của bóng tối không phát xuất từ một chế độ độc tài phương Đông, mà từ chính nước Mỹ – xứ sở từng được xem là ngọn hải đăng của giáo dục tự do.
Donald Trump không đội vương miện, nhưng ông đã luyện được cách bắt cả một đảng chính trị quỳ gối. Và cũng như các ông vua cổ đại, ông không cần luật – ông chính là luật. Nếu Toà Tối cao chống đối, ông sẽ gọi đó là “phản quốc.” Nếu truyền thông phản biện, ông gọi đó là “tin giả.” Nếu có cuộc bầu cử mà ông thua, ông sẽ bảo đó là “gian lận.” Và nếu có ai dám nói điều gì khác, ông sẽ gửi quân đội tới – như ông đã làm ở Los Angeles, để dạy cho đám biểu tình “hỗn xược” ấy một bài học về dân chủ... bằng đạn cao su và lựu đạn cay.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.