Hôm nay,  

Các Loại Nhạc Cụ Của Người Êđê

25/02/201700:02:00(Xem: 8621)
Các Loại Nhạc Cụ Của Người Êđê
 
phan ni tấn

 

Nhạc cụ của người Êđê rất phong phú và đa dạng, luôn luôn gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt văn hóa của cộng đồng qua các tập tục, lễ hội truyền thống cũng như thế giới tâm linh của dân tộc họ. Phần lớn các nhạc cụ được cấu tạo bằng những vật liệu thô sơ, mộc mạc có sẵn trong thiên nhiên như lá, tre, nứa, vỏ bầu, gỗ, sừng. Ngoài ra còn có những nhạc cụ làm bằng đồng như Cồng, Chiêng (Goong Chinh), Chụp chõa (Hđang Hgơr), Thông linh (Ring Rơng), Trống (Hgơr) bằng gỗ và da trâu, đàn đá  ... Riêng trong khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ nêu lên vài nhạc cụ của người Êđê mà trước 1975 tôi đã từng mắt thấy, tai nghe, tay chạm qua mà thôi.
 

1. Kèn lá

Kèn lá là nhạc cụ thổi rất phổ biến trong cộng đồng dân tộc thiểu số. Muốn thổi thì bứt ngay một chiếc lá còn tươi trên cây xuống, gấp đôi theo sóng lá, cắt phần cuống là có chiếc kèn lá giản di, đơn sơ.
 

2. Sáo

Người Êđê gọi ống sáo là Đing. Sáo của dân tộc thiểu số có nhiều loại như sáo chull thổi giữa thân ống tre, sáo alá thổi ở gần đầu ống tre, sáo hol và sáo pi thì thổi ở đầu ống. Trong buôn Ea Pok, Ban Mê Thuột tôi chỉ thấy sáo pi mà thôi.

Sáo pi làm bằng ống nứa dài khoảng 30cm, đường kính 2cm. Cả hai đầu đều kín. Đầu thổi được vạt xéo góc khoảng 45 độ, đặt lưỡi gà bằng nứa mỏng hoặc lá cây.
 blank

3.Tù Và

Tù Và cùng họ với kèn t'nốt và kèn t'diếp, làm bằng sừng trâu, sừng bò rừng hoặc sừng sơn dương. Một đầu (lớn) sừng rỗng. Đầu nhọn cắt bớt để thổi. Tù Và chỉ có một âm duy nhất, dùng để tập trung hiệu lệnh, đánh dấu ngày lễ xuống đồng, cũng như dùng để đuổi muông thú.
 

4. Kèn Dinh Duk

Kèn gồm 13 ống tre nhỏ khoảng 1cm. Ống ngắn khoảng 15cm, ống dài khoảng 80cm. Các ống tre đều dùi thủng cả hai đầu, xếp chung thành một bó. Mỗi ống có âm thanh khác nhau. Ống dài có âm trầm, ống ngắn âm sắc.
 

5. Kèn Đinh Năm

Đinh Năm thuộc nhạc cụ thổi hơi của người Êđê. Năm theo tiếng Êđê có nghĩa là 6, nên Đing Năm gồm 6 ống trúc ngắn, dài, xếp thành 2 bè, mỗi bè 3 ống. Trên 6 thân trúc khoét các lỗ cao thấp để tạo thành âm thanh xong cắm một đầu vào trái bầu khô. Cuống trái bầu là đầu thổi.
 
blank

6. Đinh Tak Ta

Còn gọi là Kèn Bầu, làm từ một ống tre khoét ba lỗ, một đầu có lưỡi gà được gắn vào vỏ bầu. Âm thanh kèn bầu rất rộn rã nên thường được thổi vào buổi sáng sớm để đánh thức đồng bào trong buôn dậy lên rẫy.
 

7. Đinh Buôt

Còn gọi là Tiêu, là một loại sáo dọc làm bằng ống nứa, có 4 lỗ tạo thành 4 nốt khác nhau. Thổi ở đầu ống tre.
 

8. Khèn Mèo

Khèn Mèo chiếm một vị trí quan trong trong đời sống tinh thần của người M'nông. Họ thường sống dọc theo quốc lộ 21, 21 kép và quốc lộ 14. Vào khoảng tháng 8 năm 1966, có lần tôi theo Ba Má về Nha Trang nghỉ hè, xe qua khỏi Khánh Dương chừng 15km thì gặp một bản Mèo nằm ở phía đông nam sát quốc lộ 21, tôi chứng kiến một anh thanh niên M'nông đứng dựa gốc cây, hơi khum người say sưa thổi Khèn trông rất nghệ sĩ. Tìếng Khèn êm ả, du dương, trầm bổng, thắm thiết, nhè nhẹ như gió thoảng, nhưng có một ma lực quyến rũ, vang vọng và nồng nàn gợi lên bản sắc hoang sơ của núi rừng.

Cách cấu tạo Khèn trải qua nhiều giai đoạn rất công phu. Thân khèn làm bằng gỗ thông. Ống khèn làm bằng tre, gồm 6 ống lớn, nhỏ, dài, ngắn khác nhau, đặt song song trên thân khèn, trên mỗi ống đều có một lưỡi gà bằng đồng mài mỏng để tạo ra âm thanh trầm bổng. Lấp 6 ống khèn vào thân khèn. Các ống tre đều được quấn chặt bằng dây gai. 
 

9. Đàn T'rưng

Đàn T'rưng phát nguồn từ dàn đàn đá cổ xưa. Nhạc cụ này được tất cả các dân tộc miền Thượng sử dụng trong các hình thức sinh hoạt của đời sống. Đàn được làm bằng gỗ hoặc những ống nứa to, nhỏ, dài, ngắn khác nhau xếp theo thứ tự. Mỗi ống giữ nguyên một đầu mắt nứa; đầu kia vạt nhọn một góc. Tất cả các ống được buộc vào 2 sợi dây, xếp thành hàng ngang từ ống to, dài đến ống nhỏ, ngắn để tạo âm vực. Đàn T'rưng có từ 5 đến 18 ống xếp thành hàng trên giá đàn như chiếc võng. Dùng dùi gõ làm bằng 2 thanh gỗ hoặc khúc tre dài khoảng 20cm, phần đầu quấn vải gõ vào ống để tạo âm thanh êm tai hơn.
 
blank

10. Đàn B'rố

Đàn B'rố do người Êđê chế tạo bằng những vật liệu từ trái bầu khô, tre, nứa, dây dừa, mật ong. Trên ống lồ ô dài khoảng 100cm, đường kính khoảng 7cm, mặt trước gắn một thanh dài gồm 3, 4 phím lõm, có hai dây đàn bằng sơ dừa căng dọc theo thanh phím, mặt sau gắn một trái bầu khô và hai trục để lên dây đàn.

Trước 1975, tôi có ghé vô buôn Ea Tam ở cây số năm thăm anh Y Ngo Kdam được anh cho đàn thử cây đàn B'rố giản dị này. Đàn chỉ dành cho con trai. Vì khi đàn anh ta ở trần úp trái bầu khô vào bụng, khi úp khi hở để tăng cường độ và tạo độ rung của âm thanh.
 

11. Đàn Goong

Hồi nhỏ theo ba má tôi vô đồn điền ông Nicholas chơi vừa thấy cây đàn goong đặt ở góc nhà là tôi... hết hồn. Hình thù cây đàn trông thật... quái dị. Sau này lớn lên tôi có tìm hiểu sơ về các loại nhạc cụ của người miền cao thì được biết đàn goong được cấu tạo bằng ba vật liệu: ống nứa, vỏ trái bầu và dây sắt. Ống nứa bào láng làm thân đàn dài khoảng 60cm, đường kính 3cm. Phía trên thân nứa được dùi 11 lỗ, cắm 11 trục bằng gỗ để lên dây. Phía dưới gắn một trái bầu khô. Phần dưới cùng có các rãnh nhỏ để mắc dây.
 blank

12. Cồng chiêng

Đối với đồng bào thiểu số, cồng (Knah) chiêng (Ching) là linh hồn của sự sống, là phương tiện giao tiếp với thần linh. Nói chung cồng chiêng là linh cụ gắn liền với đời sống vật chất lẫn tinh thần của người miền sơn cước. Bất cứ lễ hội nào, từ lễ mừng lúa mới, lễ ăn cơm mới, lễ đâm trâu, lễ bỏ mả đến lễ Mnăm Thun cầu cho gia đình mạnh khoẻ và làm ăn thịnh vượng v.v... đều không thế thiếu tiếng cồng, tiếng chiêng. Trong trường ca Đam San của người Êđê nói về cồng chiêng rất uy nghi, hùng tráng và sôi động:
 

"Đánh những cái chiêng kêu nhất, những chiêng ấm nhất. Đánh cho chiêng lan ra khắp xứ. Đánh cho chiêng lan qua sàn, lan xuống dưới đất. Đánh cho vượt qua mái nhà vọng lên trời. Đánh cho khỉ trên cây cũng quên bám chặt vào cành đến ngã xuống đất. Đánh cho các âm hồn nghe cũng thôi làm hại người. Đánh cho chuột sóc cũng quên đào hang. Cho rắn cũng bò ra khỏi lỗ. Cho hươu nai phải đứng thinh mà nghe. Cho thỏ lắng tai không kịp ăn cỏ. Cho tất cả muôn vật chỉ còn có thể lắng tai mà nghe tiếng chiêng..."

Dàn cồng chiêng của người Thượng được Unesco công nhận là di sản văn hoá của thế giới.
 

 Hồi nhỏ cứ cuối tuần lũ trẻ chúng tôi thường rủ nhau ra sân banh đá banh. Nhà ba má tôi gần trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ, ra sân banh tôi thường đi ngang qua tiệm bán cồng chiêng trên đường Y Jut. Hồi đó trẻ con thường hay nghịch ngợm, hễ thấy cái chiêng nào đem phơi ngoài sân là chúng tôi lấy cây khỏ cho một cái rồi hè nhau bỏ chạy. Lớn lên tôi khá thắc mắc không biết các loại nhạc cụ miền núi này ở đâu mà người Thượng có. Vì tôi chưa từng thấy người Êđê đúc đồng bao giờ. Hỏi ông bạn Trung úy Y Julnié Ksor, ông cũng không biết, nhưng hỏi Cồng khác Chiêng ở chỗ nào thì ông giải thích rất rõ:

Cồng, chiêng là nhạc cụ dân tộc thuộc bộ gõ, hình tròn, làm bằng đồng thau. Cồng có cục u (hay núm) nhô lên ở chính giữa. Chiêng thì mặt phẳng, không núm.

Cồng chiêng được Unesco công nhận là di sản văn hóa của thế giới.

 




Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nelson Mandela (1918-2013), quán quân Giải Nobel Hòa Bình năm 1993, nhà hoạt động chống chế độ phân biệt chủng tộc bị tù 27 năm, và là vị tổng thống người da đen đầu tiên được bầu trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên của nước Nam Phi vào năm 1994, đã từng nói rằng, “Giáo dục là vũ khí có sức mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới.” Hơn ai hết, Nelson Mandela là người không những hiểu rõ giá trị thực sự của nền giáo dục mà còn áp dụng kiến thức đó trong việc làm thay đổi đất nước và dân tộc Nam Phi của ông. Ông đã dẫn dắt Nam Phi từ một quốc gia ngập chìm trong bóng tối của thù hận, phân hóa và lạc hậu để vươn mình lên trong ánh sáng của đoàn kết, hòa bình và phát triển.
Hoa Kỳ đã tấn công Iran. Chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gợi ý rằng có thể trì hoãn bất kỳ hành động quân sự nào của Mỹ trong nhiều tuần, ông tuyên bố vào ngày 21/6 rằng máy bay Mỹ đã tấn công ba địa điểm hạt nhân của Iran, bao gồm cả cơ sở bị chôn sâu ở Fordow. Các quan chức Iran xác nhận rằng các cuộc không kích đã diễn ra. Mặc dù ông Trump khẳng định rằng các địa điểm này đã bị "xóa sổ", nhưng vẫn chưa rõ các cuộc tấn công đã gây ra thiệt hại gì.
Jena, Louisiana – một thị trấn 4.000 dân lọt thỏm giữa rừng thông – nơi bảng hiệu đầu làng ca ngợi đội bóng nữ vô địch của bang, nhưng cách đó chỉ ba dặm, sau hàng rào kẽm gai và lời Kinh Thánh treo lủng lẳng, là Trại Giam ICE đồ sộ - do GEO Group điều hành. Nơi đây hiện giam giữ hơn 1000 người – phần lớn chưa từng bị kết tội hình sự, nhiều người chỉ là dân đang xin tị nạn hợp pháp, số còn lại chưa kịp hiểu vì sao mình bị bắt...
Tại sao Trump lại vội vàng ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và chính sách mới như vậy?AI: Có hai lý do.Đầu tiên, tổng thống vội vàng vì nếu có bất kỳ điều gì sai trái xảy ra vào đầu nhiệm kỳ, ông có thể đổ lỗi cho chính quyền trước và nhà nước (những người làm việc cho ông). Nếu để lâu, những điều sai trái sẽ là trách nhiệm của ông, và Trump không thích chịu trách nhiệm.Thứ hai, ông biết trong hai năm nữa, đảng Cộng hòa sẽ mất quyền kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử quốc hội và ông sẽ trở thành què quặt. Ông cần phải hoàn thành mọi việc ngay bây giờ. Ông muốn tập trung vào các doanh nghiệp của mình trong hai năm cuối nhiệm kỳ tổng thống,
Bao dung – một từ nghe thật thanh thoát. Âm tiết của nó cũng thật bình dị, thốt ra từ thanh quản nhẹ nhàng không cần uốn nắn, như cỏ mọc từ đất, như mưa từ trời. Vậy mà ngày nay, trong một xã hội đứng đầu thế giới về tự do, về quyền con người, hai từ “bao dung” bỗng dưng khó tìm. Chính trong tháng Sáu này, tháng gọi là Pride Month, những câu chuyện thương tâm về cộng đồng LGBTQ+ bị chìm trong bóng tối. Có lẽ trong sáu tháng qua, nước Mỹ có quá nhiều những phát ngôn, biến cố, thay đổi mà đối với truyền thông, đó là điều cần phải nói, và nói mỗi ngày. Hoặc cũng có lẽ, trong một chính quyền đang nỗ lực bác bỏ DEI, đóng chặt cửa với di dân, thì truyền thông cũng không dám đào sâu về những gì thuộc về cộng đồng yếu thế. Cho dù, đó là một án mạng lấy đi cuộc sống một con người, hoặc chấm dứt những nguyên tắc vốn đã được nhìn nhận hàng thập kỷ.
“Nơi nào người ta bắt đầu đốt sách, nơi đó người ta rồi cũng sẽ thiêu người.”— Heinrich Heine. Câu nói nổi tiếng từ thế kỷ XIX của thi sĩ Heinrich Heine, tưởng chỉ là tiếng vọng u ám của bóng ma lịch sử nhưng hôm nay, giữa thế kỷ XXI, lời cảnh báo ấy lại trở nên rúng động – ngay trên đất nước từng được xem là ngọn hải đăng của tự do học thuật. Oái oăm thay, những dấu hiệu đầu tiên của bóng tối không phát xuất từ một chế độ độc tài phương Đông, mà từ chính nước Mỹ – xứ sở từng được xem là ngọn hải đăng của giáo dục tự do.
Donald Trump không đội vương miện, nhưng ông đã luyện được cách bắt cả một đảng chính trị quỳ gối. Và cũng như các ông vua cổ đại, ông không cần luật – ông chính là luật. Nếu Toà Tối cao chống đối, ông sẽ gọi đó là “phản quốc.” Nếu truyền thông phản biện, ông gọi đó là “tin giả.” Nếu có cuộc bầu cử mà ông thua, ông sẽ bảo đó là “gian lận.” Và nếu có ai dám nói điều gì khác, ông sẽ gửi quân đội tới – như ông đã làm ở Los Angeles, để dạy cho đám biểu tình “hỗn xược” ấy một bài học về dân chủ... bằng đạn cao su và lựu đạn cay.
Ryanne Mena là một nhà báo đưa tin về tội phạm và an toàn công cộng cho Southern California News Group. Thứ Sáu, 6/6, ngày đầu tiên diễn ra cuộc biểu tình phản đối chính sách nhập cư của chính quyền Trump, chống lại các cuộc bố ráp của Cảnh Sát Di Trú (ICE), Mena đã có mặt ngay trên đường phố Los Angeles, bên ngoài Trung tâm giam giữ Metropolitan,L.A. Tại đây, cô bị trúng đạn hơi cay ở đùi bên trái Ngày kế tiếp, nữ phóng viên này bị trúng đạn cao su của các đặc vụ liên bang bắn vào đầu, bên phải, cách tai của cô chỉ khoảng 1 inch. Những tấm ảnh Mena và các đồng nghiệp khác bị thương lan tỏa khắp Instagram, Twitter.
Giữa lúc Tòa Bạch Ốc đang tìm mọi cách cứu vớt mối quan hệ Trump-Musk thì các cựu quan chức an ninh y tế cho biết chính quyền Trump hủy bỏ $766 triệu trong các hợp đồng nghiên cứu phát triển vaccine mRNA để chống lại các loại đại dịch cúm. Với họ, đây là đòn giáng mới nhất vào quốc phòng quốc gia. Họ cảnh báo rằng Hoa Kỳ có thể phải nhờ đến lòng trắc ẩn của các quốc gia khác trong đại dịch tiếp theo. ABC News dẫn lời Beth Cameron, cố vấn cao cấp của Trung tâm Đại dịch thuộc Brown University Pandemic Center, và là cựu giám đốc Hội đồng an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc, cho biết: “Các hành động của chính quyền đang làm suy yếu khả năng phòng ngừa của chúng ta đối với các mối đe dọa sinh học. Việc hủy bỏ khoản đầu tư này là một tín hiệu cho thấy chúng ta đang thay đổi lập trường về công tác chuẩn bị ứng phó với đại dịch. Và điều đó không tốt cho người dân Mỹ.”
Ăn mặc đẹp là nói về thời trang. Lịch sử “thời trang cao cấp” thuộc về truyền thống của Pháp: Haute couture từ thế kỷ 17. Đến thế kỷ 19, ngành thời trang cao cấp đã phát triển thành một phương tiện kích thích tăng trưởng trong nền kinh tế Pháp. Trong thời gian này, các nhà tạo mốt như Dior, Chanel và Balenciaga đã được thành lập. Tuy nhiên, vào thế kỷ 20, ngành thời trang cao cấp ở Pháp đã mất đi phần lớn sự huyền bí của mình và phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các thị trường quốc tế khác, đặc biệt là ở Ý và Hoa Kỳ. Sự thành công của bối cảnh thời trang quốc tế và tiềm năng lợi nhuận đã thu hút sự chú ý của các tập đoàn hàng xa xỉ, được tiên phong bởi ông trùm kinh doanh người Pháp và người sáng lập LVMH Bernard Arnault vào năm 1987. Ngày nay, các tập đoàn này vẫn tiếp tục duy trì hoạt động lịch sử của các nhà thời trang xa xỉ thông qua việc bổ nhiệm các giám đốc sáng tạo, những người diễn giải và chỉ đạo triết lý thiết kế của thương hiệu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.