KỲ NGOẠI HẦU CƯỜNG ĐỂ: NGUYỄN PHÚC ĐAN
(1882 - 1951)
Nguyễn Phúc Đan còn tên là Nguyễn Phúc Hồng Dân, là cháu đích tôn của Hoàng tử Cảnh, được phong tước hầu nên gọi là Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, còn biệt danh Nguyễn Trung Hưng (có ý trung hưng dòng họ Nguyễn đang suy sụp). Ông là nhà thơ phong phú và là người miệt mài chống Pháp.
Năm 1903, Phan Bội Châu đến gặp ông và ngỏ lời cứu nước. Ông khẳng khái: “Lâu nay tôi nuôi chí lớn đó, ngặt vì từ lúc Hồ Quí Châu và Nguyễn Thụ Nam là hai người tín cẩn của tôi mất. Tôi tìm chưa gặp người bàn bạc chuyện lớn ấy, nay các ông từ xa muôn dặm đến đây, lòng hào hiệp này, tôi xin vui lòng hy sinh tất cả mọi sự, để cùng các ông nằm gai nếm mật, nếu có thể báo đáp quốc ân trong muôn một, dầu tôi có phải tan thây, mất xác cũng vui”. (Châu và Nam mời Cường Để tiếp tục phong trào Cần vương để kháng chiến sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, nhưng họ qua đời). Phan Bội Châu tôn Cường Để làm Minh chủ phong trào Đông du.
Đầu năm 1906, Cường Để qua Nhật xin viện trợ vũ khí để chống Pháp, việc không thành, vào học trường Waseda ở Nhật, rồi cùng Phan Bội Châu vận động thanh niên Đông du; Pháp trao đổi quyền lợi với Nhật, Nhật trục xuất du học sinh Việt Nam.
Tại Việt Nam, những người đấu tranh cho độc lập dân tộc, hình thành phong trào Cường Để vào những năm 1940, gồm có: Thượng thư Bộ Lại Ngô Đình Diệm, bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ, bác sĩ Lê Toàn, Vũ Đình Di, kỹ sư Vũ Văn An.
Năm 1945, Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương, sau đấy không đưa Cường Để nắm quyền, nên phong trào này chấm dứt.
Năm 1912, ông trở về miền Nam Việt Nam, khuyến khích các lực lượng chống Pháp; sau đấy qua Âu Châu rồi trở lại sống ở Nhật, năm 1951 ông mất ở Tokyo.
Cảm phục: Kỳ Ngoại Hầu Cường Để
Cường Để, kiên cường lo núi sông!
Quê hương độc lập, thiết tha mong!
Bôn ba chống Pháp, luôn đôn đáo
Nhiệt huyết đấu tranh, tận tụy lòng!
Nguyễn Lộc Yên
Gửi ý kiến của bạn