Bạn,
Theo ghi nhận của các nhà nghiên cứu nhân văn, tại miền Tây Nam phần Việt Nam, từ rằm tháng Chạp, không khí Tết đã bắt đầu Người dân ở đây, dù đời sống luôn phải đối mặt với thiên tai, đón Tết vẫn giữ được truyền thống xưa. Tại vùng nước nổi đầu nguồn An Giang, Đồng Tháp, Long An... cũng như nhiều làng quê khác ở đồng bằng sông Cửu Long đều có những tập tục đã trở thành truyền thống. Phóng viên báo Nhân Dân ghi nhận toàn cảnh về Tết tại các làng quê miền Tây qua đoạn ký sự như sau.
Đón Tết, mọi nhà sửa sang sạch đẹp, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Bàn thờ gia tiên được trang hoàng chu đáo. Trên bàn thờ trang nghiêm luôn rực sáng với Đông bình, Tây quả, một mâm trái cây lớn gồm ngũ quả: Mãng cầu, nho, đu đủ, dừa, xoài... đĩa bánh, mứt,trà... cùng cành mai vàng . Rồi nhà khá giả, trang trí thêm tranh Tết, liễn đối, cặp dưa hấu to chưng hai bên bàn thờ. Ngoài ra, còn chưng những chậu hoa kiểng xinh xắn, sang trọng được đặt bên cội mai vàng sắc thắm nhằm chúc phúc cho gia đình được vận may, tạo không khí xuân thêm sinh động, ấm cúng.
Người dân vùng nước nổi còn chuẩn bị nguyên vật liệu để gói bánh tét, cùng với nồi thịt kho nước dừa hột vịt, dưa giá, hai món ăn không thể thiếu trong ba ngày Tết đối với những gia đình ở đồng bằng miền Nam , vì những ngày cuối năm là ngày họp mặt đoàn tụ con cháu đông vui sum vầy.Người dân ở đâycó truyền thống tốt đẹp là ba ngày xuân, thân nhân gia tộc quây quần bên nhau, nhắm chung trà, tách rượu, đĩa bánh mứt, mâm cơm gia đình, đồng thời cầu chúc nhau điều tốt lành, tận hưởng xuân mới vui vẻ hạnh phúc.Giao thừa nhà nào nhà nấy sáng choang đèn nhang. Cả nhà xúm nhau cúng vái tổ tiên, rồi đem bánh mứt xuống ăn, trẻ nhỏ mừng tuổi ông bà và được tặng bao lì xì.Sáng mồng một, ngày đầu năm, gia đình nào cũng thức dậy từ rất sớm, ăn vận chỉnh tề, tiếp tục thắp hương dâng cúng rồi đi lễ chùa, nhà thờ, đi xông đất nhà bà con.
Bạn,
Cũng theo ghi nhận của báo quốc nội , hai ngày đầu năm, đa số người dân đi thăm hỏi chúc Tết họ hàng nội, ngoại... đến mồng ba, đi chúc Tết thầy, cô giáo theo đạo lý dân tộc Việt Nam mà người dân đồng bằng miền Nam còn trân trọng giữ gìn: "Mồng một Tết cha, mồng hai Tết nhạc gia, mồng ba Tết thầy". Đặc điểm của dân vùng sông nước Nam phần khi đi thăm hỏi, chúc Tết bà con ở xa, nhà gần thì đi bộ, ở xa, đường sá khó khăn, họ xuất hành bằng xuồng máy theo thủy trình trên vùng sông nước Miền Tây.
Theo ghi nhận của các nhà nghiên cứu nhân văn, tại miền Tây Nam phần Việt Nam, từ rằm tháng Chạp, không khí Tết đã bắt đầu Người dân ở đây, dù đời sống luôn phải đối mặt với thiên tai, đón Tết vẫn giữ được truyền thống xưa. Tại vùng nước nổi đầu nguồn An Giang, Đồng Tháp, Long An... cũng như nhiều làng quê khác ở đồng bằng sông Cửu Long đều có những tập tục đã trở thành truyền thống. Phóng viên báo Nhân Dân ghi nhận toàn cảnh về Tết tại các làng quê miền Tây qua đoạn ký sự như sau.
Đón Tết, mọi nhà sửa sang sạch đẹp, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Bàn thờ gia tiên được trang hoàng chu đáo. Trên bàn thờ trang nghiêm luôn rực sáng với Đông bình, Tây quả, một mâm trái cây lớn gồm ngũ quả: Mãng cầu, nho, đu đủ, dừa, xoài... đĩa bánh, mứt,trà... cùng cành mai vàng . Rồi nhà khá giả, trang trí thêm tranh Tết, liễn đối, cặp dưa hấu to chưng hai bên bàn thờ. Ngoài ra, còn chưng những chậu hoa kiểng xinh xắn, sang trọng được đặt bên cội mai vàng sắc thắm nhằm chúc phúc cho gia đình được vận may, tạo không khí xuân thêm sinh động, ấm cúng.
Người dân vùng nước nổi còn chuẩn bị nguyên vật liệu để gói bánh tét, cùng với nồi thịt kho nước dừa hột vịt, dưa giá, hai món ăn không thể thiếu trong ba ngày Tết đối với những gia đình ở đồng bằng miền Nam , vì những ngày cuối năm là ngày họp mặt đoàn tụ con cháu đông vui sum vầy.Người dân ở đâycó truyền thống tốt đẹp là ba ngày xuân, thân nhân gia tộc quây quần bên nhau, nhắm chung trà, tách rượu, đĩa bánh mứt, mâm cơm gia đình, đồng thời cầu chúc nhau điều tốt lành, tận hưởng xuân mới vui vẻ hạnh phúc.Giao thừa nhà nào nhà nấy sáng choang đèn nhang. Cả nhà xúm nhau cúng vái tổ tiên, rồi đem bánh mứt xuống ăn, trẻ nhỏ mừng tuổi ông bà và được tặng bao lì xì.Sáng mồng một, ngày đầu năm, gia đình nào cũng thức dậy từ rất sớm, ăn vận chỉnh tề, tiếp tục thắp hương dâng cúng rồi đi lễ chùa, nhà thờ, đi xông đất nhà bà con.
Bạn,
Cũng theo ghi nhận của báo quốc nội , hai ngày đầu năm, đa số người dân đi thăm hỏi chúc Tết họ hàng nội, ngoại... đến mồng ba, đi chúc Tết thầy, cô giáo theo đạo lý dân tộc Việt Nam mà người dân đồng bằng miền Nam còn trân trọng giữ gìn: "Mồng một Tết cha, mồng hai Tết nhạc gia, mồng ba Tết thầy". Đặc điểm của dân vùng sông nước Nam phần khi đi thăm hỏi, chúc Tết bà con ở xa, nhà gần thì đi bộ, ở xa, đường sá khó khăn, họ xuất hành bằng xuồng máy theo thủy trình trên vùng sông nước Miền Tây.
Gửi ý kiến của bạn