Hôm nay,  

Tết Ở Vùng Quê Miền Tây

09/02/200500:00:00(Xem: 5348)
Bạn,
Theo ghi nhận của các nhà nghiên cứu nhân văn, tại miền Tây Nam phần Việt Nam, từ rằm tháng Chạp, không khí Tết đã bắt đầu Người dân ở đây, dù đời sống luôn phải đối mặt với thiên tai, đón Tết vẫn giữ được truyền thống xưa. Tại vùng nước nổi đầu nguồn An Giang, Đồng Tháp, Long An... cũng như nhiều làng quê khác ở đồng bằng sông Cửu Long đều có những tập tục đã trở thành truyền thống. Phóng viên báo Nhân Dân ghi nhận toàn cảnh về Tết tại các làng quê miền Tây qua đoạn ký sự như sau.
Đón Tết, mọi nhà sửa sang sạch đẹp, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Bàn thờ gia tiên được trang hoàng chu đáo. Trên bàn thờ trang nghiêm luôn rực sáng với Đông bình, Tây quả, một mâm trái cây lớn gồm ngũ quả: Mãng cầu, nho, đu đủ, dừa, xoài... đĩa bánh, mứt,trà... cùng cành mai vàng . Rồi nhà khá giả, trang trí thêm tranh Tết, liễn đối, cặp dưa hấu to chưng hai bên bàn thờ. Ngoài ra, còn chưng những chậu hoa kiểng xinh xắn, sang trọng được đặt bên cội mai vàng sắc thắm nhằm chúc phúc cho gia đình được vận may, tạo không khí xuân thêm sinh động, ấm cúng.

Người dân vùng nước nổi còn chuẩn bị nguyên vật liệu để gói bánh tét, cùng với nồi thịt kho nước dừa hột vịt, dưa giá, hai món ăn không thể thiếu trong ba ngày Tết đối với những gia đình ở đồng bằng miền Nam , vì những ngày cuối năm là ngày họp mặt đoàn tụ con cháu đông vui sum vầy.Người dân ở đâycó truyền thống tốt đẹp là ba ngày xuân, thân nhân gia tộc quây quần bên nhau, nhắm chung trà, tách rượu, đĩa bánh mứt, mâm cơm gia đình, đồng thời cầu chúc nhau điều tốt lành, tận hưởng xuân mới vui vẻ hạnh phúc.Giao thừa nhà nào nhà nấy sáng choang đèn nhang. Cả nhà xúm nhau cúng vái tổ tiên, rồi đem bánh mứt xuống ăn, trẻ nhỏ mừng tuổi ông bà và được tặng bao lì xì.Sáng mồng một, ngày đầu năm, gia đình nào cũng thức dậy từ rất sớm, ăn vận chỉnh tề, tiếp tục thắp hương dâng cúng rồi đi lễ chùa, nhà thờ, đi xông đất nhà bà con.
Bạn,
Cũng theo ghi nhận của báo quốc nội , hai ngày đầu năm, đa số người dân đi thăm hỏi chúc Tết họ hàng nội, ngoại... đến mồng ba, đi chúc Tết thầy, cô giáo theo đạo lý dân tộc Việt Nam mà người dân đồng bằng miền Nam còn trân trọng giữ gìn: "Mồng một Tết cha, mồng hai Tết nhạc gia, mồng ba Tết thầy". Đặc điểm của dân vùng sông nước Nam phần khi đi thăm hỏi, chúc Tết bà con ở xa, nhà gần thì đi bộ, ở xa, đường sá khó khăn, họ xuất hành bằng xuồng máy theo thủy trình trên vùng sông nước Miền Tây.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.