Nguyên Khai 2016 (Ảnh Ngọc Ánh)
Phiếm luận: Nguyễn Văn Sâm
Tôi biết rất ít về nghệ thuật hội họa, sự thưởng thức chỉ ở độ nhìn thấy và cảm ứng như phần đông người bình thường chẳng có bao nhiêu kiến thức về bô môn nầy. Trước đây vào thập niên 60 các kỳ triển lãm tranh của những hoạ sĩ thu ộc nhóm Sáng Tạo, tôi v ẫn thường đi xem nhưng không bao giờ lên tiếng. biết gì thâm sâu bên trong bức tranh, bên cạnh màu sắc và ở giữa đường nét mà nói. Tuy nhiên lòng quí trọng những tác phẩm cũng như việc làm của giới họa sĩ không bao giờ giảm trong tôi. Thập niên 70 mê tranh trong nhóm Họa Sĩ Trẻ. Ngày nay những họa sĩ hiện đại khi có triển lãm tôi phần nhiều đều tham dự. Nếu họ chưa triển lãm mà thỉnh thoảng đưa lên Internet bức tranh nào thì tôi cũng trân trọng như mình được thưởng thức tranh thiệt. Sự say mê đó cũng đáng cho mình và cho con người nghệ thuật của họa sĩ, tôi thường nghĩ như vậy khi lái xe hai tiếng đồng hồ đến phòng tiễn lãm. Lần nào ra về cũng vui vui…
(NKhai_Thiếu Nữ)
Và chúa Nhật rồi June 12, đã đến thăm phòng triễn lãm tranh của họa sĩ Nguyên Khai trong tinh thần nầy. Bỏ qua không khí ồn ào vui nhộn với những lời bình luận và cỗ võ của phòng coi đá banh giải Euro 2016 gần đó, tôi bước vào căn phòng tranh tỉnh mịch, với vài chục bức tranh lớn treo đầy ba mặt của căn phòng sinh hoạt Việt Báo mà cảm thấy một chút xót xa cho người Việt Nam làm nghệ thuật ở xứ nầy.
Họa sĩ Nguyên Khai, người bạn đồng tuế mấy năm nay không gặp. Họa sĩ vẫn dáng cao gầy như ngày nào, tánh ít nói như xưa, không nhận ra tôi, phải xưng danh mới nhớ. Trò chuyện thân thiết về quan niệm làm tranh bây giờ của mình. Anh mời tôi một ly rượu chát đỏ khi c ùng nhắc tới v ài b ạn b è ng ày tr ư ớc, cũng ở c ăn phòng nầy, chúng tôi những người yêu nghệ thuật hội họa uống chia vui với họa sĩ Lê Tài Điển đến từ Paris. Hôm ấy người văn nghệ đến ủng hộ người ở xa hơi nhiều. Có Nguyễn Xuân Hoàng, có Kiều Chinh, Huỳnh Hữu Ủy, Trần Dạ Từ, Nhã Ca… và nhiều nhiều nữa, bây giờ trong số đó đã có một người ra đi…
Phòng tranh vắng. Đằng góc kia, phu nhân cố thi sĩ Nguyên Sa đang xem bức tranh Hai Thiếu Nữ. Cạnh cửa vào TS Lê Bảo Xuyến đang ngắm nghía bức ‘Nước mắt Chiến Tranh ViệtNam’, những giọt màu long lanh như thật. Người xem thưa thớt, có lẽ là hôm chót của phòng tranh, mà cũng có thể là giờ cao điểm của Giải Euro 2016..Nguyên Khai kéo tôi tới bức họa rất l ạ khi tôi ngắm ngh ía những con vít, những con chip trong tranh anh. (NKhai_Nụ Cười Ca Diếp)
Anh nói mình lấy những cái chip trong máy Computer cũ, lấy những vật liệu trong máy TV hư, lấy cả cái nắp của một cái máy tỉa cỏ bằng tay từ đó anh tạo những cảnh nhà lầu, đô thị, trăng, nước. Tôi nhìn những con vít anh bắt vật liệu cụ thể vào khung v ải để tạo những hình ảnh trừu tượng mà thán phục trí sáng tạo của họa sĩ. Tranh của anh có sự lồi lõm của vật liệu hiện đại nhưng vẫn còn là tranh. Nói khác đi là tranh sáng tạo của thời đại công nghiệp mà máy computer và điện thoại di động lên ngôi mang theo những phế cụ của nó. Tranh Nguyên Khai không phải là tượng, không phải là thứ trang trí ở nơi công cộng như những tượng điêu khắc làm bằng sắt, bằng đồng hay những thứ cồng kềnh khác đuợc dùng nhiều ở các công viên góc phố trong những đô thị l ớn, tranh Nguyên Khai là những thứ gì nho nhỏ nhưng mang sắc thái của thời đại điện tử diễn tả con người bị tù hãm trong thời đại nầy dầu có vùng vẫy bao nhiêu vẫn không thoát ra được, vẫn là thân phận bé nhỏ đối với sản phẩm vật chất của tiên tiến. Đó là sự sáng tạo can đãm của họa sĩ một thời đánh dấu bước đường nghệ thuật của mình bằng tranh Thiếu Nữ, tranh Ngựa , nét độc đáo rất đặc trưng của Nguyên Khai tr ư ớc đ ây
Anh tâm sự đại khái như là: ‘Tôi muốn nói thế giới bây giờ bị văn minh “chip” vây khổn.
Những tòa nhà cao chọc trời so với những con chip điện tử không khác, chỉ lớn nhỏ thôi. Và chúng làm mất cá nhân cụ thể đi. Con người sống trong đó quả là ngột ngạt, như mình bị bó rọ về thể xác lẫn tâm hồn. Và mình trở thành một thứ gì đó, không còn cụ thể, không còn cá tính, núp trong đám chip điện tử đó- những căn nhà chọc trời vô tình.’
Tuy vậy hướng sáng tác của Nguyên Khai cũng đượm dấu tâm hồn người Đông Phương. Có người con gái u buồn dưới vầng trăng to lớn sau lưng là bao nhiêu tòa nhà đồ sộ mang vẽ gì đó không thân thiện, vô cảm.
Bức tranh tôi gọi là ‘Nụ Cười Ca Diếp’ là sự thành công của tr ư ờng ph ái ấn tượng. Phải nhìn kỷ mới thấy sự hiền hòa và thanh thoát trong nụ cười đã hiểu đạo. Xem bức nầy tôi chợt nhớ đến bức họa ‘Cữu Bất Liễu’ của họa sĩ quá cố Nguyễn Đức Hiển ở Texas độ nào. Nhà sư trong tranh suy nghĩ về một công án thiền đã lâu mà vẫn chưa ngộ nên gương mặt mang đầy vẽ ngạc nhiên về mình, về đạo.
Bức ‘Quê Hương Trong Trí Nhớ’ Nguyên Khai nói rằng đó là thể hiện sự quan hoài về quê hương Việt Nam xa thẳm mà anh chợt thấy khi đi trên một vùng đất nào đó. New York chẳng hạn. Giữa những tòa nhà chọc trời, có ngôi giáo đường, họa sĩ biến giáo đường thành Nhà Thờ Đức Bà để thể hiện trí nhớ của mình về Quê Hương, quê hương ngàn trùng xa thẳm mà họa sĩ luôn mang trong tâm tư.
Những giọt nước mắt đau khổ vì chiến tranh VN ở mỗi giai đoạn cũng là họa phẩm độc đáo. Ta chỉ thấy những giọt nước mắt nhiều ít lăn theo thời gian tượng trưng bằng những mãng màu của từng giai đoạn chiến tranh. Tôi rờ trên những gịọt nước mắt nầy để nhớ đến những giọt nước mắt của bao nhiêu bà mẹ, bao nhiêu tuổi thơ đã bị cuộc chiến vừa qua phá hủy….
Tâm sự với tôi Nguyên Khai nói rằng mình còn may mắn làm nghệ thuật được vì không phải lo nhiều cho cơm áo gạo tiền. Cũng không lo âu cho sức khỏe vì tương đối ổn định dầu sắp bước sang những năm cuối của tuổi bảy mươi. Vậy là tốt rồi. chỉ tiếc là nghệ thuật thuần túy nghệ thuật có khuynh hướng nội tâm hay trường phái VN ở xứ nầy không bao nhiêu người thích. Vô kiểu nghệ thuật Tây Phương thì mình gốc VN không phải dễ bước vào vì bao nhiêu hành trang đã qua trong tâm hồn chẳng phải một lúc mà vất xuống. Thôi thì cứ cặm cuội làm theo sở thích.
Có lần sang Gen ève nhìn căn phòng khách chật hẹp của anh họa sĩ trẻ với giá vẽ nhỏ nhoi và những mảng màu dang dở mới thấy thương cho sự đam mê nghệ thuật mà thiếu không gian để bày tỏ khát khao ước vọng của mình.
Chia tay Nguyên Khai tôi nghĩ đến những người gọi là họa sĩ ở VN ngày nay, không cần tìm tòi, chẳng cần sáng tạo. Họ cứ coi theo tác phẩm nào người Tây phương ưa thích thì mô phỏng theo- thường là mô phỏng theo chính tác phẩm của mình theo kiểu “họa sĩ đồ” vẽ đi vẽ lại một mẫu hàng, công việc này quá dễ dàng mà đem lại nhiều lợi nhuận.
Và như vậy thì nghệ thuật ở đâu? Sự tìm tòi sáng tạo ở đâu? Buồn thay những cây cọ cây bút trong thời @ , tác phẩm tạo dựng bằng cả tấm lòng, mày mò cặm cụi cả đời so với thế giới thực không bằng một cái click trên bàn phím khô khan.
Nguyễn văn Sâm