Hôm nay,  

Ước Vọng Bay Tan

14/06/201619:03:00(Xem: 4091)

            Ước vọng bay tan khiến cho

con người yếu đuối đau khổ

nhưng làm cho một số người lớn mạnh hơn.

 

Thời gian là tiếng nói xác thực nhứt

về từng hành vi của mỗi người.


 

         nguyen van sam 01Bìa quyển thơ Lục Vân Tiên bằng chữ Nôm


ƯỚC VỌNG BAY TAN

và  NGUYỄN VĂN SÂM

           

B

ốn chƯớc Vọng Bay Tan bỗng đẩy tôi vụt nhớ về cuối thập niên 1990. Thuở đó tuy đã ra khỏi nhà tù, nhưng chưa thoát vòng quản chế nên tôi thường như chiếc bóng. Dù vậy, tôi lại gặp được Hoàng Tấn rồi gặp lại Nguyễn Văn Sâm — do Hoàng Tấn ở cùng khu Thanh Đa và Nguyễn Văn Sâm từ Mỹ về thăm Sài Gòn vẫn còn nhớ một cái tên xưa cũ. Điều tình cờ là chính một cuốn sách của Nguyễn Văn Sâm cuối thập niên 1960 đã giúp tôi biết rõ hơn về Hoàng Tấn, một cây bút trong hàng ngũ kháng Pháp lớn hơn tôi ngoài mười tuổi. Cũng từ cuốn sách của Nguyễn Văn Sâm, tôi biết Hoàng Tấn từng là bạn thân của một nhà thơ miền Nam kháng chiến mà tôi ngưỡng mộ là Vũ Anh Khanh…

Những buổi chiều gặp gỡ hiếm hoi, Hoàng Tấn hay kéo tôi ra bãi cỏ bên bờ sông Thanh Đa ngồi lặng bên nhau. Hoàng Tấn đã qua ngưỡng cửa thất tuần nên chỉ đôi lúc nhắc vài mẩu chuyện xa vời rồi lặng lẽ nhìn khói thuốc bay.

Riêng tôi với thói quen đã có sau mười mấy năm sống qua các nhà tù nên trở thành biếng nói. Tuy vậy, tôi có thể hiểu tâm tư người bạn già chỉ qua vài lời bâng quơ chẳng hạn “thằng Vũ Anh Khanh tính bơi qua sông Bến Hải trở về Nam nên mất mạng” hoặc “ông có dịp nào gặp gỡ trò chuyện với Xuân Vũ không?” và “vụ Tam Ích thắt cổ tự tử ra sao ...?”  Những lúc đó, tôi thường nhớ tới tựa đề một cuốn sách của Hoàng Tấn mà Nguyễn Văn Sâm từng nâng niu trân trọng cái ý nghĩa chứa đựng trong đó : Cứu Lấy Quê Hương!

Khi chúng tôi ngồi bên nhau, gần tròn nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày Hoàng Tấn cất lên lời kêu gọi đó. Chắc chắn đó là lời kêu gọi đã được không ít người hưởng ứng với trọn vẹn nhiệt tình hiến dâng cho đất nước, nhưng đó cũng chính là một tác động góp phần không nhỏ đưa đất nước vào ngõ cụt bi thương. Gần như tôi không trả lời dứt khoát câu hỏi nào của Hoàng Tấn vì luôn nghĩ anh chỉ đang tự hỏi với nỗi vò xé về chọn lựa đã có của chính bản thân. Hoàng Tấn không quên ước vọng đóng góp cho quê hương nhưng cũng không quên ước vọng đó đã bay tan theo gió vì con đường anh chọn lựa chỉ đẩy quê hương xuống đáy vực oan khiên.

Mấy năm sau,  khi đã trở thành di dân tị nạn trên vùng đất mới, tôi nhận được một lá thư cho biết Hoàng Tấn từng qua nhiều buổi chiều ngồi khóc với một bài viết của tôi. Tôi không biết gì về tương quan giữa Hoàng Tấn và Nguyễn Văn Sâm, nhưng tôi nghĩ Nguyễn Văn Sâm cũng mang cùng tâm tư của Hoàng Tấn, dù Nguyễn Văn Sâm không có cùng chọn lựa như Hoàng Tấn.

Điểm tương đồng là nỗi đau khó đè nén trước những ước vọng tốt lành cứ nối tiếp bay tan. Và, tôi nghĩ Nguyễn Văn Sâm cũng có thể rơi nước mắt khi viết những dòng chữ về các Ước Vọng Bay Tan

Tuy nhiên, chính nỗi đau này lại là điều mà hết thẩy những người còn lương tri đều cần đeo gánh và truyền rao, dù phải đeo gánh và truyền rao trong nước mắt. 

 

 

                                                   Virginia June 09, 2016

                                                    ˜ UYÊN THAO

  

 

 

 

 

 

 

ƯỚC VỌNG BAY TAN

Kịch thơ hai màn NGUYỄN VĂN SÂM

í

Trình diễn lần đầu tiên do các Cựu Học Sinh Trường Nữ Trung Học Tổng Hợp Sương Nguyệt Anh  ngày 02 tháng 07  năm 2016 tại Orange County, California, Mỹ quốc.

 

 

 

 

 

 

 

 

nguyen van sam 02Nguyễn Đình Chiểu do họa sĩ thực hiện dựa trên hình của con cháu cụ Đồ.


MÀN MỘT

 

 

v NHẠC…

Nhạc đệm không lời buồn buồn như sự trằn trọc của người không ngủ được trong đêm khuya.

Có thể là nhạc của những bài lý của cổ nhạc

 

v NHÂN VẬT CHÁNH Hai người phụ nữ :

–  SƯƠNG NGUYỆT ANH

Chừng 40 tuổi trang điểm thanh thoát, cao sang nhưng đơn giản, bộ quần áo rông trắng càng tốt.

–  NGUYỄN THỊ VINH

Con của nhân vật Sương Nguyệt Anh, độ 13, 14 tuổi.

Y phục bà ba màu nhã.

 

v NHÂN VẬT PHỤ  Tiếng Thời Gian, Kẻ xấu

 

        –  TIẾNG THỜI GIAN

         

Tiếng vọng trong hậu trường lúc bắt đầu

và chấm dứt vở kịch. Giọng Nam.

 

– KẺ XẤU

Nhân vật có tác dụng làm cho bản kịch

không quá nặng nề. Kẻ xấu không cần hiện diện, có thể là tiếng trong hậu trường nhưng giọng khác với giọng Tiếng Thời Gian.

(Trước khi mở màn)

 

 

TIẾNG THỜI GIAN :

 

(Trong hậu trường phát ra, giọng Nam)

 

Thời Gian có khả năng ghi lại những gì xảy ra trên mặt đất lúc hiện tượng xuất hiện

và phát ra lại bất kỳ lúc nào thời gian muốn.

Hiện tại ở đất nước trước kia con cháu nhà thơ

Nguyễn Đình Chiểu là nữ sĩ Sương Nguyệt Anh

sinh sống thì đương có cảnh

trên sông trên biển cá chết đầy tràn trắng nước:

Lềnh mặt nước cá lờ đờ hả họng,

Nổi dật dờ trên vải đủi đen thui.
Dòng sông đứng than trời như bọng:

         “Xót dân nghèo vớt cá chết nặng mùi.

Cảnh kẻ khó nghèo khổ phải sống ké nghĩa trang buồn

vì chẳng tạo được một túp liều dầu là rất nhỏ:

Ngày nô đùa chơi hú tim hú mọi,

Tối che sương dỗ giấc giữa tha ma.
Gái mới lớn trẻn trơ mời khách chọi,

Hình mộ bia nhăn mặt: “Cõi ta bà!

 

Thời Gian mời người-thời-nay nhìn lại người-thời-xưa Sương Nguyệt Anh với ước mơ giúp người dân đương bị mất Tự Do và mất cả những thứ thiêng liêng khác của con người sống trong một đất nước mà mình chẳng có quyền công dân….

 

 

 

 

 

 (Mở Màn)

 

 

v CẢNH

Cảnh đêm tối từ trong một nhà tranh nhìn ra,

cửa sổ có tấm liếp dựng lên hạ xuống được.

ngoài xa kia có ánh đèn lù mù chớp tắt, chớp tắt.

Có thể làm đẹp hơn nếu để cảnh một dòng sông

có chiếc thuyền nhỏ với ánh đèn lu lu.

Trong nhà có một cái bàn và hai ba cái ghế,

trên bàn có bộ bình trà và ly.

Hai bên sân khấu nghĩa là tường nhà có treo / dựng

hình cụ Nguyễn Đình Chiểu phóng lớn  

và đối diện là cái bìa quyển Lục Vân Tiên phóng lớn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

æ  SƯƠNG NGUYỆT ANH :

Ngồi trước bàn, ngó ra khán giả, ngâm thơ:

 

Trước đèn xem chuyện Tây Minh
             Gẫm cười hai chữ nhân tình éo le.

Ai ai lẵng lặng mà nghe,

Giữ răn việc trước lánh dè thân sau.

 

Đi qua đi lại lộ vẻ suy tư.

 

æ  NGUYỄN THỊ VINH:

Bước ra từ hậu trường trong tới gần người mẹ

Nhạc nền…

Mẹ! Nhẹ buông líp xuống mẹ nhe!

Đèn bảo sông đen ánh lập lòe.

Gợi lửa ma trơi vờn cổ mộ,

Gợi bóng âm hồn núp bụi tre.


 

 

 

 

 

æ SƯƠNG NGUYỆT ANH :

Người mẹ thả tấm líp xuống, đứa con vịn tay mẹ.

Con yêu! Mẹ thả líp giùm con,

Chuyện lửa ma trơi, chuyện âm hồn.

Người mẹ nâng cằm con lên, ngó thẳng vào mắt con

 

Chỉ có trong tâm người yếu đuối,

Đó lửa thuyền chài, lửa áo cơm!

Chỉ ra bên sông

Con yêu!

Nhạc

æ  NGUYỄN THỊ VINH

                  Mẹ yêu!

 

Nhạc...

Trong lúc trời đêm gió thổi lạnh.

Cơ hàn cóng róng áo mong manh.

Vảy chài kiếm sống trên xuồng nhỏ.

Con thấy nhói đau dạ bất bình!

æ  SƯƠNG NGUYỆT ANH

Xúc cảm xót thương người khổ nghèo

Là ánh thiên lương hướng nẻo theo.

Vô cảm vô tình không đáng sống,

Dầu ôm vàng bạc nhiều thiệt nhiều!

 

 

 

 

 

æ  NGUYỄN THỊ VINH:

Vâng!  Vâng! Mẹ nói đúng!  

Đi tới đi lui rồi chạy đến cửa sổ nhìn quanh.

Cúi đầu.

Lòng rười rượi, buồn trông xóm vắng,

Già cô đơn, cuộc sống quạnh hiu.

Thanh niên thiếu nữ đều yên lặng.

Cảnh trí tang thương, cảnh chợ chiều!

 

æ  SƯƠNG NGUYỆT ANH :

 

Trầm ngâm.

 

Con biết vì sao ra cớ sự?

Nước nhà đâu nữa nghĩa tự do.

Trên kia trị nước toàn giòi bọ,

Chí lớn ngang Trời cũng nằm co!

Nhạc rờn rợn, rập rình như trong phim kinh dị rồi

chuyển sang nhạc buồn có / không lời của tân nhạc

về cảnh về tang thương của quốc gia.

Thực dân nghiền nát bao thế hệ,

Hướng về sắc dục thỏa dâm mê.

Tạo người vô cảm cùng ích kỷ,

Giết chết dân ta với rượu chè.

Nhạc nền.

 

 

 

 

æ  NGUYỄN THỊ VINH :

Trăng sương lạnh nỉ non ngàn tiếng dế,

Đêm âu sầu đất nước nhuộm màu tang,

Chung quanh đây đau khổ lẫn điêu tàn

Con thông cảm nỗi bi thương của mẹ.

æ  SƯƠNG NGUYỆT ANH :

Quê hương nghèo đói cả nhân gian.

Nên thương…

æ  NGUYỄN THỊ VINH :

                                  bạc phận kiếp cơ hàn.

æ  SƯƠNG NGUYỆT ANH : 

     Nên thương ...

æ  NGUYỄN THỊ VINH :

                                 ánh lửa trên sông lạnh.

æ  SƯƠNG NGUYỆT ANH–NGUYỄN THỊ VINH:

 

Thấy cảnh nghèo, đau … biết xốn xang.

Nhạc…  Nhạc đệm như đêm đang trôi trong cảnh

buồn lê thê. Sương Nguyệt Anh tới bàn ngồi xuống,

rót nước. Đứa con đứng kế bên.

 

 

 

 

æ  SƯƠNG NGUYỆT ANH :

Lòng  ray rứt….  

æ  NGUYỄN THỊ VINH :             

                               Không ích gì đâu mẹ!

æ  SƯƠNG NGUYỆT ANH:    

     Phương cách nào?

æ  NGUYỄN THỊ VINH:

                                Nâng nhận thức người dân!

æ  NGUYỄN THỊ VINH :        

     Một tờ báo…

æ  SƯƠNG NGUYỆT ANH :  

                                Ý hay, con sáng lẽ!

æ  NGUYỄN THỊ VINH:

     Không bao lâu….

æ  SƯƠNG NGUYỆT ANH:                

                                       Đất nước sẽ canh tân!

Nhạc trầm trầm buồn buồn để chuyển sang cảnh đêm

khuya tịch mịch người mẹ vẫn tỉnh thức,

đứa con đã lộ vẻ buồn ngủ.

 

 

 

 

 

æ  SƯƠNG NGUYỆT ANH :  

Con đi ngủ, mẹ ngồi đây xí nữa,

Nghĩ tương lai, một tờ báo Nữ Chung.

Chuông phụ nữ gióng lên điều cần sửa,

Ngàn điều bàn ngoài tứ đức tam tùng…

 

Đứa con ra  tới chỗ có hình nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Xá xá thành khẩn...

Nhạc….

æ  NGUYỄN THỊ VINH :

Thưa ông Ngoại, chào ông, con đi ngủ,

Trong chiêm bao, từng chữ, đọc sách ông.

Đi sang chỗ hình bìa quyển sách Lục Vân Tiên,

tay rờ lên những chữ…

Con cố hiểu những điều ông ẩn dụ,

Sống làm người, trung hiếu, khắc sâu lòng.

Cúi đầu chào mẹ rồi đi vào hậu trường.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

æ  SƯƠNG NGUYỆT ANH :

 

Ngồi xuống bàn, rót nước uống, suy nghĩ…

Cầm ngôn luận ta hướng người cõi thiện,

Dạy nhân gian bỏ mắt trắng nhìn nhau.

Tờ báo đúng, vui thay tròn sở nguyện,

Tờ báo sai, ta biết, sẽ lòng đau.

Cầm ngôn luận ta đánh người tham nhũng,

Bọn tham ô bọn cậy thế cửa quyền.

Bút như gươm phát huy lòng anh dũng,

Ta chém phường mọt nước hại dân đen.   

 

Chống cằm, gục đầu xuống lưng chừng

 

Nhạc nền nhè nhẹ rồi tắt dần từ từ trong khi đèn cũng

từ từ tắt chuyển sang hoạt cảnh kế nếu sân khấu rộng.

Nếu không được điều kiện nầy thì cho âm thanh phát

ra từ hậu trường.

 

 

 

 

æ  KẺ XẤU:

 

Mỹ nữ ôi! Mỹ nữ ôi!

Ngửng mặt lên, chớ cúi đầu e thẹn,

Mở lòng hoa hòa điệp khúc yêu đương.

Mỗ tài đức, đại gia cùng bảnh tẻng,

Chung quanh đây vĩ đại có ai nhường!

æ  SƯƠNG NGUYỆT ANH :

 

Trung hiếu làm đầu trai kỷ cương,

Trau tria tiết hạnh xá chi phường,

Dòm giỏ đêm khuya nhà góa bụa,

Xứng danh ai Trạng Lợn trộm hoa tường!

Đứa con  từ trong hậu trường chạy ra, dáng

ngái ngủ, ôm mẹ, cả hai cùng cười lớn tiếng.

Đèn từ từ tắt.

Nhạc rền lớn như nhạc ở đoạn phim kinh dị.  

 

Màn hạ!

&


 

 

MÀN HAI

 

(Trước khi mở màn)

 

æ  TIẾNG THỜI GIAN :

 

Hai năm sau. 

 

Người nữ sĩ trở về nhà từ           sàigòn  với nhiều thất vọng và buồn bực

sau thời gian mấy tháng coi tờ báo Nữ Giới Chung

bị nhiều giới hạn về quyền đăng bài chọn bài ..

 

Ước vọng không thực hiện được,

Chung quanh mình dân vẫn nghèo và trí vẫn thấp như xưa.

Bà mang một mơ ước khác…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Mở màn)

 

v CẢNH

 

Cảnh căn nhà như cũ, có thể dịch cái bàn

cho khác với cảnh trước.

Tấm líp được giở lên.

Cảnh sông ở xa được thay bằng cây cối, tàu dừa..

Trong nhà, chỗ hình Cụ Đồ Chiểu

được thay bằng hình Sương Nguyệt Anh,

chỗ hình bìa quyển Lục Vân Tiên

được thay bằng hình một xấp vài trang

tờ báo Nữ Giới Chung.

Nhân vật như màn một

nhưng đã thay quần áo khác.

             Nhạc nền êm dịu.


 

 

 

æ NGUYỄN THỊ VINH :

 

Đọc sách:

Nguyệt Nga thưa việc tiền trình,

Kiều Công tưởng nỗi sự tình chẳng vui.

Nguyệt Nga dạ hãy ngùi ngùi,

Nghĩ đòi cơn lại sụt sùi đòi cơn.

Lao đao phận trẻ chi sờn…

Thấy mẹ về, buông sách xuống.

Chạy ra mừng với dáng hối hả lật đật.

 

Mẹ về! Mẹ về!

Thấy mẫu thân con mừng rơn hết lớn,

Bao ngày qua hằng bữa hóng mẹ yêu.     

Sáng tinh sương ngơ ngẩn tới xế chiều,

Không bóng mẹ con cô đơn dữ tợn.

Người mẹ  ôm con, vuốt tóc và cầm lên quyển sách,

lật lật từng tờ. Con nép đầu vào mẹ.

Nhạc nền.

 

Nhà trống vắng tạm quên bằng sách vở,

Ngâm truyện ông, con nay thuộc từng hàng,

Đọc báo mẹ, lòng con như bừng mở.

Biết bao điều ngày trước vẫn hoang mang! 

 

 

 

æ  SƯƠNG NGUYỆT ANH :

 Để sách xuống, dẫn con lại chỗ treo tờ báo Nữ Giới Chung, giở lên từng trang.

 

Con biết đó, mẹ lăn vào làng báo,

Nữ Giới Chung chuông gióng tiếng nữ quyền.

Nói tiếng Oán thay dân mình thấp miệng,

Rao lớn rằng Độc Lập chữ thiêng liêng.

æ  NGUYỄN THỊ VINH :

Ngó vô mẹ.

 

Nay mẹ về?

æ  SƯƠNG NGUYỆT ANH :

Buông tờ báo xuống, thở dài.

 

                        Họ viết láo triền miên!

æ  NGUYỄN THỊ VINH :

Nắm tay mẹ giụt giặt.

 

Mẹ thất vọng?

 

 

 

æ  SƯƠNG NGUYỆT ANH :

 

                 …. Không gì buồn hơn nữa!

Đi qua chỗ có hình mình, rờ rờ, mỉm cười buồn.

 

Mượn tay mẹ, họ viết muôn thứ chuyện,

æ  NGUYỄN THỊ VINH :

Mỉm cười, nắm hai vai mẹ.

 

Chắc đầy trời toàn nịnh nọt khó ưa?

æ  SƯƠNG NGUYỆT ANH :

Đi qua đi lại cúi đầu suy nghĩ.

 

 

Phải!

Đi qua một lần nữa tới tờ báo.

 

                             Phải!

Nhạc…

 

Chuyện đáng nói chẳng bao giờ được nói,

Nhiều xóm làng người nghèo đói trơ xương

Bao triệu dân, chỉ một nhúm nhỏ trường

Vô học thức, tơi tả dường tôi mọi!

Kẻ quyền thế trên cao ngồi vòi vọi,

Bợ Tây tà, câm miệng nhét túi thêm.

Mồm mép lắm nói những lời ngu muội,

Nêu chuyện lên, ‘chúng nịnh’ bảo chờ xem.

 

æ  NGUYỄN THỊ VINH :

Quyền chủ bút mẹ đâu không thử ném

Đưa tay vung quyết liệt

… chúng ra đường,  khỏi tờ báo Vì Dân.

æ  SƯƠNG NGUYỆT ANH :

Giọng lớn, vui.

Những kẻ xấu tội đồ xưa xử chém,

 

Giọng nhỏ, buồn, nói đứt khoảng.

Mẹ tố nhiều, chủ nhiệm xé, lần khân.

Mẹ chủ ý, cố tình đong đo tội,

Của Tây u, ăn-phọt, của dựa hơi.

Họ trói tay, bẻ bút, họ đập ngòi.

Tạo thất vọng, u hoài, im tiếng nói.

æ  NGUYỄN THỊ VINH :

Ai bẻ bút, đập ngòi, con không hiểu,

Kẻ bỏ tiền, kẻ điều khiển đường đi?

æ  SƯƠNG NGUYỆT ANH :

Gật đầu, cười.

 

Làm chủ bút, bung xung, bài tối thiểu,

Viết nhiều điều… quốc sự! Bị tình nghi!

Chuyện nhạy cảm, không nên, vùng tế nhị…

Mẹ tung hê, chức chủ bút, đáng gì!

 

 

 

æ  NGUYỄN THỊ VINH :

Con có mẹ, giờ đây, con thích chí,

Cười vui…

æ  SƯƠNG NGUYỆT ANH :

Giúp cho dân…

Đi đi lại lại, để một ngón tay trên trán.

Giúp cho dân…

æ  NGUYỄN THỊ VINH :                                     

                        … mở trường học thử xem!

æ  SƯƠNG NGUYỆT ANH :

Canh tân nước, không làm tròn đại chí,

Mở trường ư? Con gõ trúng nỗi niềm!

Hai mẹ con ôm nhau xoay vòng, cười.

æ  KẺ XẤU :

Tôi thẹn quá, xin kêu tưng bằng chị,

Tài thấp hèn, chí nhỏ, chịu làm em.

Với cháu bé, cậu thua xa ý chí,

Xin vái chào bái phục, vạn lời khen!

Ba người cúi đầu chào nhau thân thiện.

æ  SƯƠNG NGUYỆT ANH :

Nhật nhật tân, chí hướng quyết giữ bền,

Tạo dân trí mở mang cùng can đảm…

æ  BA NGƯỜI:

“Ta về cúi mặt đầu sương điểm

Nghe nặng từ tâm lượng đất trời

Cám ơn hoa đã vì ta nở.

Thế giới vui vì mọi lẻ loi” (Thơ Tô Thùy Yên)

Nhạc kết thúc, diễn viên cúi đầu chào thiệt lâu,

trong khi Tiếng Thời Gian vọng lại thì diễn viên đi

vào.

Màn hạ.

 

 

æ  TIẾNG THỜI GIAN : 

Tiếng Thời Gian xin nhắc lại với Người Thời Nay rằng

Điều ước mơ của bà Sương Nguyệt Anh, cũng như của biết bao nhà ái quốc ưu dân khác không hoàn thành, đất nước chưa đầy một thế kỷ sau còn tệ hại hơn:

Văn Hóa thì xuống cấp:

Sáng tiệc nhậu, trưa tối chiều nhậu, nhậu,
Vợ đâm chồng, con giết mẹ tỉnh queo.
Trai mười mấy dáng đi người bịnh hậu,
Trẻ lớp Năm đã biết khoái phì phèo.

Cảnh trường học thấy càng đau lòng:

Gái đánh nhau, xé quần bạn cùng lớp.
Thầy gạ trò vô nhà nghỉ kiểm bài.

Em nhỏ yếu chôm tiền đem cúng nộp,
Học điều hư, tốt nghiệp khỏi thày lay.

Bịnh viện công còn tệ hơn thế kỷ trước:

Nằm trở đầu hai bịnh nhơn giường hẹp,
Không phong bao vô hóa đối vô tâm.
Chết như rạ, phận nghèo hèn tôm tép,
Động lòng ai những tiếng khóc âm thầm!

                                                

 

Nhạc lớn để biểu lộ sự kinh dị rồi … nhỏ dần….

 

HẾT

 

Kịch thơ ngắn hai màn

 

ƯỚC VỌNG BAY TAN

của

NGUYỄN VĂN SÂM

 

viết xong cuối tháng 04 năm 2016

tại thành phố Victorville, CA, Hoa Kỳ.

              

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                                             


 

 nguyen van sam 03

 

Đọc ƯỚC VỌNG BAY TAN

của GS. NGUYỄN VĂN SÂM

˜ TRỊNH BÌNH AN

 

S

ương Nguyệt Anh — một cái tên vừa quen, vừa lạ đối với tôi. Quen, vì đã từng đạp xe qua đường Sương Nguyệt Anh, từng biết Sài Gòn có trường Nữ Trung Học Sương Nguyệt Anh, từng được dạy Sương Nguyệt Anh là con gái cụ Đồ Chiểu. Lạ, vì chẳng biết gì… hơn nữa. Nếu không được đọc Ước Vọng Bay Tan của giáo sư Nguyễn Văn Sâm có lẽ tôi sẽ chẳng bao giờ biết gì về thêm về người phụ nữ có tên Sương Nguyệt Anh.

Sương Nguyệt Anh (1864-1921) nhũ danh Nguyễn Thị Ngọc Khuê. Làu thông chữ Nho, chữ Nôm, chữ quốc ngữ, và biết cả tiếng Pháp. Có lần bà bị kẻ xấu toan làm nhục nhưng được ông Nguyễn Công Tính cứu thoát. Bà kết hôn với ông Tính và hạ sinh bé gái Nguyễn Thị Vinh. Nhưng ông Tính mất khi bà mới 30. Từ đó, bà ở vậy nuôi con. Có thể chữ Sương được thêm vào bút hiệu Nguyệt Anh để tỏ rõ tâm nguyện sống trọn đạo thủy chung.

Cuộc sống bất hạnh không dập tắt được ý chí của nữ sĩ.  Năm 1917, bà vận động sáng lập tờ tuần báo dành riêng cho phụ nữ — Tờ Nữ Giới Chung (Fémina Annamite) ra đời. Sương Nguyệt Anh làm chủ bút. Tờ báo đã được đón tiếp nồng nhiệt. Nhưng chỉ sau 22 số, khoảng 5 tháng, Nữ Giới Chung bị đình bản. Theo Thanh Việt Thanh, thực dân Pháp ra lệnh đóng cửa tờ báo vì “nhận thấy ảnh hưởng của Nữ Giới Chung ngày càng to lớn”.

Ngoài nhiều bài thơ chữ Hán và chữ Nôm, Sương Nguyệt Anh đã viết những bài tiểu luận bằng quốc ngữ với đề tài xã hội như: Thế Lực Người Đờn Bà • Nghĩa Nam Nữ Bình Quyền Là Gì? • Nghĩa Tiện Tặn • Cách Ăn Mặc Của Đờn Bà Nước Ta v.v…

Kiếm lâu trên Net vẫn không tìm ra các bài văn của nữ sĩ, tôi chỉ còn cách cầu cứu "Thày Sâm." Ông gởi ngay cho tôi những bài báo trong Nữ Giới Chung mà ông đã cẩn thận nhờ người gõ lại.

Nguyễn Văn Sâm quả không hổ danh là một nhà biên khảo tận tụy với nền văn học miền Nam.

Ước Vọng Bay Tan là một đoản kịch chỉ có hai nhân vật: mẹ và con gái. Tại sao quá ít diễn viên như thế? Theo tôi, đó là một gợi nhắc ý nhị vì vở kịch đã mô phỏng theo chuyên mục Cách Trí – Mẹ Con Nói Chuyện trên tờ Nữ Giới Chung. Trong mục này, người mẹ dạy đứa con những kiến thức khoa học đơn giản. Còn trong Ước Vọng Bay Tan, người mẹ trò chuyện êm ái nhưng vẫn bảo ban thâm trầm.

– Mẹ! Nhẹ buông liếp xuống mẹ nhe!

Đèn bão sông đen ánh lập lòe.

Gợi lửa ma trơi vờn cổ mộ,

Gợi bóng âm hồn ẩn bụi tre.

– Con yêu! Mẹ thả liếp giùm con

Chuyện lửa ma trơi, chuyện âm hồn.

Chỉ có trong tâm người yếu đuối

Đó lửa thuyền chài, lửa áo cơm!

Tuy vỏn vẹn tám câu thơ nhưng chất chứa những đức tính của Sương Nguyệt Anh: sự dịu dàng của người mẹ, sự hiểu biết của người thày, sự thông tuệ của người trí thức.

Bà giải thích cho con biết những ánh lửa bên sông chẳng có gì đáng sợ, thế nhưng, bà vẫn buông liếp xuống vì biết không nên bắt trẻ nhỏ phải chịu đựng những điều quá sức của nó.

Điều này phản ánh lời dạy nơi bài Nữ Tử Giáo Dục trong Nữ Giới Chung: “Và lại còn một đều cần nhứt nữa là phải để ngũ tạng của trẻ cho nhuần chớ nên ép gấp nó, dầu việc học cũng vậy…

Ngày nay, xã hội ta có rất nhiều phụ nữ đơn thân độ tuổi 40 và thành công trong xã hội, nhưng kiếm được người có tầm nhìn và tấm lòng như nữ sĩ vẫn còn quá hiếm hoi.

Con đi ngủ, mẹ ngồi đây xí nữa

Nghĩ tương lai, một tờ báo Nữ Chung.

Chuông phụ nữ gióng lên điều cần sửa

Ngàn điều bàn ngoài tứ đức, tam tùng…

Có đọc những bài xã luận của Sương Nguyệt Anh, mới thấy bà đã chọn con đường đi với sự sáng suốt đầy trí tuệ chứ không nhắm mắt nghe theo những giáo huấn cổ lỗ.

Trong kịch thơ, Nguyễn Văn Sâm nhắc nhở diễn viên đóng vai nữ sĩ cần ăn mặc giản dị. Chính bà cũng từng luận về điều này trong bài Nghĩa Tiện Tặn: “Lời rằng: Đang tiện tặng mà xa-xí dễ, đang xa-xí mà tiện tặng khó. Song tưởng khó là khó về đờn ông, chớ đờn bà ta thì cũng dễ chút. Là vì sao? Vì đờn ông còn đa mang những việc giao tế với xã hội, không lẽ đồng tiền coi lớn như cái bánh xe. Còn đờn bà, chỉ chuyên có một nghề, tề gia nội trợ, giúp chồng dạy con, quần nu áo vải, cũng chẳng ai cười mình là mẹ chiết. Cho nên tục ngữ cũng nói rằng: Cái nết đánh chết cái đẹp là sự thế!”

Ngay tờ Nữ Giới Chung số đầu tiên, Sương Nguyệt Anh đã đưa ra đường lối tờ báo là : Vun trồng gốc luân lý • Trau giồi lẽ biết thường • Gây dựng cuộc công thương • Liên lạc mối cảm tình.

Nữ sĩ quả là người rất tiến bộ vào thời đại thuở ấy.

Nhưng than ôi! Anh hùng không tạo được thời thế.

Cuối cùng, nữ sĩ đành rũ áo ra đi vì không chịu bẻ cong ngòi bút.

Làm chủ bút, bung xung, bài tối thiểu

Viết nhiều điều… quốc sự! Bị tình nghi!

Chuyện nhạy cảm, không nên, vùng tế nhị

Mẹ tung hê, chức chủ bút, đáng gì!

Kịch thơ Ước Vọng Bay Tan chấm dứt qua sự so sánh thời thực dân của Sương Nguyệt Anh với xã hội cộng sản ngày nay:

Nằm trở đầu hai bịnh nhơn giường hẹp

Không phong bao vô hóa đối vô tâm.

Chết như rạ, phận nghèo hèn tôm tép

Động lòng ai những tiếng khóc âm thầm!

Nếu bạn từng say mê những truyện ngắn Nguyễn Văn Sâm với những nam anh hùng kiến nghĩa bất vi vô dõng giả, thì với kịch thơ Nguyễn Văn Sâm bạn sẽ thích thú với vị nữ anh thư, người từng can đảm chiến đấu bằng tình yêu và trí tuệ Sương Nguyệt Anh.

Ước Vọng Bay Tan có thể được hiểu là những ước mơ của nữ sĩ đã bay cao nhưng rồi đành tan biến vào hư không? Cũng có thể là những ước mơ của hàng triệu người dân miền Nam về một Hòn Ngọc Viễn Đông nhưng giờ đây chỉ còn là vùng đất đầy tai ương?

Nhưng lẽ nào một vùng đất trù phú với những Đồ Chiểu, Sương Nguyệt Anh, Huỳnh Phú Sổ, Nguyễn Trung Trực, Petrus Ký lại có thể… tan rã!

Nếu “Thày Sâm” trích thơ Tô Thùy Yên, tôi cũng xin bày đặt làm theo, trích thơ Đức Thày Huỳnh Giáo Chủ trong bài Để Chơn Đất Bắc để thay lời kết:

Phong trần dày dạn gió sương

Chư bang ham báu hùng cường đua tranh.

Còn một cuộc chiếu manh giành xé

Khắp hoàn cầu ó ré một nơi.

Dòm xem châu ngọc chiều mơi

Sao đời không sớm tách rời cõi mê.

Uớc vọng dù không thành, nhưng Sương Nguyệt Anh đã tách rời cõi mê để tan vào hư không. 

Chỉ có chúng ta, quanh quẩn trong những ước mơ nhỏ hẹp, bao giờ chúng ta mới có thể bay, và, có thể tan?

                                          

 ˜  TRỊNH BÌNH AN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


ƯỚC VỌNG BAY TAN

 

In lần thứ nhất  400 quyển trên giấy tốt màu ngà.

Dùng để kính biếu:

 

Quan khách tham dự Đại Hội Cựu Học Sinh

Trường Nữ Trung Học Tổng Hợp Sương Nguyệt Anh

ngày 02 tháng 07 năm 2016

tại thành phố Orange County, CA, Hoa Kỳ.

 

Những người bạn yêu kịch thơ

ở  thủ đô Hoa Thịnh Đốn, ở Viện Việt Học CA.

Và những vị có yêu cầu.

 

Tác giả không giữ bản quyền.

Các Hội Đoàn không có tính cách thương mải

có thể in lại và trình diễn..

 

Liên lạc với tác giả:

samnguyen20002002@ yahoo.com

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.