Theo thông lệ sinh hoạt lập pháp, Liên Ủy ban,Ủy ban Chuyên môn hay Đặc biệt của Quốc hội là thuyết trình đoàn; các đề nghị được ưu tiên đưa vào nghị trình và có nhiều tín lực trước khoáng đại hội nghị. Vấn đề CS đàn áp tôn giáo vì thế sớm muộn gì cũng được đưa vào nghị trình của Quốc hội để mổ xẻ. Bây giờ còn sớm để tiên đoán Nghị quyết của Quốc hội ra sao.
Nhưng có điều chắc là CS Hà nội đang bị đặt vào thế hoàn toàn bị động. Cán lưỡi gì các nhà lập pháp trong Ủy ban cũng nắm cả. CS Hà nội cho quí vị lãnh đạo tôn giáo đang đấu tranh được uy ban của Quốc hội mời đi hay không" Cho đi cũng kẹt, không cho cũng kẹt về chánh trị cũng như về bang giao với Mỹ . Hậu quả nhãn tiền sẽ làø việc không phê chuẩn hay phê chuẩn có điều kiện Thương ước, cái phao cứu sinh mà CS đang chờ ttừng ngày.
Cho đi thì kẹt danh nghĩa. Là minh thị thừa nhận vai trò lãnh đạo tôn giáo của các vị ấy, điều mà CS làm đủ mọi cách để phủ nhận. Dàn dựng các giáo hội quốc doanh, giam lỏng các lãnh đạo tinh thần, mang tiếng đàn áp tôn giáo cũng vì mục đích phủ nhận này. Kẹt lớn hơn, ket thả hổ về rừng. Để cho các vị ấy đến Lãnh sự quán Mỹ trong vấn đề thông hành, tiếp xúc với các chánh khách, báo chí quốc tế và các phong trào chống Cộng hải ngoại; bao nhiêu là rắc rối. Làm sao bưng bít những cuộc khủng bố, bách hại, đàn áp tôn giáo lâu nay. Còn cho đi mà không cho về để cắt đứt quần chúng với lãnh tụ đấu tranh; lợi bất cập hại. Phản ứng quốc tế nhứt là của Mỹ sẽ không lường được. Lãnh tụ Pháp Luân Công có được về Trung quốc đâu mà biểu tình vẫn dài dài ở Bắc Kinh.
Nhưng không cho đi là tạo thêm bằng chứng tự buộc tội đàn áp tôn giáo và Ủûy ban có thêm chứng lý để tường trình Quốc hội. Cầm giữ quí vị ấy đâu có nghĩa là làm bặt tiếng nói của quí vị ấy được. Kỹ năng về kỹ thuật cao Tin học của người Việt hải ngoại đểà nối mạng viễn liên, nạn tham ô của Bưu chính Nhà nước CS đã từ lâu giúp tiếng nói và hình ảnh đấu tranh tôn giáo phổ biến đầy năm châu bốn biển rồi. Phương chi những nhà đấu tranh cho tự do tôn giáo, ai cũng có cơ quan đại diện ở Mỹ cả. Cấm quí vị ấy để bưng bít cuộc đấu tranh là không tưởng hay hoang tưởng và hết sức vô ích. Nhưng CS Hà nội phải làm, phải cấm để tự buộc thêm tội đàn áp tôn giáo và hành động thiếu văn minh trong ngoại giao. Cái bẫy chánh trị cao là thế. Vướn vào chỉ từ chết tới bị thương, khó mà gỡ.
Guồng máy cái Mỹ chuyển động; Quốc hội Mỹ bắt đầu ra tay yễm trợ cuộc đấu tranh tôn giáo đã xảy ra ở VN. Kể cũng hơi chậm. Nhưng dân chủ bản chất thường chậm hơn độc tài vì đòi hỏi sự đồng ý của đa số, trong khi độc tài chỉ cần một hay vài người muốân là được. Khi guồng máy dân chủ Mỹ chạy thì tổng lực sẽ có, toàn diện sẽ thành hình. Trong hai Thế Chiến 1 và 2, Mỹ tuyên bố tham chiến chậm chạp, sau cùng so với các đồng minh khác. Nhưng sau đó tàu hàng Mỹ được biến thành tàu chiến, phi cơ dân sự thành quân sư. Nữ công nhân thêm giờ ở hãng xưởng cho nam nhi tòng quân. Quốc hội hậu thuẩn cho Tổng thống để TổngTư lịnh Tối cao Quân lực dồn mọi ngày giờ, tâm trí yễm trơ tinh thần và vật chất cho những người con ưu tú của Tổ quốc đang chết sống bảo vệ lá cờ tượng trưng cho dân chủ, tự do. Và từ khi lập quốc, Đất nước này chưa hề thua một cuộc chiến tranh nào.
Kể cả Chiến tranh VN, Mỹ chỉ thua trận ( bataille), chớù không thua cuộc chiến ( guerre). Chiến tranh VN vẫn tiếp diễn từ khi rút nhân viên Đại sứ ra khỏi VN. Đánh bằng bao vây kinh tế, ngoại giao không kết quả lắm. Ngưng cấm vận, bình thường hoá ngoại giao để xâm nhập vào ôm thắt lưng đich mà cận chiến. Tình hình mới, chiến thuật mới. Pháo đài bay B52, súng trường M16, thiết vận xa M113 thay bằng đồng đô la mềm như dao lá liễu nhưng bén hơn Đồ long đao, chém sắt như chém bùn. Thay vì trực thăng vận trong chiến dịch Diều hâu, lùng diệt địch thì dùng giá trị dân chủ tựï do trừu tượng nhưng mạnh hơn bom nguyên tử cho tràn ngập lãnh thổ và tâm hồn địch, tạo Diễn tiến Hoà bình, thế lâm nguy cho chế độ CS.
Rút kinh nghiệm ï thất bại trận chiến trước đây, quan niệm "chiến tranh ủy nhiệm" được thay thế bằng "chiến tranh đồng nhiệm và yễm trợ". Phong trào đấu tranh tôn giáo là chủ lực của nhân dân Miền Nam, của trận chiến sau cùng thư hùng giữa tự do và độc tài, giữa chánh và tà . Mỹ chỉ là một đồng minh phối hợp và yễm trợ. Hai năm thử thách, các tôn giáo đã tỏ ra đứng vững trên đôi chân của mình. Và không còn lý do gì để Mỹ không liên kết với các tôn giáo hầu kết thúc tận gốc Chiến tranh VN. Đó là ý nghĩa những chuyển động dồn dập của Quốc hội Mỹ trong vấn đề tự do tôn giáo và nhân quyền của VN gần đây. Và các chuyể động tích cực ấy lại rất phù hơp với chanh quyền TT Bush, Cộng hòa vốân cứng rắn với CS và thiết tha với các giá trị cỗ truyền như tôn giáo, gia đình.