CLEVELAND (AP) - Ánh sáng mờ đi tại kịch trường Cleveland Play House, và các nghệ sĩ trên sân khấu đưa sinh khí vào các lá thư để lại nơi Bức Tường Tưởng Niệm Tử Sĩ Hoa Kỳ Chiến Trường VN.
Tiếng khóc giọng mũi đầu tiên từ khán giả tới vài phút sau đó. Chẳng bao lâu đám đông đã tạo ra một dàn âm thanh cho các diễn tiến trước mặt họ - một dàn hòa âm êm dịu của những tiếng khóc ghìm lại.
Vở kịch “Touch the Names: Letters to the Vietnam Veterans Memorial” (Sờ vào Các Tên: các Lá Thư Cho Bức Tường Tưởng Niệm) trình chiếu ngày 9.5 và sẽ diễn cho tới 11.6. Kịch được ca ngợi bởi các cựu chiến binh, những người nói rằng nó bắt được cảm xúc mà cuộc chiến đưa tới trong họ - đau đớn, tội lỗi, trung thành và yêu thương.
Vở kịch thực sự để tưởng niệm tất cả các nạn nhân của cuộc chiến - không chỉ cựu chiến binh - mặc dù lời của những người đã viếng thăm bức tường đá đen ở Washington với tên 58,000 tử sĩ Mỹ khắc trên đó.
Đồng soạn giả Randal Myler và Chic Street Man đã thực hiện một vở kịch khác tại Washington 4 năm trước, và lúc đó chợt nảy ra ý nghĩ về vở kịch “Touch the Names.”
Hai người tới thăm bức tường tưởng niệm VN trong một ngày nghỉ. Họ xúc động không chỉ vì sức mạnh của đài tưởng niệm nhưng còn bởi cách người viếng đáp ứng - nhìn vào các dòng chữ ghi tên tử sĩ, sờ vào đó, lấy giấy và bút chì cà vào - và bởi các vật lưu niệm họ để lại.
Họ hình dunh một vở kịch với các vật đó: thư và thiệp, một bản ultrasound cho bé sơ sinh, hình ảnh gia đình, hoa, bia, rượu mạnh, giầy trận, huy chương, một nhẫn cưới...
Myler được phép của Sở Công Viên Quốc Gia để thăm cao ốc tại Lanham, Md. nơi hàng ngàn vật lưu niệm cất ở đây. “Đó là một nhà kho khổng lồ và im lặng chết chóc,” ông nói. “Cảm giác kỳ dị nhất là sự im lặng.”
Myler sao lại nhiều lá thư. Đọc chúng, ông thấy “một sự tràn nhập, không chỉ là đau đớn, nhưng là của tình yêu thương. Nó chỉ cho tôi thấy vở kịch phải ra sao. Phải rất là, rất là đơn giản, và trực tiếp - và đừng tìm cách biên tập gì nữa. Tất cả mọi người đều được đón nhận tại bức tường.”
Myler cuối cùng chọn 58 thư cho vở kịch, đại diện nhiều điểm nhìn.
Có những lá thư từ mẹ và bạn gái gửi cho người lính nơi bức tường, và từ các chiến hữu bây giờ phải chiến đấu với đời sống hậu chiến (một cựu chiến binh thú nhận rằng ông không thích dẫn các con đi câu; ông nhìn thấy có máu nơi be tàu).
Có những tiếng nói khác nữa. Các nữ y tá quân đội bị ám ảnh vì những gì họ thấy. Các chiến binh làm hòa với những bộ đội Việt Cộng mà họ đã giết. Và cả những người Việt nữa.
Có cả một tiếng nói từ chính bức tường, trong hình thức một lá thư một chiến binh Mỹ gửi về nhà từ VN trước khi anh bị giết. Lá thư cho hướng dẫn cách mà những người sống sót nên nghĩ về các chiến binh.
“Hãy nhận lấy những gì họ đã để lại và những gì họ đã dạy cho bạn với cái chết của họ, và hãy giữ lấy nó với chính bạn,” lá thư viết. “Và trong thời gian đó khi có những người đàn ông quyết định và cảm thấy an toàn để gọi chuộc chiến này là điên dại, hãy giành ra một giây phút để ôm lấy những anh hùng dịu dàng mà bạn để lại phía sau.”
Trong vở kịch, Street Man, giám đốc âm nhạc của vở, ngồi chơi guitar trên sân khấu và hát những điệu dịu dàng làm khán giả qua các giâu phút xúc động căng thẳng. Vở kịch ngắn chỉ 75 phút.
Mọi người bước ra khỏi rạp. Và nước mắt lăn dài trên má.
Tiếng khóc giọng mũi đầu tiên từ khán giả tới vài phút sau đó. Chẳng bao lâu đám đông đã tạo ra một dàn âm thanh cho các diễn tiến trước mặt họ - một dàn hòa âm êm dịu của những tiếng khóc ghìm lại.
Vở kịch “Touch the Names: Letters to the Vietnam Veterans Memorial” (Sờ vào Các Tên: các Lá Thư Cho Bức Tường Tưởng Niệm) trình chiếu ngày 9.5 và sẽ diễn cho tới 11.6. Kịch được ca ngợi bởi các cựu chiến binh, những người nói rằng nó bắt được cảm xúc mà cuộc chiến đưa tới trong họ - đau đớn, tội lỗi, trung thành và yêu thương.
Vở kịch thực sự để tưởng niệm tất cả các nạn nhân của cuộc chiến - không chỉ cựu chiến binh - mặc dù lời của những người đã viếng thăm bức tường đá đen ở Washington với tên 58,000 tử sĩ Mỹ khắc trên đó.
Đồng soạn giả Randal Myler và Chic Street Man đã thực hiện một vở kịch khác tại Washington 4 năm trước, và lúc đó chợt nảy ra ý nghĩ về vở kịch “Touch the Names.”
Hai người tới thăm bức tường tưởng niệm VN trong một ngày nghỉ. Họ xúc động không chỉ vì sức mạnh của đài tưởng niệm nhưng còn bởi cách người viếng đáp ứng - nhìn vào các dòng chữ ghi tên tử sĩ, sờ vào đó, lấy giấy và bút chì cà vào - và bởi các vật lưu niệm họ để lại.
Họ hình dunh một vở kịch với các vật đó: thư và thiệp, một bản ultrasound cho bé sơ sinh, hình ảnh gia đình, hoa, bia, rượu mạnh, giầy trận, huy chương, một nhẫn cưới...
Myler được phép của Sở Công Viên Quốc Gia để thăm cao ốc tại Lanham, Md. nơi hàng ngàn vật lưu niệm cất ở đây. “Đó là một nhà kho khổng lồ và im lặng chết chóc,” ông nói. “Cảm giác kỳ dị nhất là sự im lặng.”
Myler sao lại nhiều lá thư. Đọc chúng, ông thấy “một sự tràn nhập, không chỉ là đau đớn, nhưng là của tình yêu thương. Nó chỉ cho tôi thấy vở kịch phải ra sao. Phải rất là, rất là đơn giản, và trực tiếp - và đừng tìm cách biên tập gì nữa. Tất cả mọi người đều được đón nhận tại bức tường.”
Myler cuối cùng chọn 58 thư cho vở kịch, đại diện nhiều điểm nhìn.
Có những lá thư từ mẹ và bạn gái gửi cho người lính nơi bức tường, và từ các chiến hữu bây giờ phải chiến đấu với đời sống hậu chiến (một cựu chiến binh thú nhận rằng ông không thích dẫn các con đi câu; ông nhìn thấy có máu nơi be tàu).
Có những tiếng nói khác nữa. Các nữ y tá quân đội bị ám ảnh vì những gì họ thấy. Các chiến binh làm hòa với những bộ đội Việt Cộng mà họ đã giết. Và cả những người Việt nữa.
Có cả một tiếng nói từ chính bức tường, trong hình thức một lá thư một chiến binh Mỹ gửi về nhà từ VN trước khi anh bị giết. Lá thư cho hướng dẫn cách mà những người sống sót nên nghĩ về các chiến binh.
“Hãy nhận lấy những gì họ đã để lại và những gì họ đã dạy cho bạn với cái chết của họ, và hãy giữ lấy nó với chính bạn,” lá thư viết. “Và trong thời gian đó khi có những người đàn ông quyết định và cảm thấy an toàn để gọi chuộc chiến này là điên dại, hãy giành ra một giây phút để ôm lấy những anh hùng dịu dàng mà bạn để lại phía sau.”
Trong vở kịch, Street Man, giám đốc âm nhạc của vở, ngồi chơi guitar trên sân khấu và hát những điệu dịu dàng làm khán giả qua các giâu phút xúc động căng thẳng. Vở kịch ngắn chỉ 75 phút.
Mọi người bước ra khỏi rạp. Và nước mắt lăn dài trên má.
Gửi ý kiến của bạn